Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.Đằng sau kế hoạch báo thù Israel của chỉ huy Hamas
Thông qua trang cá nhân, H'Hen Niê gây bất ngờ khi chia sẻ hình ảnh được bạn trai cầu hôn sau 7 năm yêu nhau. Trong khoảnh khắc trọng đại này, người đẹp không giấu được niềm hạnh phúc. Cô viết: "Cảm ơn anh. Như lời anh nói: "Vì em là duy nhất". Anh là tình yêu duy nhất của H'Hen". Nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi đã cất công chọn chiếc nhẫn kim cương với thiết kế tinh xảo của một thương hiệu đình đám, mang ý nghĩa tình yêu vĩnh cửu. Đây cũng là cách anh thể hiện sự cam kết dành cho cô gái mà mình yêu thương. Bài đăng của H'Hen Niê nhanh chóng gây sốt mạng xã hội. Dưới phần bình luận, nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Lê Thúy, Pha Lê... cùng đông đảo khán giả gửi lời chúc mừng đến Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Bên cạnh đó, một số cư dân mạng mong chờ đám cưới của nàng hậu sinh năm 1992 trong thời gian tới. Trước khi có màn cầu hôn lãng mạn này, H'Hen Niê và bạn trai trải qua quãng thời gian dài đồng hành cùng nhau. Nàng hậu xác nhận có người yêu từ năm 2018, cho biết anh là người giàu tình cảm. Thời điểm đó, dù chưa từng tiết lộ danh tính bạn trai song thông qua những hình ảnh được lan truyền, nhiều người đồn đoán đó là nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi. Dịp Tết Nguyên đán 2025, H'Hen Niê gây bất ngờ khi công khai bạn trai, nhận được sự chúc phúc của dân mạng. Trải qua 7 năm yêu nhau, cặp đôi đối diện không ít thử thách, từng tan vỡ song sau đó hàn gắn. Trước đó, người đẹp chia sẻ lý do kín tiếng trong chuyện tình cảm vì muốn khán giả tập trung vào các dự án nghệ thuật, cộng đồng thay vì chuyện đời tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Thanh Niên, H'Hen Niê từng chia sẻ về chuyện hôn nhân: "Tôi nghĩ rằng đám cưới của tôi, tôi cần những người yêu thương mình, những người đã hiểu về mối quan hệ của tôi và bạn trai cũng như gia đình họ hàng hai bên. Khoảnh khắc đó, tôi mong muốn hai bên gia đình sẽ biết nhau. Tôi vẫn cần có không gian riêng của gia đình".
Nhận định CLB Thanh Hóa vs CLB Hải Phòng (17 giờ, 8.4): 'Bố già' lợi hại trở lại
Khác với mọi năm, lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty năm nay diễn ra trong bối cảnh bờ sông được UBND TP.Phan Thiết chỉnh trang lại bờ kè. Hai bờ sông Cà Ty trở nên rộng rãi, như 2 khán đài, trải dài từ cầu Dục Thanh xuống tới cầu Trần Hưng Đạo, thu hút hàng nghìn khán giả là người dân và du khách khắp nơi đến thưởng lãm và cổ vũ cho các tay chèo.Sở "chỉ huy" không đóng trên cầu Lê Hồng Phong như mọi năm, mà chuyển xuống bờ sông thuộc P.Lạc Đạo, nơi có cả 2 phường Đức Thắng và Đức Nghĩa (cũ) sáp nhập kể từ ngày đầu năm 2025.Dù năm nay các phường Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo đã bị sáp nhập, nhưng lễ hội đua thuyền vẫn giữ nguyên 9 đội tham gia, mỗi đội 25 tay chèo đến từ các làng chài ở phố biển Phan Thiết. Với 3 cự ly đua là 300 m, 500 m và 1.200 m; điểm xuất phát từ chân cầu Dục Thanh, điểm kết cuối quay đầu là cầu Trần Hưng Đạo.Cái khó năm nay mà các tay chèo gặp phải là khi xuống dòng Cà Ty gặp gió ngược rất mạnh, trong khi thủy triều bắt đầu rút. Do vậy, có những thuyền đua tưởng chừng sắp cán đích thì bị thuyền bạn soán ngôi, một phần do gió ngược quá mạnh.Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Nam Long, trưởng ban tổ chức giải đua thuyền, cho biết không ngờ lượng khán giả năm nay lại đông như vậy. Một phần do hai bờ kè sông được chỉnh trang sạch đẹp, rộng rãi, làm tăng thêm diện tích cho người dân đến xem, cổ vũ cổ vũ các đội đua.Không chỉ có thuyền đua, giải năm nay còn thu hút gần 30 thuyền thúng tham gia lắc thúng.
Ngược lại, giá cà phê arabica trên sàn New York đã tăng trở lại sau nhiều ngày giảm liên tiếp. Theo đó, kỳ hạn tháng 7 tăng 31,9 USD lên thành 4.339 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 9 tăng 27,5 USD lên 4.311 USD/tấn và tháng 12 tăng 30,1 USD/tấn lên 4.310 USD/tấn.
Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 8.1, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết hiện tình trạng đưa tin thất thiệt, thậm chí có tính vu khống, xuyên tạc trên mạng xã hội là hiện tượng đáng lo ngại. Đây là sự xuống cấp của đạo đức xã hội với nhiều hình thức như vu cáo, bịa đặt, vu khống. Về mặt pháp lý, những hành vi này có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù. Ông Tuyên cũng dẫn ra việc đầu năm 2024, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) đã bị xét xử vì hành vi đưa tin xuyên tạc, sai sự thật.Vụ việc tại Ngân hàng ACB "trên mạng có thông tin đưa đẩy, thất thiệt", song theo ông Tuyên, đến nay Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của các bên có liên quan.Về giải pháp xử lý tình trạng đưa tin thất thiệt, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho rằng cần giáo dục đạo đức trên không gian mạng để người dùng có hành vi ứng xử văn minh hơn, đảm bảo trung thực hơn. Vừa qua Bộ Công an đã và đang thu nhập thông tin, nắm tình hình về hành vi thông tin sai sự thật, có tính vu khống trên không gian mạng để kiến nghị biện pháp xử lý. "Chúng tôi sẽ xử lý rất nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nếu hành vi gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, đầu tư, thương mại. Bộ Công an làm rất nhiều vụ về vấn đề này", ông Tuyên nói.Trước đó, một số cá nhân đã sử dụng mạng xã hội livestream đưa thông tin về "lãnh đạo ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài". Sau đó, tối 4.1, Ngân hàng ACB đã có thông báo bác những thông tin bịa đặt trên mạng nói trên.Theo thông báo của ACB, ngân hàng này đã thực hiện thu thập toàn bộ những nội dung đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật theo đúng trình tự pháp luật để báo cáo sự việc đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý theo đúng pháp luật.