Nóng: Đô cử Trịnh Văn Vinh xuất sắc đoạt vé dự Olympic Paris 2024
Nhiều năm trở lại đây, tình trạng triều cường xâm thực, sạt lở cuốn trôi đất đai, nhà cửa của các hộ dân sống tại khu vực cửa biển Sa Cần (thuộc thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngày càng nghiêm trọng. Hiện có gần 100 người ở khu vực này đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và an toàn tính mạng.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực cửa biển Sa Cần bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ăn sâu vào đất liền hơn 10 m với chiều dài gần 500 m. Tình trạng này gây ảnh hưởng cuộc sống và đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, nhà ở của người dân. Nhiều hộ dân đã gia cố bằng cọc tre, bờ đá, xây tường chắn bằng đá hộc… để ngăn ngừa sạt lở. Tuy nhiên, việc gia cố chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng chống chịu khi sóng lớn, thiên tai, bão lũ xảy ra.Bà Nguyễn Thị Bằng (51 tuổi, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông) cho biết, năm 2020, bão số 9 đổ bộ khu vực cửa biển Sa Cần, nhà của bà bị sập một phần, hư hỏng nghiêm trọng. "Đến hiện tại, tôi vẫn chưa xây lại được nhà ở. Ngôi nhà không có người ở trong thời gian dài bị cỏ dại mọc, tường bám đầy rêu, nhiều hạng mục xuống cấp", bà Bằng nói.Để ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương luôn theo dõi triều cường, sóng lớn, bão lũ, khoanh vùng các khu vực nguy hiểm; thường xuyên thông tin cho các hộ dân biết, sẵn sàng phương án di dời. Đồng thời, chủ động khắc phục, hạn chế sạt lở bờ biển bằng các vật liệu tại chỗ, sẵn có. Chủ động bố trí lực lượng xung kích, dân quân, công an phối hợp với biên phòng, cảnh sát biển… để kịp thời ứng phó, gia cố bờ biển khi xảy ra sạt lở.Trước tình hình trên, UBND H.Bình Sơn đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở cửa biển Sa Cần ở xã Bình Đông và đầu tư khẩn cấp kè kiên cố chống sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, nhà ở, đất ở của người dân.Còn tại bờ biển An Quang Đông (TT.Cát Khánh, H.Phù Cát, Bình Định), triều cường xâm thực khiến nước biển dâng cao kết hợp sóng lớn đã gây sạt lở bờ biển. Mưa lớn kết hợp triều cường đã "nuốt" 1/3 nền nhà của 1 hộ dân trong khu vực cùng nhiều diện tích hồ nuôi tôm, công trình phụ của 2 hộ dân lân cận.Ngày 9.1, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND TT.Cát Khánh, cho biết địa phương đã có văn bản báo cáo với UBND H.Phù Cát về tình trạng sạt lở, xâm thực tại bờ biển An Quang Đông, đồng thời đề nghị lãnh đạo huyện sớm xem xét, có hướng giải quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ dân bị ảnh hưởng.Theo ông Tiến, nhà ở của ông Trương Văn Đông xây dựng năm 2019 với diện tích 72 m2, tại khu phố An Quang Đông. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tình trạng sạt lở hàm ếch phần móng, nền nhà bị sụt lún nghiêm trọng có nguy có sập nhà bất cứ lúc nào."Trước đợt thiên tai năm 2024, chính quyền địa phương đã vận động hộ dân di dời đến nơi an toàn, trong nhà chỉ còn lại một số ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Hiện nay, các hội đoàn thể ở địa phương đã hỗ trợ người dân di dời đồ đạc ra khỏi nhà để tránh bị thiệt hại. Đồng thời, lực lượng chức năng và người dân tại địa phương đã dùng bao cát, đá chẻ để chắc sóng các đoạn xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng hộ dân", ông Tiến nói.Tặng 17.000 phần quà tết cho công nhân lao động xa nhà
Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng lĩnh vực hằng tháng, hằng quý, gửi Bộ KH-ĐT trong tháng 2 để tổng hợp, theo dõi.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, rà soát các nguồn lực, động lực, năng lực mới cho tăng trưởng và giải pháp thực hiện, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp trong tháng 2 để điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GRDP.Cụ thể, Bộ Tài chính được giao theo dõi đánh giá tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách là 31%; chi thường xuyên dưới 60%. Bộ KH-ĐT theo dõi vốn đầu tư toàn xã hội 33,5%. Bộ Công thương chịu trách nhiệm với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 12%; thặng dư thương mại hàng hóa 30 tỉ USD; tốc độ tăng tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu 12,5 - 13%...Bộ VH-TT-DL chịu trách nhiệm với chỉ tiêu khách du lịch quốc tế đạt 22 - 23 triệu lượt, khách nội địa đạt 120 - 130 triệu lượt. Đặc biệt, nghị quyết giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương, với mức tăng trưởng thấp nhất từ 8% trở lên. Trong đó, 18 tỉnh, thành phố được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số, từ 10% lên cao nhất 13,6%. Bắc Giang là tỉnh được giao chỉ tiêu tăng trưởng 2025 cao nhất cả nước với 13,6%; đứng thứ 2 là Ninh Thuận với chỉ tiêu tăng trưởng 13%. Tiếp đó là chỉ tiêu tăng trưởng 12 - 12,5% cho các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.Các tỉnh, thành phố được giao tăng trưởng 10 - 11% gồm Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Kon Tum, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (trừ dầu thô, khí đốt).Hà Nội và TP.HCM được giao chỉ tiêu tăng trưởng năm nay lần lượt là 8% và 8,5%.
Bộ xử lý Intel siêu hiếm chưa từng ra mắt thị trường
Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo sẽ cúp nước tại khu vực P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân. Thời gian cúp nước từ 23 giờ, ngày 3.3 đến 3 giờ, ngày 4.3.Khu vực cúp nước gồm: tuyến đường Tân Hòa Đông (dãy số lẻ) và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên; tuyến đường Trương Phước Phan (từ Tân Hòa Đông đến Chiến Lược) và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên; tuyến đường Chiến Lược (dãy số chẵn) và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên thuộc khu vực P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân.Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo sẽ cúp nước tại khu vực P.Xóm Củi và 5, Q.8. Ở P.Xóm Củi, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 3.3 đến 3 giờ, ngày 4.3. Khu vực cúp nước gồm: đường Tùng Thiện Vương (Cao Xuân Dục - Xóm Củi); đường Cao Xuân Dục (Tùng Thiện Vương - Nguyễn Duy); đường Nguyễn Duy (Cao Xuân Dục - Cầu Hiệp Ân); đường Xóm Củi (Tùng Thiện Vương - Rạch Ụ Cây); đường Phong Phú (Tùng Thiện Vương - Nguyễn Duy).Ở P.5, thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 13 giờ, ngày 4.3. Khu vực cúp nước gồm: dãy số chẵn đường Bông Sao (từ Bùi Minh Trực đến Tạ Quang Bửu); đường Quốc Lộ 50 (từ Bùi Minh Trực đến Tạ Quang Bửu); dãy số lẻ đường Bùi Minh Trực (từ Quốc Lộ 50 đến Bông Sao); dãy số chẵn đường Tạ Quang Bửu (từ quốc lộ 50 đến Bông Sao).Nhằm thực hiện đóng nước cho công tác đấu nối, xử lý giao cắt giữa ống cấp nước và cống thoát nước trên địa bàn Q.Phú Nhuận, Công ty cổ phần cấp nước Gia Định thông báo sẽ cúp nước tại khu vực các phường: 2, 3, 8.Thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 13 giờ, ngày 3.3. Khu vực cúp nước gồm: toàn bộ hẻm 96/1 đường Phan Đình Phùng; toàn bộ hẻm 2 và số 72 đường Cô Giang thuộc P.2; toàn bộ hẻm 207 đường Nguyễn Trọng Tuyển, thuộc P.8, Q.Phú Nhuận.Thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 13 giờ, ngày 4.3. Khu vực cúp nước gồm: toàn bộ hẻm 440 đường Nguyễn Kiệm, thuộc P.3, Q.Phú Nhuận; toàn bộ hẻm 129 đường Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận.Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức thông báo sẽ cúp nước tại khu vực phường: Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Tại P.Cát Lái, thời gian cúp nước từ 9 – 12 giờ, ngày 5.3 (thứ tư). Khu vực cúp nước gồm: Khu chung cư thương mại dịch vụ văn phòng Lô H2-01, H2-04, KDC Cát Lái (CITIALTO), đường 33-CL; khu chung cư cao tầng và thương mại dịch vụ văn phòng Cát Lái, (CITIESTO),đường 33-CL, P.Cát Lái, TP.Thủ Đức.Tại P.Thạnh Mỹ Lợi, thời gian cúp nước từ 9 – 12 giờ, ngày 5.3 (thứ tư). Khu vực cúp nước gồm: Công ty TNHH MTV dịch vụ Công ích Q.2, chung cư Lô C, KDC Thạnh Mỹ Lợi. Do thực hiện việc đóng van bước DMA 03 - 05 để khoanh vùng rò rỉ, phục vụ công tác giảm thất thoát nước, Công ty Cổ phần Cấp nước Tân Hòa thông báo sẽ cúp nước tại một số khu vực trên địa bàn P.4, Q.Tân Bình. Thời gian cúp nước từ 23 giờ 30, ngày 10.3 (tối thứ hai) đến 5 giờ, ngày 11.3 (sáng thứ ba).Khu vực bị cúp nước gồm: đường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Út Tịch, Lê Bình và các hẻm nhánh thuộc P.4, Q.Tân Bình.
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.