Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank
Tiến sĩ Siddhartha đã liệt kê 5 lời khuyên nam giới nên làm để tăng cường sức khỏe sinh sản:Giá vàng lập đỉnh mới sau khi hủy đấu thầu
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với một thế lực xâm lược đến từ phương Tây có phương thức sản xuất và chế độ xã hội khác biệt, phát triển hơn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân và sự chống cự của quân đội triều đình nhà Nguyễn đang ở giai đoạn suy vong liên tiếp nổ ra ở miền Trung, miền Nam cho đến miền Bắc nhưng đều bị đàn áp, thất bại. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn buộc phải ký hòa ước Patenotre, thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Nhân dân ta lại chịu cảnh mất nước, lầm than.Không cam chịu mất độc lập, tự do, các cuộc khởi nghĩa của nông dân, khởi nghĩa của các văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương, theo hệ tư tưởng phong kiến; các phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học với các hình thức tổ chức, phương pháp khác nhau nổ ra, nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp, thất bại.Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành (sau này đổi tên là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước và đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó là xây dựng tổ chức Đảng Cộng sản dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin có đường lối vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, tập hợp, đoàn kết toàn dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc nhằm tạo nên sức mạnh vô địch giành thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1945, trải qua 15 năm kiên định con đường đã lựa chọn kể từ khi ra đời (1930), xác định đúng và kiên quyết thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, vượt qua bao khó khăn, thử thách, hy sinh, tổn thất, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam), đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo toàn dân giành được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, mở ra kỷ nguyên mới trong thời đại Hồ Chí Minh: Kỷ nguyên độc lập, tự do tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và đọc tại Lễ Tuyên bố Độc lập ngày 2.9.1945 ở vườn hoa Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn người tham dự, Người đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 khi đề cập đến các quyền cơ bản của con người. Từ tinh thần Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo và có sự tiến bộ vượt bậc về quyền của con người, thể hiện trong câu mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam như sau: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Người khẳng định: "Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Không chỉ có vậy, Người còn dẫn nội dung liên quan đến quyền con người được Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 1791 thể hiện: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ, Pháp là có chủ ý để mọi người hiểu rằng: Mỹ là một nước vốn tự hào về nền dân chủ, đứng đầu thế giới tư bản, có ảnh hưởng lớn trên thế giới; Pháp cũng là nước tự hào có nền văn minh, văn hóa lâu đời, có nhiều thuộc địa đứng hàng thứ hai trên thế giới, trong đó có Việt Nam; cha ông họ đều đã có những tuyên bố về quyền con người, thế thì tại sao họ lại không thừa nhận quyền con người, quyền có độc lập tự do của các nước khác, lại đem quân đi xâm lược, đàn áp, thống trị các nước? Từ lập luận đanh thép, có lý và lẽ phải đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".Bất chấp lẽ phải và đạo lý, những kẻ thực dân hiếu chiến Pháp lại đem quân xâm lược nhằm đặt ách thống trị lên người dân Việt Nam một lần nữa. Không cam chịu bị thống trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể dân tộc Việt Nam thể hiện quyết tâm: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc".Mang theo tinh thần và quyết tâm ấy, toàn dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, tổn thất, tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính để bảo vệ nền độc lập dân tộc mới giành được. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954) và việc ký kết Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia (21.7.1954) đã kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.Tuy nhiên, một nửa nước chưa được giải phóng, chưa có hòa bình, nền độc lập của dân tộc chưa toàn vẹn do đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Nhân dân hai miền Nam, Bắc lại phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống lại đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới, để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Cả đất nước đã đứng lên, đoàn kết chiến đấu với tinh thần: Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đến ngày thắng lợi, ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trải qua 21 năm kháng chiến gian khổ, chịu nhiều hy sinh to lớn, quân và dân ta đã giành được thắng lợi cuối cùng, non sông thu về một mối.Nền độc lập dân tộc được bảo vệ, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một tương lai tươi sáng đã mở ra. Tuy nhiên, đất nước phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh liên tục, sự chống phá của các lực lượng phản động trong nước, sự bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, sự sụt giảm lớn nguồn viện trợ nước ngoài, lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở biên giới Tây Nam, biên giới phía bắc và những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo phát triển đất nước sau chiến tranh đã làm cho Việt Nam dần dần lún sâu vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ.Trong bối cảnh khó khăn trầm trọng đó đòi hỏi phải có một quyết sách mạnh mẽ mang tính lịch sử để đưa đất nước vượt thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Cuối năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Với phương châm: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế. Đó là đổi mới tư duy, đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; dứt khoát đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính hiệu quả và tính minh bạch của bộ máy nhà nước; tập trung đổi mới về kinh tế trên cơ sở đổi mới từng bước về chính trị…Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước, xã hội, con người Việt Nam đã có sự chuyển mình vô cùng to lớn. Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2024 đạt trên 6%/năm. Quy mô nền kinh tế đạt khoảng 450 tỉ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 35 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD, đưa Việt Nam từ nhóm nước thu nhập thấp lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Giáo dục, y tế phát triển. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Quan hệ ngoại giao rộng mở, vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng cao. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như hôm nay. Điều này chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và con đường phát triển đất nước mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn là đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và xu thế của thời đại.Kỷ nguyên được hiểu là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên vươn mình thể hiện sự chuyển động mạnh mẽ, tích cực, dựa trên các điều kiện chủ quan, khách quan thuận lợi để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu đặt ra. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam chính là kỷ nguyên phát triển giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng cao cho xã hội, đất nước. Mục tiêu trước mắt trong kỷ nguyên mới là đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, mọi người dân Việt Nam đồng tâm hiệp lực, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.Điều kiện để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình có thể khái quát như sau: 1- Đó là những thành tựu đạt được sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp nước ta tích lũy được thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. 2- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp hàng chục lần so với năm bắt đầu đổi mới. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 nước là thành viên Liên Hiệp Quốc; có các mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới và khu vực. 3- Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao; tham gia đóng góp tích cực duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. 4- Sự biến chuyển có tính thời đại của thế giới mang lại thời cơ, thuận lợi mới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số… đem đến cơ hội cho những quốc gia đang phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu để phát triển. Đây chính là thời điểm ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đó chính là những điều kiện cần.Bên cạnh đó là các điều kiện đủ cần phải có để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới.Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng. Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, giải quyết điểm nghẽn lớn nhất là thể chế để mở đường cho phát triển. Thứ ba, tinh gọn bộ máy Đảng, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Thứ tư, đẩy mạnh phòng, chống lãng phí cũng như công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm. Thứ năm, đẩy mạnh chuyển đổi số để nắm bắt các cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước văn minh, hiện đại, hội nhập sâu rộng quốc tế. Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng tốt yêu cầu mới đặt ra. Thứ bảy, đẩy mạnh phát triển kinh tế, có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn, chuyển đổi mô hình từ chiều rộng sang chiều sâu, tiếp tục coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; coi trọng ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính cho phát triển.Trên hành trình đó, kỷ nguyên độc lập tự do là cơ sở đảm bảo, là gạch nối đi tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.
ĐH số 1 tại Úc, hạng 14 thế giới 'rộng cửa' tuyển thẳng học sinh Việt Nam
* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUTân binh Trường ĐH Thái Bình Dương là một trong hai đội bóng lần đầu tiên tham gia vòng loại giải bóng đá Thanh niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Là nhân tố mới, Trường ĐH Thái Bình Dương đã có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào giải đấu, trong khi tân binh Trường ĐH Thái Bình Dương hiện là một "ẩn số" đối với các đội bóng tham dự vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên.Các cầu thủ chưa từng đá trên sân 11 và chỉ quen với sân 7, điều này sẽ là trở ngại lớn đối với đội bóng của HLV Nguyễn Xuân Huy (Trường ĐH Thái Bình Dương), người có 10 năm kinh nghiệm dẫn dắt CLB futsal Sanna Khánh Hòa. Những "bài" ban bật, phối hợp nhỏ của Trường ĐH Thái Bình Dương sẽ mang lại cho đối thủ những bất ngờ. Đăc biệt, các cầu thủ tân binh của trường này có tinh thần nhiệt huyết, yêu thể thao, khát khao thể hiện trong trận đầu ra quân, thầy trò HLV Nguyễn Xuân Huy tự tin sẽ gây bất ngờ trước "già gân" Trường CĐ Du lịch Nha Trang.Trường CĐ Du lịch Nha Trang đã có 2 năm kinh nghiệm tham gia giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Quyết tâm không trở thành đội "lót đường", thầy trò HLV Phan Ngọc Hậu của Trường CĐ Du lịch Nha Trang sẽ quyết tâm cao để giành vé vào vòng chung kết trong lần thứ 3 tham gia giải đấu.Với lực lượng nòng cốt là các cầu thủ tham gia giải đấu 2 lần trước, Trường CĐ Du lịch Nha Trang nhất định sẽ gây khó cho đội bóng Trường ĐH Thái Bình Dương. Nhiều cầu thủ năm nay thi đấu lần cuối dưới màu cờ sắc áo của trường nên quyết giành vé vào vòng chung kết. Lối chơi của Trường CĐ Du lịch Nha Trang sẽ mạch lạc hơn khi các cầu thủ đã hiểu nhau, có thể sẽ có những đột biến trong chiến thuật của HLV Phan Ngọc Hậu. Trong trận đầu ra quân tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, 2 đội bóng sẽ nhập cuộc cẩn trọng, một bên là tân binh ẩn số và một bên là "già gân" kinh nghiệm, nhất định sẽ tạo nên một trận đấu hấp dẫn và đầy kịch tính dành cho khán giả tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang chiều nay. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Trong những năm trở lại đây, gốm sứ Bát Tràng là một trong số những lựa chọn của các cá nhân và doanh nghiệp khi tìm kiếm món quà Tết độc đáo, ý nghĩa, bền bỉ theo gian, đồng thời chứa đựng trong đó những tình cảm, ý nghĩa sâu sắc mà người tặng muốn gửi gắm.Không Gian Gốm Bát Tràng với những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đa dạng từ mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng với mức giá xuất xưởng, giúp quý khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với từng nhu cầu quà tặng.Gốm sứ gia dụng là lựa chọn thích hợp để dành tặng người thân, bạn bè và đối tác trong dịp Tết. Đây là những vật dụng gắn bó với cuộc sống hàng ngày, mang ý nghĩa cầu chúc đủ đầy, ấm no và sung túc. Không Gian Gốm có các sản phẩm gốm sứ gia dụng như ly, ca, cốc; bộ bát đĩa bàn ăn; bộ ấm chén trà; khay mứt;...Bộ ấm chén tràBộ ấm chén trà được thiết kế thông minh, với quai cầm chắc chắn, vòi ấm cân đối, nắp ấm vừa kín sát, giúp không bị rò nước khi châm trà vào chén. Bộ trà gồm một ấm và sáu chén kèm với khay hoặc đĩa lót, tượng trưng cho sự tròn đầy, sum họp, gia đình đoàn viên, ấm êm, hạnh phúc. Khay mứtKhay mứt với các họa tiết hoa đào, hoa mai xinh xắn, là món quà vô cùng phù hợp dùng để tặng trong dịp năm mới. Tặng khay mứt như lời cầu chúc năm mới tốt lành, gặp nhiều điều may mắn.Gốm sứ trang tríCác sản phẩm gốm sứ trang trí như: bình lọ hoa, tỏi bình, mai bình, lộc bình, quả hút lộc, chum hũ tài lộc,... mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc hanh thông cho gia chủ. Không Gian Gốm hiện có đầy đủ các dòng sản phẩm gốm sứ trang trí với đầy đủ kích thước, hoa văn, màu sắc, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn. Bình lọ hoaBình lọ hoa tại Không Gian Gốm với những hoạ tiết được vẽ tay vô cùng tinh xảo. Đây là món quà Tết vô cùng ý nghĩa bởi những công năng mà sản phẩm mang lại. Bình lọ hoa gốm Bát Tràng có thể dùng để trang trí nhà cửa, cắm hoa,... Những họa tiết trên bình lọ hoa gốm như mẫu đơn, chim công, lý ngư liên hoa,... là biểu tượng của sự đầm ấm, sung túc, may mắn và tài lộc. Hoặc các hình ảnh như thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công,... với mong muốn chủ sở hữu luôn gặp nhiều may mắn, chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không trong công việc làm ăn. Hoặc các họa tiết như kim quy, chim hạc đại diện cho sức khỏe, bình an và trường thọ. Chum hũ tài lộcChum gạo, hũ rượu tài lộc được các thợ giỏi của làng gốm làm hoàn toàn bằng tay nên mỗi sản phẩm đều có tính độc bản. Chum hũ có nhiều kích thước và kiểu dáng, hoa văn cho bạn dễ dàng lựa chọn theo từng nhu cầu sử dụng. Sản phẩm cũng có rất nhiều công năng. Vừa có thể sử dụng để đựng gạo, ngâm rượu, vừa dùng làm sản phẩm trang trí. Họa tiết hoa sen cùng với dòng chữ Tài Lộc có ý nghĩa phong thủy, giúp mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ, cầu mong gia đình luôn gặp nhiều điều may mắn. Có thể thấy, gốm sứ trang trí không chỉ để trang trí không gian sống mà còn là một món quà tuyệt vời, gửi trao lời chúc tốt lành đến người nhận, người sở hữu món quà này.Tại Không Gian Gốm Bát Tràng, quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ khắc chữ, khắc những câu chúc, lời hay ý đẹp, những tâm tình, những câu nói hay mà bạn muốn gửi gắm đến người nhận. Không Gian Gốm nhận in logo, in tên của quý công ty lên sản phẩm gốm sứ. Không Gian Gốm cung cấp dịch vụ gói quà Tết sang trọng, phù hợp để biếu tặng doanh nghiệp, cá nhân, đối tác và khách hàng. Không Gian Gốm mang đến giải pháp quà tặng, giúp bạn có thể ghi dấu ấn riêng biệt lên món quà bạn trao, để món quà thêm bội phần ý nghĩa.Những món quà Tết gốm sứ Bát Tràng không chỉ gửi gắm chân tình, bày tỏ lòng trân trọng, quý mến, mà còn mang đến tài lộc, may mắn, phú quý, những điều tốt lành nhất đến với người nhận. Chúng tôi có chính sách giao hàng tận nơi trên toàn quốc với mức phí vô cùng ưu đãi. Đảm bảo sản phẩm đến nơi luôn trong tình trạng nguyên vẹn và có chính sách đền bù nếu sản phẩm bị nứt, vỡ trong quá trình vận chuyển.Hãy đến cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng để trực tiếp cảm nhận độ hoàn thiện, sự tỉ mỉ và sắc sảo của sản phẩm. Đối với các khách hàng ở xa, có thể tham khảo sản phẩm qua trang web của công ty và gọi đến số hotline để đội ngũ nhân viên của chúng tôi được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm. Thông tin liên hệ:
Đường hư hỏng nặng
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.