Nhận định Man City - Leicester, Ngoại hạng Anh: Món quà có thể thuộc về ‘The Citizens’
Mới đây, một người dùng mạng xã hội đã đăng tải đoạn clip khiến nhiều người bất ngờ vì vạch kẻ màu vàng xuất hiện trên đường 1 chiều ở TP.HCM, cụ thể là tuyến đường Phú Giáo (P.14, Q.5). Để khẳng định chắc chắn đây là đường một chiều, chủ tài khoản quay thêm bảng cấm đi ngược chiều được cắm ở đầu đường.Vạch kẻ đường "bất nhất" với biển báo hiệu khiến nhiều người tranh luận: "Làm tôi hoang mang quá", "Đi theo biển báo thôi", "Hôm qua em suýt đi vô, tưởng đường 2 chiều. Hên nhớ lại biển cấm quẹo phải mới thấy biển ngược chiều"...Tài khoản Thanh Phan nêu ý kiến, thứ tự hiệu lực là: Người điều khiển giao thông, biển tạm thời, biển cố định, vạch kẻ đường. Do đó, tài khoản này cho rằng người tham gia giao thông nên đi theo biển báo hiệu trên đường. Trong khi đó, nickname Juci thở dài: "Đã đường một chiều còn kẻ vạch vàng ở giữa...".Theo tìm hiểu, đây là tuyến đường do Q.5 quản lý. Tuy nhiên, Trung tâm quản lý đường bộ trong quá trình kiểm tra các tuyến mà đơn vị này phụ trách đã phát hiện và báo với quận. Sáng sớm hôm nay 20.1, tổ thi công đã đến sơn lại các vạch kẻ màu vàng thành vạch kẻ màu trắng.Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, vạch kẻ màu vàng đứt nét là để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Khi có vạch kẻ màu vàng trên đường, xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. Vạch màu trắng đứt nét dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện chuyển làn đường qua vạch.VNG và SCTV hợp tác liên kết dịch vụ số
Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với ông Philippe Tougeron ( người Pháp, 61 tuổi) cùng cô con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1).Cả 2 đã có chuyến đi từ nước Pháp xa xôi, đến với đất nước Việt Nam, nơi mà ông Philippe đã nhận nuôi chị Oriane cách đây 30 năm về trước, để thực hiện 1 điều đặc biệt, đó là tìm mẹ ruột cho con. Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về người mẹ.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề thợ may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, khi mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg.Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: "Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường".Sau đó không lâu, bé gái đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime, hiện tại Maxime đã tìm kiếm được cha mẹ ruột của mình.Ông Philippe cho biết 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông, khiến ông hạnh phúc. Bây giờ, để niềm hạnh phúc được trọn vẹn hơn với con mình, ông đã dẫn cô con gái mà 30 năm trước vợ chồng ông nhận nuôi về lại TP.HCM, tìm mẹ ruột cho con với một câu hỏi cần lời giải đáp "Người mẹ ấy giờ đang ở đâu?"Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương).
NSƯT Hoài Linh - 'Anh Tư' đầy quyền lực của showbiz Việt
Sáng 14.3, TAND Q.1 (TP.HCM) xét xử sơ thẩm vụ án "cố ý gây thương tích" đối với bị cáo Quách Minh Nhựt (33 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM). Bị cáo Nhựt là tài xế đánh người trước Bệnh viện Từ Dũ gây bức xúc dư luận hồi tháng 12.2024.Cáo trạng xác định, trưa 14.12.2024, Nhựt lái xe chở mẹ ruột, vợ và con đến Bệnh viện Từ Dũ, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 để khám bệnh.Đến cổng bệnh viện, nam tài xế dừng xe cho người nhà xuống, rồi lái xe đi tìm chỗ gửi. Tuy nhiên, Nhựt nhận cuộc gọi của vợ thông báo về việc bệnh viện không khám, nên người chồng lái xe quay lại để đón. Khi đến trước cổng bệnh viện, Nhựt dừng ô tô để người nhà lên xe. Lúc này, ông T.T.Th chở theo con gái chạy lên nhắc nhở việc Nhựt đỗ xe làm cản trở giao thông. Tài xế bực tức, xuống xe đánh vào mặt, đầu đối phương gây thương tích cho nạn nhân 6%.Tại phiên tòa sáng nay, bị hại có đơn xin xét xử vắng mặt. Theo đại diện Viện KSND (VKS) Q.1, trong quá trình điều tra đã có lời khai của bị hại cùng người liên quan nên việc vắng mặt những người này không ảnh hưởng tới quá trình xét xử.Trả lời câu hỏi của HĐXX, Nhựt thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết, khai thêm do kẹt xe, bị hại có thái độ khó chịu nên bực tức và có hành vi dùng tay đánh liên tiếp vào người ông Th.Bên cạnh đó, Nhựt khai không quen biết, không có mâu thuẫn với bị hại. Tại tòa, bị cáo Quách Minh Nhựt cũng nói lời xin lỗi đến người bị hại. "Sau khi đánh bị hại 9 cái, bị cáo được người nhà can ngăn nên dừng lại. Tuy nhiên, khi bị cáo bỏ đi thì anh Th. cầm mũ bảo hiểm nên bị cáo quật ngã bị hại xuống đường rồi mới lên xe rời đi", Nhựt khai.Hôm sau, khi xem video ghi nhận toàn bộ sự việc đăng trên mạng, Nhựt "nhận thấy hành vi của mình vi phạm pháp luật" nên đã đến Công an Q.1 trình diện.Luận tội, Viện KSND Q.1 nêu, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt khi tham gia giao thông nhưng Nhựt đã đánh ông Th. nên cần xử lý nghiêm. Cạnh đó, đại diện VKS cũng ghi nhận cho bị cáo một số tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu. Từ đó, VKS đề nghị bị cáo 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”, ghi nhận một phần tự nguyện của bị cáo đối với bồi thường thiệt hại cho bị hại.HĐXX đánh giá hành vi của bị cáo có tính chất côn đồ, gây bức xúc dư luận, do đó cần có bản án nghiêm khắc để răn đe. Cạnh đó, HĐXX cũng ghi nhận một số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Nhựt như ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu.TAND Q.1 (TP.HCM) tuyên phạt bị cáo Quách Minh Nhựt (33 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM) 1 năm tù giam. Do người bị hại vắng mặt nên chủ tọa công bố yêu cầu của người bị hại rằng, trong quá trình điều tra, ông Th. yêu cầu bị cáo Nhựt bồi thường gần 250 triệu đồng. Cụ thể, ông Th. yêu cầu bồi thường cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe 4,6 triệu đồng, thu nhập bị giảm sút là 3,8 triệu đồng và tổn thất tinh thần 234 triệu đồng (tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng)."Tại thời điểm vụ án xảy ra, tôi đang chở con đi học, hành vi của bị cáo Nhựt còn xâm phạm trực tiếp đến tinh thần của con gái tôi, khiến cháu vô cùng hoảng loạn, sợ hãi khi chứng kiến toàn bộ sự việc", tòa công bố yêu cầu của người bị hại.Với yêu cầu trên của người bị hại, bị cáo Quách Minh Nhựt trình bày, xin bồi thường chi phí khám chữa bệnh, thu nhập thực tế bị giảm sút và thiệt hại về tinh thần cho ông Th. Những khoản chi phí còn lại (tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng - PV), gia đình bị cáo không đủ khả năng để chi trả vì bị cáo là lao động chính trong gia đình.Tại tòa, vợ của bị cáo Nhựt nói có mong muốn bồi thường cho ông Th. ngay sau khi xảy ra vụ việc nhưng không có thông tin liên lạc của ông Th. nên không thể thực hiện được."Xin tha thứ cho chồng con, để chồng con có cơ hội trở về với gia đình, xã hội. Con của con cũng mới chỉ 4 tháng tuổi thôi", vợ bị cáo Nhựt nói trong nước mắt, sau khi đã trình bày lại toàn bộ nội dung vụ việc.Trong quá trình điều tra, ông Th. yêu cầu bị cáo Nhựt bồi thường gần 250 triệu đồng, gồm: bồi thường cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe 4,6 triệu đồng; thu nhập bị giảm sút 3,8 triệu đồng; tổn thất tinh thần 234 triệu đồng (trong đó số tiền bồi thường tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng). Về vấn đề này, HĐXX nhận định căn cứ theo các quy định pháp luật, không có cơ sở buộc bị cáo Nhựt phải bồi thường cho con gái của ông Th. Do đó, chỉ buộc bị cáo Nhựt bồi thường chi phí thiệt hại cho ông Th. hơn 125 triệu đồng.
Sáng 18.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Kết thúc phần xét hỏi, tòa tuyên bố chuyển sang tranh luận. Đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án 10 - 11 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Cùng tội danh, cựu Giám đốc VNCERT Nguyễn Trọng Đường bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù. Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án thấp nhất 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất đến 42 tháng tù giam.Đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị tuyên phạt 30 năm tù về 2 tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên án 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.Tại bản luận tội vụ án xảy ra tại VNCERT vừa công bố, đại diện viện kiểm sát đánh giá hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm công tác quản lý của nhà nước, vi phạm tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.Trong số các bị cáo, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, lôi kéo các bị cáo khác tham gia cùng phạm tội.Bà Nhàn trước khi bị khởi tố đã xuất cảnh khỏi Việt Nam nhằm trốn tránh trách nhiệm, gây khó khăn cho việc giải quyết toàn diện đối với vụ án. Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã, kêu gọi bà này ra đầu thú để được hưởng lượng khoan hồng, song đến nay chưa có kết quả.Dù vậy, cơ quan công tố khẳng định có đủ căn cứ cáo buộc sai phạm của bà Nhàn. Việc đề nghị truy tố, truy tố và đưa bị cáo ra xét xử là kịp thời, cần thiết, đúng trình tự thủ tục pháp luật, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, giải quyết toàn diện vụ án với tinh thần "trốn cũng không thể trốn được".Theo cáo buộc, năm 2016, VNCERT được Bộ TT-TT giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng.
U.23 Việt Nam: Mỗi cuộc chinh chiến là một bài học, có màu hồng có cả đắng cay
Ngày 28.2, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM tổ chức tọa đàm ứng dụng chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý môi trường và chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Các đại biểu tham dự tọa đàm đã chia sẻ nhiều góc nhìn thực tế trong việc thu gom và phân loại rác trên địa bàn TP.HCM thời gian qua. Bên cạnh đó, chia sẻ những lợi ích của việc ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình quản lý cũng như những khó khăn của việc thực hiện quy định phân loại rác tại nguồn. Đại diện Phòng Tài nguyên Môi trường Q.Tân Bình cho biết: Sau khi áp dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý các chủ nguồn thải thì đơn vị đã lọc ra được khoảng 2.000 trường hợp bị trùng lặp so với trước kia. Hiện nay, việc trả phí rác thải, chủ nguồn thải trả 80%, còn 20% được thành phố hỗ trợ. Việc lọc ra được sự trùng lặp này giúp ngân sách thành phố tiết kiệm được một khoản đáng kể. Bên cạnh đó còn nhiều tiện ích khác cho người sử dụng và xu hướng của sự phát triển. Tuy nhiên, việc thu gom và phân loại rác thời gian qua gặp không ít khó khăn về mặt chính sách. Ví dụ, các loại rác cồng kềnh chưa có quy định về đơn giá nên người thu gom khó thực hiện. Đơn giá thu gom rác từ năm 2018 đến nay chưa thay đổi, chỉ có 48.000 đồng/hộ; trong khi những người thu gom trực tiếp đã thỏa thuận được với người dân mức hiện nay là 60.000 - 70.000 đồng/hộ. Nếu áp dụng công nghệ người thu gom bị thiệt thòi và họ sẽ không chấp nhận. Ông Lê Trí Bá, Giám đốc Công ty Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh cũng đồng tình với việc số hóa dữ liệu người dùng/nguồn thải để phù hợp với xu thế hiện nay. Tuy nhiên, việc thu thập đối chiếu thông tin sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Đề nghị thành phố cần có cơ sở dữ liệu người dùng chung để người dân và các đơn tham gia thu gom xử lý rác cũng như các dịch vụ khác có thể dễ dàng sử dụng. Làm sao hỗ trợ việc chuyển đổi số cho ngành rác đơn giản giống các dịch vụ điện nước...Ông Nguyễn Trọng Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Grac, đơn vị đang phối hợp với nhiều địa phương ở TP.HCM và các tỉnh thành thực hiện số hóa nguồn thải, tâm huyết: Không riêng gì Việt Nam mà ở nhiều nước ngay cả một số bang của Mỹ cũng đổ lỗi cho việc thu gom, phân loại rác tại nguồn không thành công là do cơ sở hạ tầng không đồng bộ, nhưng nó chỉ là một phần của vấn đề. Nguyên nhân chính là chúng ta không có cơ sở dữ liệu về chủ nguồn thải nên việc xử lý chất thải còn khó khăn. Trong khi đó mô hình thu gom rác dân lập vốn chiếm tỷ lệ đến 60% ở thành phố hiện nay ngày càng giảm hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có sự phối hợp giữa các bên liên quan.Theo quy định "Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất" - (EPR), hiện nay nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp lớn muốn tham gia đồng hành cùng người dân phân loại rác tại nguồn và đưa thẳng đến các nhà máy tái chế từ túi nilon đến những loại rác có giá trị tái chế cao hơn. Các nhãn hàng này muốn phối hợp với chúng tôi thực hiện ở các chung cư và mỗi chung cư được tính chung là một nguồn thải. Đây cũng là cách xã hội hóa và tiết kiệm ngân sách rất tốt trong việc xử lý chất thải. Điều quan trọng là chúng ta cần có chính sách đủ tốt để thúc đẩy nó và sự phối hợp giữa các bên liên quan.