Giải PES Báo Thanh Niên lần 6-2022: Chưa bao giờ vui và hấp dẫn như thế!
Theo điều 10 Nghị định 168, người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt từ 150.000 - 250.000 đồng, thay vì bị phạt từ 60.000 - 100.000 đồng theo Nghị định 100/2019 trước đây.Mức phạt này cũng quy định với các hành vi không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT.Ngoài ra, người đi bộ sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng nếu đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (mức phạt cũ 100.000 - 200.000 đồng); mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông hoặc đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy cũng bị phạt 400.000 - 600.000 đồng (mức phạt cũ 60.000 - 100.000 đồng).Điều 11 của Nghị định 168 quy định 3 mức xử phạt người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo vi phạm quy tắc giao thông.Mức 1, phạt từ 150.000 - 250.000 đồng nếu không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không đủ dụng cụ đựng chất thải của vật nuôi hoặc không dọn sạch chất thải của vật nuôi thải ra đường, vỉa hè; để vật nuôi đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn; đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên; để vật nuôi kéo xe mà không có người điều khiển; điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định. Những hành vi này theo Nghị định 100 trước đây bị phạt từ 60.000 - 100.000 đồng.Mức 2, phạt từ 400.000 - 600.000 đồng thay vì 100.000 - 200.000 theo Nghị định 100 với các hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT; dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang lái phương tiện tham gia giao thông; điều khiển, dẫn dắt vật nuôi đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.Mức thứ 3, phạt từ 1 - 2 triệu đồng với người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi hoặc điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào đường cao tốc, thay vì phạt 400.000 - 600.000 đồng theo mức phạt cũ.Cáp treo Việt chinh phục du khách quốc tế
Theo Reuters, một nhóm nhỏ người dùng ở Mỹ và Nhật Bản sẽ thấy hình ảnh quảng cáo xuất hiện giữa các bài đăng trên trang chủ của Threads. CEO Instagram và Threads - Adam Mosseri cho biết công ty sẽ theo dõi kỹ lưỡng quá trình thử nghiệm này trước khi triển khai rộng rãi. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có thể mở rộng chiến dịch quảng cáo hiện có trên Instagram, Facebook sang Threads. Meta cũng đang thử nghiệm bộ lọc nội dung quảng cáo bằng trí tuệ nhân tạo (AI) trên Threads, được thiết kế để giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả quảng cáo, đảm bảo bài đăng của thương hiệu không hiển thị cạnh nội dung nhạy cảm.Đầu tháng 1, Meta điều chỉnh chương trình kiểm duyệt thông tin tại Mỹ trên Facebook, Instagram và Threads. Nhà phân tích tại Emarketer Jasmine Enberg nhận định việc đưa quảng cáo lên Threads chỉ vài tuần sau khi Meta thay đổi chính sách có thể khiến các doanh nghiệp thận trọng hơn. Tuy nhiên, những rắc rối xung quanh TikTok đang thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm nền tảng thay thế. Meta nắm trong tay lợi thế lớn khi sở hữu ba nền tảng có hơn 3 tỉ người dùng trên toàn cầu. Mặc dù Meta đã có ý định đưa quảng cáo lên Threads từ lâu, nhưng công ty tạm hoãn để tập trung thu hút thêm người dùng.Kể từ khi ra mắt vào tháng 7.2023, Threads luôn được xem là bản sao và đối thủ của nền tảng X. Tỉ phú Elon Musk từng dọa kiện Meta vì cho rằng ứng dụng Threads đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Twitter.Doanh thu cao nhất mà Twitter từng đạt là 5,1 tỉ USD vào năm 2021, trước khi được bán cho Elon Musk. Trong khi đó, doanh thu toàn cầu của Meta vào năm 2024 lên đến 163 tỉ USD. Theo Bloombergs, Threads chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Meta. Vào tháng 10.2024, Giám đốc tài chính Meta Susan Li cho biết công ty hài lòng với quỹ đạo tăng trưởng của Threads nhưng không kỳ vọng ứng dụng này sẽ đóng góp nhiều vào doanh thu của năm 2025.
Cuộc cá cược lớn của EU
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Sáng 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị có đánh giá tổng thể vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội để tìm nguyên nhân.Ông đề nghị đoàn giám sát của Quốc hội rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào.Kế đó, theo ông Vinh là bụi xây dựng. Ông cho rằng, đô thị phát triển đương nhiên sẽ phát sinh bụi do xây dựng, song nên có kiểm soát. Cạnh đó là ô nhiễm do đốt các loại rác thải, vật liệu nông nghiệp. "Như ở Bắc Kinh của Trung Quốc, có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi giải quyết bằng chuyển hết công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh, giờ đây Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu", ông Vinh dẫn chứng.Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định thì lưu ý hoạt động giám sát cần phải có những kết quả cụ thể, kiến nghị chính sách mạnh mẽ để tạo chuyển biến trong vấn đề bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu này, ông đề nghị chú ý đặc thù của từng địa phương để có đề cương báo cáo, kế hoạch giám sát khác nhau. "Chẳng hạn như ở Hà Nội ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì giám sát tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí", ông Định nói.Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đoàn giám sát phải đặt mục tiêu xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường ở các địa phương."Vấn đề lần giám sát này phải chỉ cho được mặt mạnh và hạn chế, có địa chỉ cụ thể chứ không nói chung chung, và đề xuất trách nhiệm của từng cơ quan ở T.Ư trong bảo vệ môi trường. Quốc hội cần sửa gì, Chính phủ cần sửa nghị định, thông tư nào, bộ ngành, địa phương dành kinh phía xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường thế nào…", Chủ tịch Quốc hội nêu.Dẫn chứng kinh nghiệm các quốc gia xung quanh như Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói "chắc ta phải có biện pháp mạnh mẽ hơn"."Gần đây nhất, thành phố New York của Mỹ đã đánh thêm phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông. UBND TP.Hà Nội cũng đã có kế hoạch thực hiện việc này", ông Thành thông tin và nói thêm, mong qua lần giám sát lần này sẽ có có biện pháp mạnh mẽ hơn, gồm việc sửa đổi luật, nghị định của Chính phủ cũng như hành động quyết liệt của địa phương.Giám sát về bảo vệ môi trường là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay. Theo kế hoạch, đoàn giám sát sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, TP.Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng.Ngoài ra, đoàn giám sát cũng sẽ tổ chức làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực: TN - MT, NN-PTNT, Xây dựng, GTVT, Tài chính, KH-ĐT, Công thương, Y tế. Cùng đó, làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 10, cuối năm nay.
Bên ly rượu, chén trà nghe bài ca vọng cổ
Hậu cho biết phòng trọ nóng nhất từ khoảng 12 - 15 giờ. “Nóng muốn phát điên, hôm nào mình không đi làm, ở phòng cả ngày là mồ hôi đổ ra y như tắm luôn. Chỉ cần đặt chân xuống nền đã thấy nóng chứ chưa nói gì đến việc nằm ngủ, rất khó chịu. Hôm nào ở phòng mình cũng tắm rất nhiều lần, nhưng cứ bước chân ra khỏi phòng tắm là mồ hôi bắt đầu đổ. Thiếu điều chỉ muốn nằm luôn ngoài phòng tắm, cảm giác kinh khủng”, Hậu ngán ngẩm nói.