Adam Lâm ra mắt MV lấy cảm hứng từ phim 'Như Ý truyện'
Dựa trên kỳ vọng GDP của Việt Nam năm nay tăng trưởng 6 - 6,5% và nhiều điểm sáng tích cực của nền kinh tế, VSA dự báo tiêu thụ thép năm nay sẽ tăng 6,4% lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm sẽ đạt 13 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2023. Theo đó, VSA dự báo ngành sản xuất thép trong năm nay có thể tăng trưởng 10% giúp các doanh nghiệp phục hồi lợi nhuận.Một gia đình nghèo gặp cảnh tai ương khốn cùng
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
‘Rặt’ người miền Tây
Năm 2024 vừa qua, Nhà Bè đã có bước chuyển mình đáng kể, khi chỉ hơn 1 năm đã có 9 công trình hạ tầng quan trọng được khánh thành và đi vào hoạt động, đánh dấu một năm bứt phá trong chiến lược phát triển khu vực. Đặc biệt, hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, cầu Phước Long, cầu Rạch Đỉa… giúp kết nối mạnh mẽ Nhà Bè với khu vực trung tâm TP.HCM, rút ngắn thời gian di chuyển và mở ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản. Anh T.M.Ngọc, nhà đầu tư kỳ cựu tại TP.HCM cho hay, anh đã bắt đầu tham gia vào bất động sản từ năm 2018. Sau nhiều năm theo các quận trung tâm, nhận thấy dư địa sinh lời không còn hấp dẫn, anh Ngọc đã quyết định chuyển hướng sang khu vực Nam Sài Gòn để đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới. Anh Ngọc nhận định: "Nhà Bè mấy năm nay thực sự nổi bật, hạ tầng giao thông liên tục hoàn thành, tương lai còn được quy hoạch thành đô thị phía Nam TP.HCM. Tôi tin rằng đây là thời điểm lý tưởng để đầu tư và nắm bắt cơ hội sinh lời bền vững".Đáng chú ý, theo Quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021-2030, huyện Nhà Bè sẽ được đầu tư mạnh về hạ tầng, cùng quận 7 hình thành đô thị phía Nam trực thuộc TP.HCM. Khu vực này sẽ phát triển theo hướng hiện đại, kết hợp thương mại - dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp sinh thái, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, cảng biển và dịch vụ logistics dọc sông Soài Rạp.Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng được đầu tư đồng bộ trên cả đường bộ, đường sắt và đường thủy, nổi bật là các dự án như cao tốc Bến Lức - Long Thành, nâng cấp Lê Văn Lương, tuyến đường sắt kết nối cảng, Metro số 4 (Đông Thạnh - Hiệp Phước); Metro số 10… kết hợp cải tạo, nâng cấp các tuyến thủy nội địa kết nối khu vực nội thành với cảng biển Hiệp Phước. Với quy hoạch này, khu Nam Sài Gòn hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế năng động và hiện đại trong tương lai gần. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cũng nhận định, tiềm năng phát triển bất động sản của Nhà Bè là rất khả quan khi sở hữu nhiều lợi thế lớn như quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông đang được đầu tư và còn nằm ở vị trí chiến lược khi TP.HCM triển khai mô hình đô thị đa trung tâm. Theo thống kê từ các sàn giao dịch của một công ty bất động sản lớn tại khu Nam Sài Gòn cho thấy, chỉ trong vòng 6 tháng, giá căn hộ tại Nhà Bè và khu vực lân cận đã tăng 10 - 15% và dự báo xu hướng tăng sẽ tiếp tục mạnh mẽ vào năm 2025. Đón sóng đầu tư với chu kỳ tăng trưởng mới của khu vực, Khải Hoàn Prime tọa lạc ngay trên tuyến đường huyết mạch Lê Văn Lương thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư - khách hàng sành sỏi trên thị trường. Thừa hưởng vị trí đắc địa, Khải Hoàn Prime sở hữu một đặc quyền - không gian sống hài hòa với sông nước, thiên nhiên trù phú mà vẫn có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm thành phố.Dự án nổi bật với mật độ xây dựng chỉ 21% - tương đương với các khu Resort cao cấp, Khải Hoàn Prime nằm trong Top những dự án có mật độ xây dựng thấp nhất TP.HCM, kiến tạo môi trường sống xanh chuẩn nghỉ dưỡng ngay giữa lòng đô thị. Bà Olivia Miller, chuyên gia từ Canada và là khách hàng của Khải Hoàn Prime chia sẻ: "Tôi thích cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, và Khải Hoàn Prime là một lựa chọn hoàn hảo đối với nhu cầu này. Chỉ cần 20 phút là có thể đến quận 1, nhưng lại được sống trong một môi trường biệt lập, không ồn ào, tận hưởng những tiện ích sức khoẻ, hiện đại". Không chỉ là nơi an cư lý tưởng, Khải Hoàn Prime còn là lựa chọn hoàn hảo cho những ai tìm kiếm chất sống đẳng cấp, chạm tay đến tầng cao của nghệ thuật tận hưởng. Dự án sở hữu chuỗi tiện ích sinh thái độc đáo: cung đường dạo bộ ven sông, hồ bơi muối khoáng thư giãn đạt tiêu chuẩn nghỉ dưỡng tại các resort, hồ thủy lực Jacuzzi, khu tổ chức sự kiện và BBQ Riverside… với các dịch vụ cao cấp để mỗi ngày đều là một kỳ nghỉ dưỡng đắt giá.Hiện tại, Khải Hoàn Prime là một trong những dự án 'hiếm hoi' tại khu vực Nhà Bè, hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng để tạo dựng một không gian sống đẳng cấp "chuẩn Resort" giữa lòng thành phố với các tiện ích hiện đại hài hòa cùng thiên nhiên. Đặc biệt, với mức giá hợp lý so với tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai, dự án này không chỉ là một lựa chọn an cư lý tưởng mà còn là cơ hội đầu tư sinh lời hấp dẫn cho những khách hàng nhạy bén, mong muốn sở hữu một không gian sống xứng tầm.
Ngày 17.3, Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ cho biết đang xin ý kiến tham vấn đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (KCN Dốc Đá Trắng).Dự án KCN Dốc Đá Trắng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 18.3.2024, chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỉ đồng, quy mô khoảng 288 ha (trong đó 242 ha tại xã Vạn Hưng, H.Vạn Ninh và 46 ha tại xã Ninh Thọ, TX.Ninh Hòa).Theo chủ đầu tư, hiện trạng sử dụng đất của dự án gồm đất rừng sản xuất (không phải rừng tự nhiên, nằm ngoài quy hoạch của đất 3 loại rừng) với hơn 101 ha; cùng hơn 61 ha đất trồng cây lâu năm; hơn 16 ha đất nuôi trồng thủy sản; khoảng 33 ha đất trồng cây hàng năm; hơn 7 ha đất làm muối và các loại đất khác.Trong đó, đất rừng sản xuất chủ yếu trồng cây keo, bạch đàn, quế. Việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất công nghiệp sẽ làm giảm diện tích rừng cũng như thay đổi chất lượng đất, làm giảm khả năng tái tạo, phục hồi môi trường gây ảnh đến cảnh quan môi trường và khí hậu khu vực.Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ cũng thông tin sẽ dành khoảng 280 tỉ đồng (bao gồm chi phí cải tạo và phát triển đất trồng lúa cho dự án, chi phí trồng rừng thay thế) để giảm nhẹ tác động đến sinh kế người dân, giảm tác động về an ninh lương thực cũng như tác động về mặt an toàn trật tự xã hội. Hiện toàn bộ diện tích rừng sản xuất đã được HĐND tỉnh Khánh Hòa đồng ý chủ trương chuyển đổi mục đích rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án. Chủ dự án đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế và được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xác nhận.Ngoài ra, trong khu vực thực hiện dự án có khoảng 58 hộ dân đang sinh sống và nhà ở phần lớn là nhà cấp 4 với diện tích khoảng 8,4 ha. Quỹ đất tái định cư để bố trí cho các hộ, gia đình cá nhân bị thu hồi đất đã được xác định trong Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 KCN Dốc Đá Trắng.
Những thức uống giảm cân thơm ngon giúp hội chị em văn phòng đánh tan mỡ bụng
Khác với mọi năm, Nguyễn Thiên Di (29 tuổi), ngụ ở 59 Cao Lỗ, Q.8 (TP.HCM) không còn nhận được khoản thưởng tết mà cô gái từng trông chờ. Năm nay, công ty thông báo sẽ thưởng lương tháng 13 dựa trên thâm niên. Tuy nhiên, với thời gian làm việc chỉ 6 tháng, Di không đặt quá nhiều hy vọng.Điều khiến Di hụt hẫng hơn cả là trước tết khoảng 20 ngày, công ty quyết định cắt giảm nhân sự để giảm chi phí. Thiên Di là một trong những người lọt trong danh sách. Bị nghỉ việc đồng nghĩa với việc cô gái mất đi nguồn thu nhập ổn định và không có thưởng tết. Tổng cộng, Thiên Di ước tính mất đi khoảng 20 triệu đồng. "Đó không phải là một con số nhỏ. Tết đến mà không có khoản tiền này, mình buộc phải cắt giảm chi tiêu nhiều thứ", Di nói.Để thích nghi với hoàn cảnh, Thiên Di thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế đi cà phê hay ăn uống bên ngoài. "Mình sẽ nấu cơm nhà, cố gắng tiết kiệm tối đa. Tết năm nay, không còn những bữa ăn thịnh soạn hay những kế hoạch vui chơi", Di buồn bã kể.Hồ Thị Bích Ngọc (25 tuổi), ngụ ở hẻm 58 đường số 5, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (TP.HCM) chia sẻ các tết năm nay của cô khác xa mọi năm vì công ty không có thưởng tết do kinh tế khó khăn. Số tiền lương ít ỏi khiến cô nhân viên văn phòng phải cắt giảm mọi kế hoạch tết. Ngọc dự định sẽ ở lại TP.HCM để làm thêm để tiết kiệm chi phí, thay vì về quê thăm gia đình. "Năm nay không quần áo mới, mình cũng chẳng dám nghĩ đến việc đi chơi. Mình hy vọng năm mới mọi thứ sẽ tốt hơn, không phải sống trong cảnh bất an như thế này", Ngọc nói.Lê Trinh (27 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Bình Dương, hiện là giáo viên thời vụ tại một trung tâm tiếng Anh ở TP.Thủ Đức, TP.HCM, chia sẻ rằng tết năm nay của cô đầy những nỗi buồn và lo toan. "Với hợp đồng thời vụ, mình không được tính vào diện nhân viên chính thức nên không có tiền thưởng tết", Trinh kể.Theo Trinh, lương tháng cũng không đủ dư dả để cô tích góp cho dịp tết, trong khi các khoản chi phí như tiền thuê trọ, tiền ăn và quà cho nội ngoại hai bên vẫn phải lo. Để đối mặt với khó khăn, Trinh buộc phải cắt giảm các chi tiêu cá nhân, từ việc hạn chế mua sắm cho đến việc không tham gia các hoạt động giải trí như trước đây. "Tết chỉ vui khi mình có đủ đầy và không còn lo nghĩ về cơm áo gạo tiền", cô chia sẻ với ánh mắt buồn bã.Dù khó khăn, Thiên Di cho rằng mình vẫn còn may mắn khi sớm nhận ra dấu hiệu bất ổn của công ty. Cô gái đã chủ động tìm một công việc mới trước khi bị sa thải. Công việc mới tuy không mang lại thu nhập cao như trước, nhưng đủ để cô duy trì cuộc sống và vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong khi đó, Lê Trinh nói rằng cô sẽ lập lại kế hoạch chi tiêu, ưu tiên những mục tiêu quan trọng như tiền thuê trọ, ăn uống cơ bản và quà tết thiết yếu. Các khoản không cần thiết như mua sắm quần áo mới, trang trí nhà cửa sẽ được cắt giảm tối đa.Bích Ngọc cho biết cô sẽ tìm hiểu các việc làm thời vụ như bán hàng, phục vụ… để cải thiện thu nhập ngày tết. Những công việc này tuy ngắn hạn nhưng có thể mang lại khoản thu nhập tạm thời, giúp giảm bớt áp lực tài chính.Theo chị Dương Huỳnh Thanh Kim, phụ trách phòng Dịch vụ việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM, những ai đang gặp khó khăn về công việc nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để đầu tư vào các khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn. Đây là cơ hội để bạn không chỉ cải thiện thu nhập mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động, mở ra những cơ hội việc làm ổn định và tốt hơn trong tương lai.Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Maybank, khuyến khích mọi người tạo không khí tết bằng cách tối ưu chi phí như tận dụng lại đồ cũ hoặc tự tay làm các món ăn đơn giản, giảm bớt chi tiêu không cần thiết. Sau tết, việc lên kế hoạch tài chính cụ thể để tích lũy hoặc đầu tư nhỏ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống bất ngờ trong tương lai. Bạn nên gia tăng tài sản, tạo nhiều nguồn thu, cố gắng có nguồn thu bị động, lập kế hoạch dự phòng... để giảm bớt áp lực tài chính.