Học hỏi cách phối đồ nhẹ nhàng, thanh lịch cùng Phương Khánh trong phong cách tối giản
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".Gần 860 ý kiến, đề xuất của trẻ em...
13 giờ chiều 18.1 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay Václav Havel Praha, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech. Nhiệt độ ngoài trời lúc này là 0 độ C.Việt Nam và Czech thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2.2.1950. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt gần 1,134 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Czech 958 triệu USD, nhập khẩu từ Czech đạt hơn 176 triệu USD.Theo Bộ Công thương, thương mại giữa hai nước những năm gần đây có tăng trưởng nhưng còn khiêm tốn so với tiềm năng. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Czech các mặt hàng như: cà phê, hạt tiêu, hoa quả tươi - khô, lạc, chè, gạo, cao su, hải sản, giày dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, linh kiện vi tính… Việt Nam nhập khẩu từ Czech hàng điện tử, máy móc, hóa chất, hàng may mặc, sợi dệt vải, hàng da, máy móc thiết bị, sữa và các sản phẩm từ sữa, dược phẩm, các sản phẩm cơ khí, chất dẻo, sản phẩm thủy tinh… Czech coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên về hợp tác kinh tế ngoài EU. Czech là một trong những quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).Đại sứ Cộng hòa Czech tại Việt Nam Hynek Kmonicek khẳng định, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý nghĩa rất quan trọng, diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech. Chuyến thăm không chỉ tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Chính phủ, mà còn góp phần củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, thu hút các khoản đầu tư lớn từ Czech vào Việt Nam.Hiện Czech đang triển khai dự án thành lập liên doanh sản xuất ô tô của Tập đoàn SKODA Auto với Tập đoàn Thành Công tại Quảng Ninh tổng trị giá 450 triệu USD (dự kiến đi vào hoạt động vào quý 1/2025). Ngoài ra, tập đoàn Seven Global Investment của Czech đang hoàn tất bổ sung các hồ sơ còn thiếu mua lại 51% cổ phần nhà máy điện than Mông Dương 2 tại Quảng Ninh. Việt Nam có 4 dự án đầu tư sang Czech với tổng số vốn 1,5 triệu USD.Cộng đồng người Việt Nam tại Czech hiện có gần 100.000 người và đã được Chính phủ Czech bổ sung đại diện người Czech gốc Việt vào Hội đồng Dân tộc thiểu số, qua đó công nhận sự tồn tại của người Czech gốc Việt là dân tộc thiểu số thứ 14.
Đoàn Văn Hậu truyền cảm hứng bóng đá đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 20.3, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam vừa công bố 41 thí sinh vào chung khảo Hoa hậu Việt Nam. Được lựa chọn từ 300 hồ sơ, các thí sinh sẽ cùng sống trong ngôi nhà chung của vòng chung khảo. Năm nay, ban tổ chức tiếp tục kiên định tiêu chí tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, không chấp nhận thí sinh đã can thiệp thẩm mỹ, đồng thời nhấn mạnh 4 giá trị cốt lõi: nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và cống hiến.Ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cho biết, 99% thí sinh vào chung khảo là sinh viên, tốt nghiệp đại học, trong đó đông đảo thí sinh đến từ các trường đại học lớn, danh giá. Độ tuổi trung bình của các thí sinh là 21,3 tuổi.Cũng theo ông Phùng Công Sưởng, kết quả nhân trắc học cho thấy vẻ đẹp hài hòa, nhiều chỉ số nổi bật cả về chiều cao chạm ngưỡng 1,8 m. Nhiều thí sinh có thể nói thành thạo 2 - 3 thứ tiếng, nhiều bạn có tài lẻ như hát, múa, thuyết trình…Ông Sưởng còn cho biết, việc phỏng vấn thí sinh bằng tiếng nước ngoài năm nay của Hoa hậu Việt Nam cũng đặc biệt. Trong thành phần ban giám khảo có một giảng viên đại học có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng, sẽ trực tiếp phỏng vấn các thí sinh. Một số hoa hậu cũng tham gia ban giám khảo như hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, hoa hậu Thanh Thủy. Nhà sản xuất Hương Giang Idol cho biết về 10 tập truyền hình thực tế của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Theo đó, có 3 phần nội dung của chương trình truyền hình thực tế này. Phần 1 dự kiến 4 tập có nội dung Khởi đầu rực rỡ. Đó là 41 bước tới ngôi nhà chung của 41 cô gái. "Các cô gái bước tới với 41 tấm bằng học sinh giỏi", Hương Giang Idol cho biết. Phần 2 giới thiệu đêm chung khảo tại Hà Nội. Phần 3 dự kiến 4 tập, tìm ra đại sứ. Đây là phần giới thiệu về các đại sứ của cuộc thi, về đất nước, con người Việt Nam, với sự giới thiệu của các thí sinh hoa hậu.Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về độ "thực tế" của chương trình thực tế này, Hương Giang Idol cho biết, chương trình sẽ có những cắt dựng để bảo đảm thời lượng lên sóng. Là một cuộc thi nhan sắc, chương trình cũng sẽ ưu tiên khoe ra cái đẹp. Tuy nhiên, việc cắt dựng vẫn hướng tới việc thực tế hơn nữa để công chúng biết được cuộc thi gắt gao của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam.Cũng theo Hương Giang Idol, sự kịch tính của một chương trình thực tế cũng sẽ không phá vỡ sự chỉn chu, uy tín của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. "Các hình ảnh đều được ban giám khảo thông qua. Cho nên, tính kịch tính quá mức để ảnh hưởng tới các bạn thí sinh chắc chắn sẽ không có", Hương Giang nói.Đêm chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 tới, hứa hẹn bùng nổ với các phần thi, chương trình nghệ thuật hiện đại, mãn nhãn.
Sáng 10.1, ở trận đấu trong khuôn khổ nhóm 3 bảng B vòng loại Duyên hải miền Trung giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, đội bóng ĐH Huế đã thắng đậm 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng.Trong đó, cầu thủ Diệp Dụng Bách (số 6) góp công với 2 siêu phẩm vào lưới đội bạn từ ngoài vòng cấm, giúp đội ĐH Huế giành vé vào vòng play-off với vị trí nhất nhóm 3.Đội bóng ĐH Huế nhập cuộc với thế trận áp đảo đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Ngay từ phút thứ 3 và 18, cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng (số 10) đã ghi 2 bàn thắng vào lưới đội bạn.Diệp Dụng Bách vào phút thứ 23 của trận đấu. Sau pha đón bóng từ đồng đội từ ngoài vòng cấm, cầu thủ số 6 đã tung cú sút căng vào góc xa của khung thành khiến thủ môn đội bạn không kịp trở tay.Phút thứ 54, Diệp Dụng Bách tiếp tục lập công giúp đội bóng ĐH Huế nâng tỷ số lên 4 - 0, cũng với bàn thắng sút xa từ ngoài vòng cấm, khoảng 20 m. Trả lời Thanh Niên sau trận đấu, Diệp Dụng Bách cho biết trong quá trình tập luyện, Bách thường xuyên thực hiện những cú sút xa vào khung thành. Nhập trận với tinh thần giành vé đi tiếp vào vòng play-off, sáng 10.1 Diệp Dụng Bách đã thi đấu với tinh thần cao nhất và tận dụng những cơ hội để làm bàn."Sút xa là sở trường của tôi. Lúc trên sân tập, tôi thường có những cú sút xa gây bất ngờ cho thủ môn. Diễn biến trận đấu hôm nay đúng với ý đồ của ban huấn luyện đội bóng cũng như sở trường của tôi", cầu thủ 19 tuổi đội bóng ĐH Huế nói.Diệp Dụng Bách hiện đang theo học tại khoa Giáo dục thể chất – ĐH Huế. Với tỉ số chung cuộc 5-0, ĐH Huế chính thức giành vé đi tiếp vào vòng play-off. "Tôi sẽ cùng với đồng đội thi đấu hết mình để giành chiếc vé vào chơi vòng chung kết", Bách nêu quyết tâm.Cùng góp công với cú đúp bàn thắng từ rất sớm vào lưới đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng (số 10) đội bóng ĐH Huế khẳng định sẽ tiếp tục thi đấu hết sức để cùng đồng đội vào TP.HCM đá vòng chung kết.
Top món ăn ít cholesterol, ngon miệng bỏ túi cho người đang ăn kiêng
Sáng 26.2, tại Malaysia diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM hẹp) dưới sự chủ trì của ngài Dato’ Seri Mohamed Khaled bin Nordin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự.Hội nghị ADMM hẹp đã thông qua tuyên bố chung chuyên đề của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong kênh quốc phòng.Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia Dato’ Seri Mohamed Khaled bin Nordin, nhấn mạnh trong thời đại thách thức an ninh ngày càng trở nên phức tạp và vượt qua biên giới quốc gia, sự đoàn kết của ASEAN và hợp tác khu vực vững chắc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. ASEAN đang đối mặt với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết. Do đó, việc tăng cường năng lực tập thể để ứng phó hiệu quả và chủ động với những thách thức này là điều tất yếu. Đồng thời, các chiến lược an ninh của ASEAN phải mang tính bền vững, tận dụng các phương pháp hợp tác quốc phòng dài hạn và có tầm nhìn xa để duy trì sự ổn định khu vực cho các thế hệ tương lai. Với vai trò là nước Chủ tịch ADMM năm 2025, Malaysia cam kết thúc đẩy 6 ưu tiên, bao gồm: trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác công nghiệp quốc phòng, ứng phó các mối đe dọa an ninh từ các tác nhân phi quốc gia, rủi ro sinh học.Phát biểu tại hội nghị, đại tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, ADMM hẹp và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cùng các cơ chế hợp tác quốc phòng do ASEAN dẫn dắt tiếp tục khẳng định vai trò là các diễn đàn tham vấn về chính sách quốc phòng; là cơ chế để thúc đẩy hợp tác thực chất về quốc phòng, nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức an ninh khu vực.Trên cơ sở đó, ông đề xuất một số định hướng đối với ADMM và ADMM+ trong việc tiếp tục duy trì, củng cố đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, kiên trì các chuẩn mực ứng xử và lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Đặc biệt, giải quyết mọi vướng mắc, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia; không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế, khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); ủng hộ việc thiết lập các cam kết pháp lý rõ ràng, thực chất, hiệu quả hơn như Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). "Không ngừng củng cố đoàn kết, sự chân thành, lòng tin, đề cao nguyên tắc đồng thuận, trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên ADMM cũng như ADMM+, để ADMM và ADMM+ luôn là cầu nối, là điểm đến của đối thoại và hợp tác cho các bên", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.Việt Nam ủng hộ việc tiếp tục triển khai chương trình quan sát viên các nhóm chuyên gia ADMM+ theo lộ trình và hình thức phù hợp. Đối với các cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+1, cần nghiên cứu việc tăng số lượng các cuộc gặp lên từ 2 đến 3 cuộc để đáp ứng tối đa mong muốn của các nước đối tác.