12 chiến sĩ Điện Biên Phủ trải nghiệm tuyến metro đầu tiên của TP.HCM
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.Thái Lan 'chơi sốc' khi giảm giá vé máy bay ngay cao điểm tết té nước
Sự ra đi của nhà thơ Dương Kỳ Anh ở tuổi 77 để lại nhiều tiếc nuối với bạn bè, đồng nghiệp. Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Hữu Việt chia sẻ: “Thương tiếc nhà thơ Dương Kỳ Anh - người thủ trường đặc biệt những năm đầu làm báo Tiền Phong”.Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh tên thật là Dương Xuân Nam, sinh năm 1948 tại Hà Tĩnh. Ông là nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Dương Kỳ Anh còn là một trong những nhà thơ, nhà báo hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trong từ điển Danh nhân Văn hóa Thế giới (Khu vực châu Á - Thái Bình Dương).Nhà thơ Dương Kỳ Anh từng xuất bản một số tác phẩm như Và anh đợi (1987), Dang một chuyện tình (1989), Đi qua thời gian (1992), Bông hoa lạ (1994), Bài phóng sự (2000), Miền ký ức (2001), Bức ảnh thứ hai (2001), Chị Huệ làng Tảo Trang (2003), Xuyên Cẩm (2004), Thơ Dương Kỳ Anh (2005), Thổ địa (2006); Cõi ta bà (2008)... Ông giành được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của mình. Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh được nhiều người gọi với danh xưng “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Ông đảm nhận vai trò Trưởng ban Tổ chức kiêm chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi sắc đẹp này từ năm 1988 đến năm 2008. Trong một lần chia sẻ với Thanh Niên, ông từng cho rằng thi hoa hậu nên là một ngày hội văn hóa, giúp cho tất cả các cô gái trong độ tuổi trẻ trung đều có cơ hội được tỏa sáng, học hỏi, thể hiện bản thân. Ông cũng từng chia sẻ quan điểm về việc không chấp nhận thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ tại Hoa hậu Việt Nam để đảm bảo tính công bằng cho cuộc thi.
FLC họp cổ đông bất thường khi vẫn chưa công bố báo cáo tài chính từ 2021
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực:
Ở Nam bộ, giá heo hơi tăng 2.000 đồng tại Bà Rịa-Vũng Tàu lên 66.000 đồng/kg. Cùng tăng 1.000 đồng có Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau lên 65.000 đồng/kg, riêng Trà Vinh lên 63.000 đồng/kg. Giá heo hơi của các tỉnh thành còn lại dao động từ 63.000 - 66.000 đồng/kg.
Máy bay phải quay đầu do chất thải rò rỉ tràn vào khoang hành khách
Ngày 24.1, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết đã có báo cáo kết quả khảo sát lần 2 về việc thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần; nghỉ thứ bảy và chủ nhật đối với cấp học THCS, THPT và GDTX trên địa bàn.Theo kết quả khảo sát lần 2, đối với cấp THPT, GDTX; ý kiến cán bộ quản lý đồng ý thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật là 97,35%; nhân viên 99,08%; giáo viên 90,51%; phụ huynh 83,9% và học sinh 82,87%.Đối với cấp THCS, cán bộ quản lý đồng ý 100%; nhân viên 97,54; giáo viên 92,39%; phụ huynh 71,204% và học sinh 73,612%.Trước đó, từ ngày 23 - 27.12.2024, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến về việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày và sắp xếp nghỉ ngày thứ bảy trong tuần đối với học sinh cấp THCS, THPT, GDTX đến toàn thể cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh trên toàn tỉnh.Theo kết quả khảo sát, phương án nghỉ ngày thứ bảy đã nhận được sự đồng thuận cao của đối tượng khảo sát. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành GD-ĐT và các địa phương tổ chức khảo sát ý kiến về chủ trương này trước khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29/2024. Do đó, kết quả khảo sát lần thứ nhất không còn phù hợp.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, với kết quả khảo sát lần 2, sở đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép ngành GD-ĐT được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần; nghỉ thứ bảy, chủ nhật đối với cấp học THCS, THPT và GDTX trên địa bàn tỉnh từ học kỳ II năm học 2024-2025.