Trung Quốc bị nghi dùng công nghệ Mỹ để sản xuất chip
Cảnh tượng các trường học đóng cửa hàng loạt đã quay lại ở Mỹ, lần này không phải do Covid-19 mà là dịch cúm đang diễn tiến nghiêm trọng, theo chương trình tin tức TODAY phát trên Đài NBC News hôm 8.2.Theo giới chức y tế Mỹ, mùa cúm 2024–2025 chứng kiến số người mắc bệnh gia tăng và đến nay vẫn chưa thấy đỉnh dịch. Hậu quả là trường học tại các bang ghi nhận nhiều trường hợp lây và mắc bệnh cúm ở khuôn viên trường.Trong tuần qua, không ít trường học và thậm chí cả học khu thông báo đóng cửa ở ít nhất 10 tiểu bang, có thể kể đến Texas, Ohio, Oklahoma, Georgia, Virginia, Tennessee. Thời gian đóng cửa diễn ra ngắn, đa số trong vòng vài ngày.Tính đến ngày 7.2, số ca cúm tiếp tục gia tăng trên toàn nước Mỹ, theo báo cáo giám sát FluView mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) được công bố ngày 1.2.Theo ước tính của CDC, Mỹ đã ghi nhận ít nhất 24 triệu người bị cúm, 310.000 ca nhập viện và 13.000 người chết trong mùa dịch lần này.Trên toàn quốc, tỷ lệ phát hiện cúm hiện tăng lên 31% từ mức 18% trong giữa tháng 1.CDC cho biết ít nhất 43 tiểu bang và vùng thủ đô Washington hiện ghi nhận hoạt động cúm "rất cao" hoặc "cao". Những trường hợp nhập viện hoặc cấp cứu có liên quan đến dịch cúm cũng gia tăng.Số trường hợp trẻ em mắc bệnh cúm cũng tăng, và đến nay đã có ít nhất 57 trường hợp bệnh nhi tử vong vì cúm được ghi nhận trong mùa dịch 2024-2025 ở Mỹ."Điều chúng tôi lo lắng nhất là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn đến từ bệnh cúm và khiến trẻ bệnh rất nặng. Bản thân bệnh cúm và những biến chứng liên quan có thể gây tử vong ở trẻ", TODAY.com dẫn lời bác sĩ Jason Newland, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng toàn quốc ở thành phố Columbus (bang Ohio).Cùng lúc, Mỹ cũng chứng kiến sự quay lại của các đợt nhiễm norovirus, Covid-19 và RSV (virus hợp bào hô hấp), với một số chuyên gia y tế gọi đây là "bộ tứ dịch bệnh"."Chúng ta đang chứng kiến các đợt sóng dịch đầy thách thức", theo cảnh báo của bác sĩ Torey Mack, Giám đốc Y tế của Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng Mỹ đại diện cho hơn 200 bệnh viện trên toàn quốc.Còn bác sĩ William Schaffner, giáo sư bệnh truyền nhiễm của Trường Y Đại học Vanderbilt tại Nashville (bang Tennessee), cho biết nước Mỹ đang trải qua mùa cúm nghiêm trọng, kéo dài và chứng kiến nhiều trường hợp nhập viện. Số ca cúm vẫn chưa giảm, nên dịch cúm vẫn trong giai đoạn hoành hành và chưa đến đỉnh dịch. CDC khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa cho lứa tuổi từ 6 tháng trở lên, và vắc xin cung cấp phòng vệ đối với cúm A và cúm B.Tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với những nhóm đối tượng đối mặt nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, như trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, người trên 65 tuổi, thai phụ, người mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền.Saigontourist Group giành giải thưởng 'Lễ hội Ẩm thực đặc sắc nhất thế giới 2023'
Là thành viên Ban giám khảo, ca sĩ Nguyên Vũ cho biết tiêu chí chấm giải của anh là "chỉ cần mình nhìn một bức ảnh, một bài viết, thấy có cảm xúc thì mình chọn". Anh chốt: "Những cảm xúc từ trái tim sẽ chạm đến trái tim".
Vàng mù tạt, gia vị cho ngôi nhà thêm sang trọng đón thu về
Tờ New York Post ngày 27.1 đưa tin các nhân viên tại một tiệm phở ở San Jose (California, Mỹ) vừa ngăn chặn một vụ "bắt cóc" nhằm vào một rô bốt phục vụ trị giá 18.000 USD (hơn 450 triệu đồng).Hình ảnh từ camera an ninh tại tiệm Phở 21 ghi lại cảnh một người đàn ông đến tiệm vào khoảng 7 giờ 40 ngày 19.1, chỉ 20 phút trước giờ mở cửa. Người đàn ông này hỏi xin sử dụng nhà vệ sinh và biến mất trên màn hình.Sau đó, người này trở ra và tìm cách khiêng một trong 3 rô bốt phục vụ của tiệm, khi ôm ngang rô bốt giống như ra đòn vật, trước khi khiêng ra ngoài. Dưới sức nặng của con rô bốt, "kẻ bắt cóc" đi khệnh khạng ra cửa.Một nhân viên tiệm phở phát hiện và tìm cách ngăn cản hành động kỳ quặc của người đàn ông lạ mặt. Khi ra ngoài, người này kéo con rô bốt trên vỉa hè và ném nó vào phía sau xe của mình.Con rô bốt đã nằm trong cốp xe khoảng 10 giây, trước khi những nhân viên khác của tiệm phở ra đến nơi và giằng lại. Họ đã gọi cảnh sát, sau khi khiến người đàn ông trên bỏ cuộc.Theo Đài ABC 7 News dẫn lời ông Tony Ngo, chủ tiệm Phở 21, con rô bốt trị giá 18.000 USD nhưng sẽ vô dụng trong tay tên trộm, do được lập trình đặc biệt và không thể sử dụng bên ngoài tiệm.Bản tin cho biết không có người hay rô bốt nào bị thương trong sự việc trên. Con rô bốt sau đó quay lại phục vụ món phở theo lập trình, trong khi chưa rõ danh tính kẻ trộm cũng như việc xử lý của cơ quan chức năng đối với vụ việc.Rô bốt đang được phát triển nhanh chóng và dường như đang xuất hiện trên khắp các lĩnh vực, trong khi không ai biết chắc chúng còn có thể làm được gì chỉ sau vài năm nữa.Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tạo ra những rô bốt trí tuệ nhân tạo (AI) có thể biểu lộ cảm xúc và thay thế một số vai trò quan trọng của con người.
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.
Giá heo hơi hôm nay 10.5.2024: Liệu có vượt qua 65.000 đồng/kg?
Reuters hôm 29.1 dẫn báo cáo của Bloomberg cho thấy các nhà nghiên cứu an ninh của Microsoft đã phát hiện vào mùa thu năm ngoái, một số cá nhân bị nghi ngờ có liên hệ với DeepSeek đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu của OpenAI thông qua việc sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) của công ty Mỹ.API là phương thức chủ yếu để các nhà phát triển phầm mềm và kinh doanh mua dịch vụ của OpenAI.Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, đã thông báo với công ty về hoạt động đáng ngờ từ nhóm có liên hệ với DeepSeek.DeepSeek, công ty khởi nghiệp AI chi phí thấp của Trung Quốc, hôm 27.1 là nguyên nhân đằng sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ khi công cụ trợ lý AI miễn phí của DeepSeek là R1 vượt qua ChatGPT của OpenAI trên cửa hàng ứng dụng Apple.Một ngày sau, ông David Sacks, người đứng đầu cơ quan quản lý AI và tiền điện tử của Nhà Trắng, đã nói với Đài Fox News rằng "có thể" DeepSeek đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.Theo ông Sacks, có bằng chứng đáng kể để nghi ngờ DeepSeek đã rút tỉa kiến thức từ các các mô hình của OpenAI.Về thông tin điều tra do Microsoft và OpenAI thực hiện, một người phát ngôn của OpenAI cáo buộc phía Trung Quốc liên tục tìm cách sao chép các mô hình AI của những công ty Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đại diện OpenAI không đề cập tên DeepSeek hoặc bất kỳ cái tên cụ thể nào khả nghi nảo khác.Trước đó, sự xuất hiện của mô hình AI R1 giá rẻ và hiệu quả đến từ DeepSeek đã buộc Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman phải lên tiếng. Ông thừa nhận R1 là một đối thủ đáng gờm, đồng thời khẳng định OpenAI sẽ sớm tung ra những mô hình AI mạnh mẽ hơn.