1.000 suất học bổng du học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Nga
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiện Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận". Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc. Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn. Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.Hủy cuộc họp với nhà thầu Thuận An về tiến độ kênh Tham Lương - Bến Cát
Một số người đinh ninh "thoát" phạt nguội khi đã qua đăng kiểm, nhưng gần đây tra cứu trên hệ thống thì nhiều lỗi cũ này bỗng dưng xuất hiện lại. Chuyện gì đang xảy ra?Trước khi đưa xe đi đăng kiểm vào năm 2023, anh P.M.L (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vào web tra cứu phạt nguội và tá hỏa khi thấy hệ thống báo 19 lỗi vi phạm. Trong đó có 17 lỗi là đỗ xe không đúng quy định. Anh cho hay, 17 lần CSGT ghi hình phạt đỗ xe không đúng quy định là ở đoạn đường gần nhà, xung quanh có nhiều người cùng đậu xe. Nhẩm tính mức phạt hơn 25 triệu đồng, tước bằng lái 2 tháng khiến tay chân anh rụng rời vì ngay lúc làm ăn khó khăn.Đến hạn đăng kiểm, anh làm liều mang xe đến. Cơ quan chức năng giải quyết thủ tục bình thường, không đề cập nhắc lỗi phạt nguội. Anh thở phào, đinh ninh đã thoát phạt nguội.Gần đây, anh tiếp tục bấm tra cứu lỗi vi phạm qua hình ảnh thì 19 lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại. Anh L. thắc mắc: "Đã qua đăng kiểm, tưởng thoát phạt nguội, nhưng sao nay lại hiện lên lỗi cũ?".Tương tự, trên các fanpage về giao thông, một số người cũng than thở khi thấy lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại trên hệ thống, dù đã qua nhiều đợt đăng kiểm. Anh Minh Khang (ngụ Q.Tân Bình) cho biết, năm 2023, anh mua lại chiếc xe cũ của người quen và cẩn thận tra cứu phạt nguội trước khi làm thủ tục. Hệ thống báo không ghi nhận lỗi vi phạm.Mới đây, anh tra lỗi phạt nguội thì có thông báo vi phạm lỗi đậu xe không đúng quy định từ năm 2022. "Trường hợp này thì tôi đóng phạt hay chủ xe cũ đóng phạt. Nếu tôi gọi mà chủ cũ không lên đóng phạt thì sao?", anh đặt câu hỏi.Trả lời nội dung này, đại diện Cục CSGT cho hay, các lỗi vi phạm qua hình ảnh đều được cập nhật lên website của Cục CSGT. Trước đây, hệ thống kiểm định chưa kết nối cơ sở dữ liệu của Cục CSGT nên có thể một số hành vi vi phạm CSGT chuyển qua không được update vào cơ sở dữ liệu của đăng kiểm. Do vậy, có trường hợp người dân trước đây đi đăng kiểm bình thường, nhưng giờ đăng kiểm hoặc tra cứu thì thấy báo có lỗi vi phạm. Bên cạnh đó, trước đây người dân chưa tự giác đến nộp phạt khi thấy thông báo. Vài năm trước, cơ quan chức năng cũng chưa có chế tài hạn chế đăng kiểm nếu chưa đóng phạt nguội. Do vậy, khi nào đi kiểm định không được, người dân mới đến đóng phạt.Hiện nay, hệ thống dữ liệu đồng bộ, các lỗi vi phạm hiển thị đầy đủ. "Về nguyên tắc, chủ xe bị phạt nguội mà chưa đóng phạt thì lỗi vi phạm không thể nào biến mất", đại diện Cục CSGT nói.Theo tìm hiểu, hiện có những lỗi vi phạm được ghi nhận nhiều lần, có tính chất lặp lại được CSGT ghi nhận trên cùng một phương tiện như: đỗ xe sai quy định, chạy quá tốc độ liên tục trên một đoạn đường dài, chạy trong làn dừng khẩn cấp của cao tốc..."Vị trí gắn camera tự động bắn tốc độ, ghi nhận lỗi vi phạm qua hình ảnh đã được cơ quan chức năng tính toán để người tham gia giao thông giảm tốc, điều chỉnh phù hợp. Nhưng khi tham gia giao thông, nhiều người không để ý, vi phạm liên tục trên đoạn đường dài, qua nhiều vị trí camera vẫn vi phạm thì hệ thống sẽ ghi nhận lỗi ở các thời điểm khác nhau", lãnh đạo một đội CSGT thông tin.
Đu trend Flex GAM bị cộng đồng pressing cực mạnh
Ngày 10.1, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Bùi Văn Hải (44 tuổi, quê tại H.Quảng Xương, Thanh Hóa; ngụ tại P.An Hòa, TP.Rạch Giá, Kiên Giang), Giám đốc Công ty CP kinh doanh bất động sản Song Vi VN Group, để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, với tư cách là Giám đốc Công ty CP kinh doanh bất động sản Song Vi VN Group, từ tháng 4.2022 đến tháng 9.2023, Bùi Văn Hải đã đưa ra nhiều thông tin không đúng sự thật về dự án Trung tâm thương mại và nhà phố Eden (dự án tại P.Nam Ngạn, TP.Thanh Hóa) để ký hợp đồng hỗ trợ tài chính với bà T.T.N (ngụ H.Quỳnh Lưu, Nghệ An), qua đó chiếm đoạt của bà N. khoảng 2,7 tỉ đồng.Công an tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết vụ án đang được điều tra mở rộng và sẽ xử lý nghiêm cá nhân vi phạm.Được biết, Song Vi VN Group được thành lập năm 2020, và là công ty con của Công ty TNHH Tâm Trí Tài Thanh Hóa (địa chỉ tại H.Quảng Xương, Thanh Hóa).Thời gian qua doanh nghiệp này cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện ra mắt hợp tác với các doanh nghiệp khác để phân phối sản phẩm bất động sản tại tỉnh Thanh Hóa, như: dự án khu đô thị nhà ở, thương mại, dịch vụ TX.Bỉm Sơn (TNR Stars Bỉm Sơn); Trung tâm thương mại, nhà phố Eden; dự án Paris Elysor Thanh Hóa...
Ngày 9.3, UBND TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết vừa ban hành văn bản phê bình ông Phan Anh Tú, Chủ tịch UBND xã Lộc Nga, do chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ đầu tư công trên địa bàn xã.Trước đó, cuối năm 2024, lãnh đạo UBND TP.Bảo Lộc nhiều lần đi kiểm tra thực tế các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố nói chung và xã Lộc Nga nói riêng. Tiếp đó, đầu tháng 3.2025, lãnh đạo UBND TP.Bảo Lộc đến xã Lộc Nga kiểm tra thực tế việc triển khai thực hiện các công trình, dự án giao thông đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Qua kiểm tra cho thấy, các công trình, dự án do UBND xã Lộc Nga làm chủ đầu tư triển khai thực hiện rất chậm, không đảm bảo tiến độ đề ra.Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, đời sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong thời gian dài. Cụ thể, dự án cải tạo, nâng cấp đường Lạc Long Quân trong tình trạng nham nhỡ khiến việc lưu thông qua lại của người dân gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông; làm ảnh hưởng đến nhà cửa của người dân trong thời gian dài, nhưng chậm khắc phục khiến người dân bức xúc.Điều này cũng ảnh hưởng tiến độ giải ngân của UBND TP.Bảo Lộc. Theo đó, trách nhiệm trên thuộc về tập thể lãnh đạo UBND xã Lộc Nga mà người đứng đầu là Chủ tịch UBND xã này.Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh rà soát kết quả thực hiện, giải ngân của các công trình, dự án được giao vốn kế hoạch năm 2024 do mình quản lý. Từ đó, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến việc triển khai thực hiện, thanh toán giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 chậm tiến độ.Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công của năm 2025 ngay từ những tháng đầu năm, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu giải ngân của năm 2025 và của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.
Cổ phiếu tăng mạnh, nhiều tỉ phú USD Việt Nam bỏ túi hơn nửa tỉ đô
Liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân, đến nay Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H'Nguyên Niê Kdăm (40 tuổi), Nguyễn Thanh Nhàn (37 tuổi), Nguyễn Trần Trung Hiếu (25 tuổi) cùng trú tại xã Ea Phê (H.Krông Pắc, Đắk Lắk và Nguyễn Thị Bích Ngọc (36 tuổi, trú TP.Bến Tre, Bến Tre) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bước đầu, các bị can khai nhận từ đầu năm 2024, thông qua ứng dụng Telegram, H'Nguyên đã liên hệ với một đối tượng không rõ lai lịch để nhận cầm đầu nhóm này tổ chức hoạt động lừa đảo trên không gian mạng và phân chia cho Nhàn, Hiếu và Ngọc nhiệm vụ quản lý.Sau đó, H'Nguyên lên mạng xã hội tuyển nhân viên. Với mỗi cuộc gọi thành công, nhân viên sẽ được trả công 30.000 đồng, mỗi ngày 1 nhân viên được trả khoảng 300.000 - 600.000 đồng.Hàng ngày, các nhân viên gọi điện cho khách hàng với kịch bản do H'Nguyên cung cấp, giả danh nhân viên Công ty TNHH công nghệ TikTok gọi điện cho khách hàng với nội dung "khách hàng may mắn trúng thưởng phần quà từ TikTik" và đề nghị cung cấp thông tin cá nhân để nhận quà tri ân 0 đồng; tham gia làm việc tại nhà bằng cách xem video, like tăng tương tác để nhận tiền thưởng. Sau đó, yêu cầu kết bạn Zalo với tài khoản của "công ty" để gửi địa chỉ nhận quà. Khi đã tạo được lòng tin, các đối tượng sẽ đưa các nhiệm vụ "thương mại điện tử" và hứa hẹn khách hàng sẽ được nhận tiền hoa hồng khi mua các sản phẩm của "công ty" cung cấp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, "công ty" sẽ trả lại số tiền ban đầu và trả thêm từ 20 - 30% tiền hoa hồng.Đối với các giao dịch có số tiền nhỏ thì khách hàng được nhận lại đầy đủ như thỏa thuận đề tạo lòng tin. Nhưng khi thực hiện các giao dịch với số tiền lớn thì các đối tượng lại đưa ra nhiều lý do như sai cú pháp, sai lệnh… để khóa tài khoản của khách hàng và chiếm đoạt tiền.Các nhóm nhân viên Telesale của H'Nguyên quy định sau 15 ngày sẽ xóa toàn bộ dữ liệu để tiêu hủy chứng cứ.Cảnh sát xác định hàng ngày các đối tượng sử dụng thông tin trái phép của khoảng 50.000 người dân, thực hiện trên 100.000 cuộc gọi để thực hiện hành vi lừa đảo.Qua thống kê sơ bộ, các đối tượng trong đường dây đã chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng. Nhiều người dân đã bị nhóm lừa đảo trên chiếm đoạt số tiền rất lớn, thậm chí có người đã bị lừa mất hơn 1 tỉ đồng. Và nhóm đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk đã được trả công hơn 200 tỉ đồng.Từ tháng 8.2024 đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với A05 đấu tranh, triệt phá đường dây này. Quá trình điều tra, ban chuyên án đã làm rõ 57 đối tượng liên quan, thu 45 máy tính các loại, 63 điện thoại, 41 xe máy, 180 GB dữ liệu cùng nhiều tang vật liên quan.Bộ Công an đề nghị những ai bị chiếm đoạt tiền theo phương thức nêu trên thì liên hệ điều tra viên Phạm Tú Anh theo số điện thoại 0966639569 hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tại 58 Nguyễn Tất Thành (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để được hướng dẫn giải quyết.