Công trình bích họa 'Việt Nam tươi đẹp' có diện tích gần 600 mét vuông
Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) là nhóm bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những bệnh này thường không được chú ý và có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Ngày quốc tế phòng chống NTD 30.1 năm nay, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phòng chống NTD; cần tích hợp các mục tiêu NTD vào các mục tiêu y tế; đồng thời kêu gọi ủng hộ các nguồn lực bền vững để đáp ứng các mục tiêu lộ trình NTD của WHO. Theo lộ trình, WHO hướng tới mục tiêu đến 2030 giảm 90% số người cần điều trị NTD; xóa bỏ ít nhất một NTD khỏi 100 quốc gia, xóa sổ hai căn bệnh (bệnh giun chỉ và bệnh ghẻ cóc) trên toàn cầu.WHO đánh giá, dịch tễ học của NTD rất phức tạp và thường liên quan đến các điều kiện môi trường. Nhiều bệnh thuộc NTD là do véc tơ (vật trung gian) truyền, có vật chủ là động vật và liên quan đến vòng đời phức tạp, khiến việc kiểm soát sức khỏe cộng đồng khó khăn. Các bệnh bị "bỏ quên" vì chúng hầu như không có trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu. Tại một số nơi, ngay cả khi triển khai bảo hiểm y tế, NTD chỉ nhận được các nguồn lực hạn chế và hầu như bị các cơ quan tài trợ toàn cầu bỏ qua. Các bệnh này còn liên quan đến sự kỳ thị. Trên toàn cầu, số người cần can thiệp NTD (cả phòng ngừa và chữa bệnh) là khoảng hơn 1 tỉ người.Theo WHO, nhiễm giun sán là bệnh còn khá thường gặp trong nhóm NTD. Trong đó, bệnh sán dây nhỏ, bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vẫn còn ghi nhận tại nhiều nơi. Sán dây nhỏ là bệnh do ấu trùng của sán dây hình thành nang, gây bệnh trong các cơ quan của cơ thể người. Người mắc bệnh do ăn phải trứng sán dây thường có trong phân của chó và động vật hoang dã. Còn sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn mắc phải do ăn cá, động vật giáp xác và rau bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng, chưa được nấu chín.Cũng theo WHO, một trong các bệnh NTD bị lãng quên là bệnh do virus dại lây truyền sang người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Bệnh thường gây tử vong khi đã có triệu chứng.Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 84 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành. Nguyên nhân tử vong do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại; tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định; do tự điều trị, dùng thuốc nam; tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.Đáng lưu ý, trong các bệnh bị lãng quên, hiện vẫn ghi nhận các bệnh nhiễm trùng da do ve, bọ chét hoặc chấy gây ra. Trong đó, bệnh ghẻ xảy ra khi con ve đào sâu vào lớp trên cùng của da người, nơi chúng sinh sống và đẻ trứng, gây ngứa dữ dội. Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể vì ghẻ rất dễ lây lan.Đón đọc Ấn phẩm mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10
Chiều 28.2, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã bàn giao Nguyễn Anh Kiệt (20 tuổi, quê Long An) cho Công an P.An Phú Đông (Q.12) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.Khoảng 10 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang làm nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn P.Tam Bình thì anh L.Đ.T (29 tuổi, ở TP. Biên Hòa) chạy tới cầu cứu vì bị mất xe máy.Theo định vị, chiếc xe đang di chuyển trên đường Đỗ Mười (tức quốc lộ 1 cũ), hướng từ TP.Thủ Đức về Q.12.Lực lượng CSGT đã theo định vị thì phát hiện chiếc xe máy có đặc điểm nhận dạng tương tự xe bị mất nhưng biển số khác. Tổ công tác đã yêu cầu dừng xe kiểm tra và phát hiện Kiệt dùng biển số giả để che biển số thật nên có biện pháp khống chế, bắt giữ.Kiệt khai nhận đang mang xe máy trộm được đi giao cho một người khác (không rõ lai lịch) tại khu vực gần biên giới Campuchia. Tổ công tác cũng thu giữ bộ bẻ khóa xe, biển số giả, bộ khóa sóng định vị.Sau khi khống chế kẻ trộm, CSGT TP.Thủ Đức đã bàn giao kẻ trộm cho Công an P.An Phú Đông để tiếp tục xử lý theo quy định.
Highlights VBA 2023: Hanoi Buffaloes thắng Danang Dragons với điểm số kỷ lục
Theo Reuters, một startup AI non trẻ mang tên DeepSeek đến từ Trung Quốc vừa khiến cả thế giới công nghệ phải chú ý, khi ứng dụng của họ bất ngờ leo lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng App Store Mỹ và khiến cổ phiếu của nhiều 'ông lớn' công nghệ lao dốc. Nhưng trong một động thái bất ngờ, DeepSeek đồng thời trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công mạng. DeepSeek thành mục tiêu tấn công mạng Khi được ra mắt chỉ vừa hơn một tuần, trợ lý AI miễn phí của DeepSeek đã tạo nên cơn sốt tại Mỹ. Được xây dựng dựa trên mô hình DeepSeek-V3, ứng dụng này được đánh giá là "đứng đầu bảng xếp hạng trong số các mô hình nguồn mở và cạnh tranh với các mô hình nguồn đóng tiên tiến nhất trên toàn cầu".Sự phổ biến nhanh chóng của DeepSeek đã thu hút sự chú ý không chỉ của người dùng, mà còn của cả những kẻ tấn công mạng. Ngày 27.1, DeepSeek thông báo họ đã bị tấn công mạng, khiến trang web bị gián đoạn và buộc công ty phải tạm thời hạn chế đăng ký mới.Đây được xem là một sự cố đáng tiếc cho DeepSeek, khi mà ứng dụng của họ đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự cố này cũng cho thấy sức hút mạnh mẽ của dự án AI mới của Trung Quốc, đồng thời đặt ra những câu hỏi về an ninh mạng cho các công ty AI, đặc biệt là những startup non trẻ.Mặc dù gặp phải sự cố bị tấn công, nhưng DeepSeek vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường AI toàn cầu.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Đăng ảnh biển số 'ngũ quý 8' chưa cấp lên Facebook, bị phạt 5 triệu đồng
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, có gần 500 km đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc; dân số toàn tỉnh hơn 64 vạn người, có 19 dân tộc cùng sinh sống (trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%). Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 25,68%. Theo số liệu rà soát, tính đến ngày 31.3.2023, trên địa bàn tỉnh có trên 7.000 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa. Từ thực tế đó, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các cơ quan liên quan triển khai Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024). Đại diện lãnh đạo Tập đoàn T&T Group cho biết: "Chúng tôi rất vinh dự khi được tham gia đề án, đồng hành cùng tỉnh Điện Biên để đóng góp một phần nhỏ bé giúp các hộ dân nơi đây được sinh sống trong những ngôi nhà kiên cố, an toàn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Chúng tôi hy vọng, sự hỗ trợ này sẽ là nguồn động viên, và là nền tảng giúp các gia đình tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, quyết tâm thoát nghèo bền vững".