Xử phạt những người tung tin giả 46 người quan hệ với người nhiễm HIV
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Những tấm lòng vàng 17.11.2022
Trên sân Pleiku, Công Phượng trải qua trận cầu giàu cảm xúc. Anh không ăn mừng khi sút tung lưới Phan Đình Vũ Hải, gỡ hòa 1-1 cho CLB Bình Phước. Trước đó, HAGL mở tỷ số nhờ cú đệm bóng trong vòng cấm của Dụng Quang Nho. Đến loạt đá luân lưu may rủi, cựu tiền đạo HAGL lãnh nhiệm vụ thực hiện cú đá đầu tiên và tiếp tục dứt điểm tung lưới đội bóng cũ. CLB Bình Phước cũng có lợi thế khi Châu Ngọc Quang thực hiện hỏng ngay sau đó. Nhưng trong ngày nhà vô địch AFF Cup 2024 Trần Trung Kiên thi đấu quá xuất sắc cản được 2 quả luân lưu, thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức chấp nhận kết thúc hành trình Cúp quốc gia ở vòng 16 đội.CLB Bình Phước sẽ không vui với kết quả trên, nhưng trận thua HAGL cũng sẽ cho đội bóng này nhiều bài học. Mùa này, Công Phượng đã có 6 bàn thắng, 1 kiến tạo, góp công lớn giúp CLB Bình Phước vẫn đang bám đuổi đội Ninh Bình trên bảng xếp hạng giải hạng nhất. Với tỷ lệ đóng góp bàn thắng lên đến gần 80%, Công Phượng vẫn là một cầu thủ quá quan trọng, xứng đáng trở thành chỗ dựa về chuyên môn lẫn tinh thần cho các cầu thủ CLB Bình Phước.Tuy nhiên, CLB Bình Phước lại đang phụ thuộc quá nhiều vào Công Phượng, có nghĩa là khi ngôi sao sáng nhất bị khóa chặt, đội bóng này không có phương án tấn công nào khác. Điều này được thể hiện rõ rệt trong trận gặp HAGL. Trước một hàng phòng ngự chơi quyết liệt, kỷ luật, với những trung vệ trẻ khỏe như Phạm Lý Đức, Dụng Quang Nho, Công Phượng không thể hiện được nhiều. Bàn thắng của cầu thủ này cũng chỉ đến sau khi thủ thành Vũ Hải mắc sai lầm. Tình trạng CLB Bình Phước bế tắc khi Công Phượng bế tắc cũng đã diễn ra nhiều lần ở mùa giải này.Bài toán phụ thuộc vào Công Phượng cần được HLV Anh Đức sớm giải quyết. Nếu không trong cuộc đua giành vé thăng hạng V-League mùa tới, họ rất có thể bị tụt lại phía sau. Bởi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là CLB Ninh Bình đang có rất nhiều ngòi nổ. Ngoài Hoàng Đức, HLV Nguyễn Việt Thắng còn có Mạch Ngọc Hà, Nguyễn Quốc Việt, Đinh Thanh Bình… sở hữu phong độ cao.Chất lượng đội hình CLB Bình Phước không quá thua kém đội Ninh Bình. Trên hàng công, họ vẫn có rất nhiều hảo thủ như Hồ Sỹ Giáp, Hồ Tuấn Tài, Lê Thanh Bình, Nguyễn Kiên Quyết. Đây đều là những cầu thủ đã có kinh nghiệm thi đấu tại V-League. Đáng chú ý, Thanh Bình là một tiền đạo rất có duyên ở giải hạng nhất, từng giúp CLB Bình Định, Khánh Hòa trở lại V-League. Tuy nhiên, đến lúc này HLV Anh Đức vẫn chưa thể chọn ra bộ khung ăn ý nhất để giúp khả năng tấn công của CLB Bình Phước được cải thiện. Ngoài Công Phượng, những cầu thủ kể trên gần như chưa để lại dấu ấn nào.Một đội bóng cạnh tranh chức vô địch cần có ngôi sao biết tỏa sáng đều đặn như Công Phượng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là có thêm nhiều cầu thủ biết thay ngôi sao đó tỏa sáng để tạo ra sự đa dạng, khiến đối thủ không thể bắt bài. Và CLB Bình Phước đang chưa có điều kiện đủ này. Bà Rịa-Vũng Tàu 1-1 Ninh Bình (luân lưu: 2-4)HAGL 1-1 Bình Phước (luân lưu: 4-3)CLB Hà Nội 0-0 Đồng Tháp (luân lưu: 3-4)
Snack Bento x Bia Saigon Chill: Cho vị giác chạm đến thăng hoa
Thực tế điều này không quá khó lý giải. Bởi dù sử dụng kết hợp hai loại động cơ, gồm một động cơ đốt trong và một mô-tơ điện giống như các dòng xe Hybrid. Tuy nhiên, kết cấu và cách vận hành của hệ thống truyền động trên Nissan Kicks lại khác biệt hoàn toàn khi các bánh xe được dẫn động 100% thông qua mô-tơ điện công suất cao. Còn động cơ đốt trong chỉ đóng vai trò "kép phụ", đơn thuần đảm nhận nhiệm vụ nạp điện cho pin và mô tơ điện. Chính vì vậy, Nissan Kicks e-Power sở hữu khả năng tăng tốc, sức mạnh tối ưu hơn so với xe hybrid, và thực tế không khác nhiều với những mẫu xe thuần điện.
Ngày 22.2, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Q.12 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Huy Hoàng (17 tuổi, ở H.Hóc Môn) về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo điều tra, thời điểm xảy ra vụ việc, nạn nhân là bé gái chỉ mới 12 tuổi.Trước đó, sáng 15.11.2024, ông T. (cha của bé gái) đến Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12) tố giác tội phạm, trình báo vụ việc con gái 12 tuổi bị hiếp dâm. Trình báo của ông T. cho biết khoảng tháng 11.2024, con gái ông có những dấu hiệu bất thường. Đỉnh điểm là ngày 14.11.2024, con ông tung cửa phòng chạy ra ngoài, la hét trong hoảng loạn, cầu cứu cha mẹ.Bé gái kể thông qua mạng xã hội có quen biết với Hoàng. Khoảng đầu tháng 11.2024, Hoàng nhiều lần ép bé gái vào khách sạn V.T 2 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12). Khi vào khách sạn, Hoàng dùng vũ lực đe dọa bé gái cởi đồ rồi Hoàng dùng điện thoại chụp ảnh và dùng tay sờ mò, xoa bóp các vùng nhạy cảm của bé gái. Những ngày sau đó, Hoàng dùng hình ảnh, clip nhạy cảm đe dọa, ép nạn nhân vào khách sạn quan hệ tình dục hoặc ép chụp ảnh khỏa thân gửi cho Hoàng.Nếu bé gái không nghe lời, Hoàng sẽ tung những hình ảnh, clip nhạy cảm của bé gái lên mạng xã hội.Đến khi hành vi bị phát hiện, Hoàng đã 3 - 4 lần đưa bé gái vào khách sạn nói trên để quan hệ tình dục. Hoàng còn đe dọa, khủng bố tinh thần làm nạn nhân khiếp sợ, có dấu hiệu bị trầm cảm, không dám đi học.Tiếp nhận tin báo, Công an Q.12 vào cuộc điều tra, truy xét Hoàng. Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.12 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Huy Hoàng về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
3 tháng không có nhà đầu tư nào đến Lâm Đồng
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.