Hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn có sự tham dự của ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cùng đại diện các sở, ngành.Theo lịch sử hình thành phát triển của Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay ghi lại thì trường được khởi công xây dựng vào năm 1874 và hoàn thành vào năm 1877. Lúc đầu, Trường THPT Lê Quý Đôn có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), sau đó được đổi thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Sau năm 1954, trường được đổi tên là Jean Jacques Rousseau. Đến 1970, trường trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.Sau năm 1975, trường được tách thành hai khu dành cho học sinh cấp 2 (Trường THCS Lê Quý Đôn) và khu dành cho học sinh cấp 3 (Trường THPT Lê Quý Đôn). Vào tháng 8 năm 1977, UBND TP.HCM ký quyết định thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn.Ngôi trường trung học cổ nhất Sài Gòn thu hút nhiều học sinh ưu tú, nhân sĩ, trí thức yêu nước như: Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, học giả văn hóa Vương Hồng Sển, GS sử học Trần Văn Giàu, GS - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...Hiện Trường THPT Lê Quý Đôn được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (mức độ cao nhất trong thang đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia) và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 (cấp độ cao nhất trong thang đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo). Từ năm học 2006-2007, Trường THPT Lê Quý Đôn là trường đầu tiên tại TP.HCM thực hiện mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế.Tại lễ kỷ niệm, bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, chia sẻ sự đồng lòng hợp lực của toàn thể thầy và trò Trường THPT Lê Quý Đôn chính là nền tảng vững chắc cho tương lai phát triển của ngôi trường, đào tạo ra những thế hệ học sinh tự tin, năng động, sáng tạo, sẵn sàng vươn ra biển lớn, hội nhập năm châu, cũng đồng thời là thế hệ trẻ tương lai của TP."Thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM qua các thời kỳ vì sự quan tâm sâu sát, tạo mọi điều kiện cho chúng tôi khẳng định chất lượng giáo dục của mình qua các chiến lược đổi mới, sáng tạo, hợp tác và hội nhập quốc tế", Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ.Ghi nhận những đóng góp nổi bật của ngôi trường 150 tuổi, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, lễ kỷ niệm 150 năm thành lập mang ý nghĩa, dấu ấn đặc biệt bởi không chỉ đánh dấu quãng đường lịch sử 150 năm của một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố mà còn khích lệ nhà trường trong hành trình tiên phong đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế.Từ ngôi trường này, biết bao thế hệ học sinh đã ghi danh mình vào lịch sử với tinh thần yêu nước, hiếu học, dám dấn thân, sáng tạo với niềm đam mê cháy bỏng.Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy phát biểu: "Với sức sống bền bỉ 150 năm và nội lực hiện tại, tôi mong nhà trường tiếp tục đoàn kết, đồng lòng với tinh thần đổi mới giáo dục, thực hiện chuyển đổi số toàn diện nhằm tiếp tục khẳng định mạnh mẽ học hiệu, từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc đối với phụ huynh và xã hội, xa hơn nữa là trong khu vực và quốc tế".Riêng đối với học sinh, lãnh đạo TP.HCM, nhắn gửi: "Trong môi trường giáo dục thuận lợi như Trường THPT Lê Quý Đôn, các em hãy cố gắng tự tạo cho mình những thử thách riêng, tìm ra phương pháp tự học riêng và kiên trì thực hiện bằng kỷ luật riêng của mình. Chính các em là thế hệ tiếp nối những truyền thống rực rỡ của nhà trường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP".Nhân dịp ngôi trường kỷ niệm 150 năm tuổi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã quyết định trao tặng Cờ truyền thống của UBND TP cho Trường THPT Lê Quý Đôn vì có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển.Mẹ đơn thân vượt căn bệnh nguy hiểm, trở thành nữ VĐV thể hình
Riêng với SHB, nhiều năm qua với chiến lược chuyển đổi toàn diện, Ngân hàng đang từng bước tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ trong cơ cấu. Đến năm 2023, nhà băng thuộc top 5 ngân hàng tư nhân quy mô lớn trong hệ thống trở thành "ngôi sao mới" với loạt sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng đến cá nhân.
Chè sen nhãn nước dừa Bát Đàn - ngon nhưng cực đắt!
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
Những ngày đầu năm 2025 này, sân Việt Trì đang là tâm điểm của bóng đá Đông Nam Á, với trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan lúc 20 giờ ngày 2.5. Riêng cá nhân Tiến Linh đang nung nấu quyết tâm rất đặc biệt.Cũng như mọi cầu thủ Việt Nam khác, chân sút sinh năm 1997 khao khát được ra sân và sút tung lưới "Voi chiến", để giúp thầy trò HLV Kim Sang-sik có lợi thế lớn nhất tạo đà cho trận chung kết lượt về sau đó 3 ngày.Đặc biệt, Tiến Linh càng có động lực lớn lao vì nếu một lần nữa ghi bàn vào lưới đối thủ Thái Lan ở trận đấu sắp tới, anh sẽ chính thức cán cột mốc 100 bàn thắng trong sự nghiệp của mình.Vào lúc này, Tiến Linh đã có 74 bàn thắng chuyên nghiệp cho CLB Bình Dương - đội bóng đầu tiên và duy nhất của anh, bao gồm 66 pha lập công tại V-League, 7 bàn ở Cúp quốc gia và 1 tại AFC Cup (nay là AFC Champions League 2).Ngoài ra, anh cũng đã có 25 bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam sau 56 trận, đứng thứ 3 trong lịch sử, chỉ kém 2 bàn so với người thầy cũ Lê Huỳnh Đức (27 bàn sau 52 trận) và đàn anh - người đứng đầu Lê Công Vinh (51 bàn, 83 trận).Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanSở hữu thành tích 99 bàn thắng ở tuổi 27 là sự ghi nhận cho tài năng và nỗ lực của chân sút sinh năm 1997, người từng nghĩ đến chuyện đi làm bảo vệ nếu không theo được nghiệp đá bóng, từng vượt qua chấn thương rất nặng để trở thành tay săn bàn hàng đầu đội tuyển Việt Nam.Trong màu áo đội tuyển Việt Nam danh sách "nạn nhân" của Tiến Linh trải dài từ Đông Nam Á với mọi đối thủ từng chạm trán như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore…, cho đến châu lục (Trung Quốc, UAE, CHDCND Triều Tiên, Oman…).Riêng đối thủ Thái Lan, đến bây giờ người hâm mộ vẫn còn nhớ khá rõ pha Tiến Linh lao người đánh đầu mở tỷ số trong trận chung kết lượt đi tại Mỹ Đình (hòa 2-2) ở AFF Cup 2022, để trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt Vua phá lưới (6 bàn).Tiến Linh từng lập cú đúp giúp đội tuyển U.22 Việt Nam hòa 2-2 và loại U.22 Thái Lan từ vòng bảng, sau đó đoạt tấm HCV SEA Games lịch sử tại Philippines 2019. Ở cuộc chạm trán gần nhất tại giải giao hữu hồi tháng 9.2024, Tiến Linh cũng xé toang hàng thủ Thái Lan để mở tỷ số cho đội tuyển Việt Nam.Đến AFF Cup 2024 lần này, Tiến Linh đã có cho riêng mình 4 pha lập công, trong đó có 3 bàn trong 3 trận gần nhất. Anh hiện như một quân bài tẩy đặc biệt lợi hại của HLV Kim Sang-sik, vào sân trong hiệp 2 khi đối thủ xuống sức để cùng Xuân Son tạo ra khẩu súng 2 nòng đã 8 lần khai hỏa trong 3 trận liền.Nhìn lại riêng trong năm 2024, Tiến Linh đã ghi đến 23 bàn thắng, giúp anh đang là đang là ứng viên hàng đầu cho cuộc đua Quả bóng vàng Việt Nam 2024, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh như Tuấn Hải hay Văn Toàn.Vào lúc này, chàng trai có 2 quê Hải Dương và Bình Dương đang tập trung cao độ để một lần nữa sút tung lưới Thái Lan, giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại "Voi chiến" tại Việt Trì, tạo đà cho chiến thắng chung cuộc tại Rajamangala 3 ngày sau.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Quyền Linh phấn khích khi người đàn ông chinh phục cô giáo U.50 chưa từng kết hôn
Trong cuộc họp báo ngày 17.2, Trung tướng Galido cho biết đợt diễn tập nêu trên nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận huấn luyện vũ trang phối hợp (Catex) của Philippines, được thiết kế để kiểm tra khả năng ứng phó của quân đội với khủng hoảng do "mối đe dọa bên ngoài" gây ra. Ông Galido không nêu tên cụ thể về mối đe dọa bên ngoài, theo South China Morning Post.Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 3 - 12.3 nhằm thực thi Khái niệm phòng thủ toàn diện quần đảo mới của Philippines. Cuộc tập trận năm nay sẽ có sự tham gia của khoảng 6.000 quân và lần đầu tiên không chỉ diễn ra trên đảo Luzon (miền bắc Philippines) mà còn ở miền trung Visayas và miền nam Mindanao.Trung tướng Galido cho hay các khu vực này được chọn vì việc huy động lực lượng quy mô lớn trên bộ như xe tăng và pháo binh tại những nơi này không làm gián đoạn cộng đồng địa phương. Ông cho biết các hoạt động phối hợp như vậy là phù hợp và cần thiết theo Khái niệm phòng thủ toàn diện quần đảo mới của Philippines.Khi được hỏi liệu Philippines có quyết định đề xuất mua Typhon hay không, ông Galido cho biết trọng tâm hiện tại của quân đội là nghiên cứu hệ thống này "vì chúng tôi có thể mua được một nền tảng tương tự". Ông Galido nhấn mạnh thêm rằng sự hiện diện liên tục của hệ thống Typhon tại Philippines là nhằm mục đích "phòng thủ".Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Philippines dỡ bỏ Typhon khỏi lãnh thổ. Hệ thống này được Mỹ chuyển giao cho Philippines vào tháng 4.2024 để sử dụng trong các cuộc tập trận chung. Kể từ đó, bệ phóng vẫn ở lại đất nước này. Vào tháng 12.2024, Philippines công bố kế hoạch sở hữu hệ thống Typhon của riêng mình.Đại tá Louie Dema-ala, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của quân đội Philippines, trả lời This Week in Asia rằng một trong những vũ khí pháo binh sẽ được thử nghiệm tại Catex sẽ là loại lớn nhất – pháo tự hành 155 mm mua từ nhà thầu quốc phòng Elbit Systems (Israel). Philippines hiện có 12 Hệ thống pháo gắn trên xe tải (ATMOS) cỡ nòng 155 mm, được mua với giá 40,8 triệu USD cách đây 4 năm.Hiện nay, ngày càng có nhiều báo cáo cho rằng Manila đang đa dạng hóa chiến lược mua sắm vũ khí. Một bản tin của Reuters trích dẫn các nguồn tin giấu tên hôm 13.2 cho hay Philippines sẽ đặt mua hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Akash trị giá 200 triệu USD từ Ấn Độ vào tháng 4 sắp tới. Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Max Montero tại Úc, việc mua hệ thống tên lửa Akash có thể "cung cấp phòng không" để bảo vệ các hệ thống tên lửa BrahMos (do Ấn Độ sản xuất) mới mua của Hải quân Philippines.Ông Galido đã phủ nhận mọi thông tin trên, đồng thời cho biết Philippines vẫn đang trong giai đoạn "xác định các hệ thống hoặc nền tảng cho phép quân đội triển khai lực lượng" trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đất nước.Trong khi đó, ông Dema-ala thừa nhận rằng quân đội Philippines "quá nhỏ" so với quân đội Trung Quốc. Theo Đại tá Dema-ala, đây là lý do tại sao Philippines đang nỗ lực tăng cường lực lượng dự bị mà ông cho biết hiện có "hàng triệu người". Theo ông Dema-ala, quân đội Philippines cũng dự định mua một hệ thống tên lửa đa tầm, nhưng gặp rào cản về vấn đề tài chính.