Cách ‘trị’ những 'hội thiếu nợ dai'
Theo các bác sĩ, xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, có đến 1/3 trường hợp mắc bệnh không thể bảo tồn tinh hoàn do phát hiện chậm trễ.Xe bán tải Trung Quốc thiết kế giống Tesla Cybertruck, động cơ điện hơn 1.300 mã lực
NSƯT Đỗ Kỷ chia sẻ vợ chồng ông đến với nhau rất bình thường, không có gì quá đặc biệt. Bởi lúc trẻ, họ học cùng trường phổ thông rồi sau đó học cùng lớp ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Từ mối quan hệ công việc, bạn bè, ông và NSND Lan Hương dần quý mến và nảy sinh tình cảm một cách tự nhiên. "Khi bắt đầu vào lớp Nhà hát kịch Việt Nam, cả hai chỉ mới 17 tuổi. Hằng ngày cả hai đi học cùng một tuyến đường, có hôm hẹn nhau đi cùng, mình đèo bạn đi đến nhà hát, học xong lại đèo nhau về. Việc cả hai đến với nhau và nảy sinh tình cảm qua công việc, qua cuộc sống hằng ngày. Chứ để như các cặp trẻ bây giờ, ngày yêu nhau, ngày tỏ tình chính thức thì không thể nhớ được", nam nghệ sĩ cho hay.Quen nhau từ năm 1978 nhưng mãi đến năm 1987, nghệ sĩ Đỗ Kỷ và Lan Hương mới tổ chức đám cưới. NSND Lan Hương hài hước chia sẻ: "Vì thấy các bạn trong lớp cưới hết, cả hai nghĩ có khi mình phải lấy nhau thôi chứ không là ế đến nơi. Cả hai nói thế rồi cưới thôi". Sau khi kết hôn, NSND Lan Hương ở chung với gia đình nhà chồng, cùng trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn, thiếu thốn. NSND Đỗ Kỷ kể: "Thời ấy, chúng tôi sống trong căn nhà chừng mười mấy mét vuông, được nhà nước cấp ngày xưa. Giai đoạn đó có thể xem là lúc khó khăn nhất với tôi. Bố thì mất từ năm 1980, mẹ thì bị tai biến, công việc của tôi lại không ổn định, thu nhập hầu như không có, chỉ trông vào tiền diễn và tiền lương từ nhà hát. Vợ chồng phải làm thêm nhiều công việc khác. Hương thì làm công việc may vá, tôi cũng mua máy vắt sổ, rồi phụ đơm cúc. Một ngày đạp máy vắt sổ được 5.000 đồng, mua miếng sườn mất 1.000 đồng để ninh xương khuấy bột cho con. Từ cục xương ấy, chúng tôi lại bỏ thêm nước vào, cho mắm muối vào làm canh hai vợ chồng ăn qua bữa".Tiếp lời, NSND Lan Hương bộc bạch: "Giai đoạn đó rất vất vả, nếu ai từng trải qua thì chắc mọi người không bao giờ quên. Tôi còn nhớ mình sống trong căn nhà nhỏ, bà bị bệnh nên ở một giường riêng. Ba anh lớn cũng đã lấy vợ, các anh chị ở mỗi người một góc, anh Kỷ là út nên lấy sau cùng. Chúng tôi từng phải ngồi vót từng đôi đũa, hứng từng giọt nước dột trên mái nhà. Dù khó khăn nhưng ai cũng sống rất vui vẻ, hồ hởi, mọi người bắt đầu bươn chải để vượt qua. Cũng vì sống trong tháng ngày ấy nên ai cũng được rèn luyện kỹ năng, đồ đạc hỏng là đều biết sửa ngay".Chia sẻ về bí quyết hôn nhân, NSƯT Đỗ Kỷ cho biết họ sống trong gia đình có nhiều thế hệ nên điều quan trọng nhất là phải biết nhìn nhau, nghe nhau. Ông cho biết khi mẹ, anh chị, con cháu có những thay đổi bất thường trong cuộc sống là nhận ra ngay. Theo nam nghệ sĩ, phải có sự quan tâm thì mới phát hiện ra rồi biết điều chỉnh. NSND Lan Hương nói thêm, khi mới cưới nhau, cả hai ở với mẹ chồng. Sau khi bà qua đời, vợ chồng lại về ở với ông bà ngoại. Diễn viên Sống chung với mẹ chồng tâm sự dĩ nhiên vợ chồng sẽ có lúc giận dỗi, chưa hài lòng về nhau. Nhưng cả hai luôn cố gắng kiềm chế, không bao giờ để cho bố mẹ biết. Nữ nghệ sĩ bày tỏ: "Ví dụ khi ở nhà chồng, có lúc tôi cảm thấy bức bối quá thì lấy xe đạp chạy về nhà mẹ. Vào nhà, tôi vẫn tỏ ra bình thường, bảo về thăm mẹ chứ không kể bất cứ điều gì. Ngồi một lúc cho hạ hỏa, tôi lại đạp xe về. Mình phải kiểm soát cảm xúc để không nói, không làm tổn thương người khác. Anh Kỷ cũng thế, có lúc anh rất bực với tôi nhưng khi vào ăn cơm, anh lại ngồi thản nhiên, nói chuyện như chưa có chuyện gì xảy ra. Bởi khi bố mẹ nhìn thấy các con không được hạnh phúc thì sẽ rất buồn. Sao mình lại bắt ông bà phải nghe những cuộc giận dỗi của con cái. Chúng tôi luôn cố gắng không để bố mẹ buồn, từ mục đích đó tạo thành thói quen. Tôi nghĩ ai cũng có khuyết điểm, vợ chồng sẽ có lúc bực tức về nhau. Đôi khi mình phải chấp nhận chuyện để người kia sai rồi tự nhận ra cái sai của mình, từ đó mới hiểu ra vấn đề".
Khách quốc tế đến Việt Nam vượt mốc 6 triệu lượt, hơn cả trước Covid-19
Lắp ráp trong nước
Vòng loại phía bắc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - cúp THACO 2025 (TNSV THACO cup 2025) sẽ khai màn vào chiều nay (30.12), với màn thư hùng được trông đợi giữa chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi và Trường ĐH Đại Nam, diễn ra lúc 14 giờ trên sân Trường ĐH Thủy lợi. Đội Trường ĐH Thủy lợi là ứng viên vô địch hàng đầu ở mọi giải đấu bóng đá học đường trong gần hai thập kỷ qua. HLV Vũ Văn Trung đã nhào nặn nên tập thể gắn kết và giàu sức chiến đấu nhờ phong trào bóng đá phát triển mạnh trong trường, cũng như các cầu thủ chất lượng đồng đều qua nhiều thế hệ sinh viên. Hai mùa giải TNSV THACO cup gần nhất, đội Trường ĐH Thủy lợi đã có tới hai lần lọt vào chung kết. Dù chưa có duyên với chức vô địch, nhưng thành tích này cho thấy sự ổn định và bền bỉ của thầy trò ông Vũ Văn Trung, ở sân chơi vốn dĩ khắc nghiệt và khó lường như giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, thành tích tốt không đồng nghĩa đội Trường ĐH Thủy lợi sẽ có chiến dịch vòng loại dễ dàng. Mùa trước, chủ nhà Thủy lợi đã rất vất vả mới thắng được đội Trường ĐH TDTT Bắc Ninh ở vòng loại, sau đó đường đến vòng chung kết mới bằng phẳng hơn. Năm nay không phải ngoại lệ, khi đội Trường ĐH Thủy lợi chung bảng đấu với đội Trường ĐH Đại Nam.Đội Trường ĐH Đại Nam đã tiến bộ rất nhanh chỉ sau một mùa giải ở sân chơi bóng đá sinh viên. Nếu như năm đầu, đội Trường ĐH Đại Nam dừng bước sớm ở bảng đấu có Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam. Thì bước sang năm thứ hai (tức là mùa giải trước), cái tên Đại Nam đã suýt gây bất ngờ ở vòng play-off khi hòa 3-3 trước đối thủ hùng mạnh Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Dù thua trên chấm luân lưu, nhưng đây là bước tiến đáng ghi nhận của đội bóng còn mới mẻ trong làng bóng đá học đường. Lối đá phòng ngự phản công giàu tính thể lực và chiến đấu của đội Trường ĐH Đại Nam sẽ mang đến ngày ra quân không dễ chịu cho chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi. Sau 2 mùa giải, đội Trường ĐH Đại Nam cũng đã tích lũy đủ kinh nghiệm để có đấu pháp phù hợp nhất, hòng lấy ít nhất 1 điểm trước chủ nhà. Điều này đòi hỏi đội Trường ĐH Thủy lợi của HLV Vũ Văn Trung phải rất nỗ lực, nếu không muốn cú sốc xảy ra như cái cách đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã gục ngã ở ngày ra quân.
Việt Nam kéo giá cà phê Brazil tăng mạnh
Ngày đầu tiên trong chuỗi triển lãm hàng không kéo dài 5 ngày tại Ấn Độ đã chứng kiến 2 chiếc tiêm kích F-35 (Mỹ) và Su-57 (Nga) thực hiện những màn biểu diễn trên không trung. Sự xuất hiện đồng thời của 2 chiếc phi cơ này trở thành một trong những điểm nhấn vào ngày khai mạc, khi đây là lần đầu tiên 2 tiêm kích chủ lực từ 2 cường quốc quân sự hàng đầu chạm mặt nhau. Buổi triển lãm diễn ra tại căn cứ không quân Yelahanka ở thành phố Bengaluru của Ấn Độ.Theo The Economics Times, cả F-35 và Su-57 đều khiến các khán giả tại triển lãm hào hứng với khả năng cất cánh quãng ngắn và độ linh hoạt. Bộ Quốc phòng Ấn Độ giới thiệu chiếc Su-57 có thể mang đến cho những vị khách "màn biểu diễn trên không tốc độ cao và trình diễn chiến thuật nhằm nêu bật khả năng linh hoạt, tàng hình và hỏa lực". Trong khi đó, F-35 được mô tả là “tiêm kích thế hệ 5 được phổ biến rộng rãi nhất, tích hợp khả năng tàng hình tiên tiến, nhận định tình huống và tác chiến mạng ưu việt”.Cả Mỹ và Nga đều muốn tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ và triển lãm trên còn có ý nghĩa quan trọng khi New Delhi có kế hoạch mua hơn 100 tiêm kích đa nhiệm, động thái thu hút nhiều nhà thầu quốc phòng lớn. Đây cũng là lần đầu Su-57 được giới thiệu tại triển lãm ở Ấn Độ.Aero India 2025 còn là nơi Ấn Độ trưng máy các mẫu máy bay và vũ khí của nước này, cũng như để nhiều công ty quốc phòng giới thiệu các loại vũ khí và khí tài nhằm tiếp cận những khách hàng tiềm năng.