Hàng nghìn người hưởng ứng Olympic Paris 2024, VĐV Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng
Ngày 10.1, tại xã Xy (H.Hướng Hóa, Quảng Trị), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức chương trình "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản" dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chương trình là hoạt động thường niên được Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức với mong muốn góp phần giúp người dân khu vực biên giới có một cái tết ấm no, hạnh phúc.Tại chương trình, ban tổ chức khánh thành, bàn giao "Mái ấm biên cương" trị giá 50 triệu đồng cho gia đình ông Hồ Văn Để (trú tại xã Thanh), 2 phòng học tại Trường tiểu học và THCS A Xing trị giá 350 triệu đồng. Đồng thời, trao tặng 1.000 suất quà, 1.400 chiếc bánh chưng cho các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn.Bên cạnh các phần quà ý nghĩa, các chiến sĩ biên phòng với sự tham gia của lực lượng công an trên địa bàn tổ chức cắt tóc, thăm khám, phát thuốc miễn phí cho người dân và giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian.Bên cạnh nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng góp một phần lương, phụ cấp để tổ chức chương trình, góp sức hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội, mang lại niềm vui đón tết cho đồng bào vùng núi Quảng Trị.Petrovietnam phát động trồng cây phục hồi rừng trên đất ngập nước
Có đến 3 đế sừng riêng biệt khi vừa sinh ra cách đây 4 năm trước, con hươu sao trở thành "ngôi sao" trong đàn hươu 14 con của gia đình anh Nguyễn Thành Mậu (37 tuổi, tại thôn Bảo Trung, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).Theo anh Mậu, một con hươu bình thường chỉ có hai sừng với bốn nhánh nhung. Tuy nhiên, con hươu này thì khác. Đến nay đã 4 lần cho lộc, nhưng năm nay bộ lộc nhung phát triển đều, đạt trọng lượng khoảng hơn 1,5 kg.Dự kiến vào đầu tháng 3 tới gia đình anh Nguyễn Thành Mậu sẽ thu hoạch lộc nhung của con hươu này. Với giá bán hiện tại khoảng 11 triệu đồng/kg thì dự kiến gia đình anh thu về khoảng hơn 16 triệu đồng.Vì là "ngôi sao" trong đàn hươu sao với ngoại hình nhìn khá "oách" nên nhiều người trong và ngoài huyện muốn mua lại. Thế nhưng gia đình anh Nguyễn Thành Mậu vẫn không có ý định bán mà tiếp tục giữ lại chăm sóc để phát triển con giống. Mỗi năm, đàn hươu sao mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh Nguyễn Thành Mậu khoảng 200 triệu đồng từ việc bán hươu giống và lộc nhung.
Xe máy vượt đèn đỏ bị ô tô tông văng: Dân mạng tranh cãi
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ.
Trong đêm chung kết Người kể chuyện tình, Trần Minh Dũng trình diễn tiết mục Ngày đó chúng mình. Ngoài chất giọng ấm, phong cách trình diễn lãng tử, nam thí sinh còn bộc lộ khả năng diễn xuất khi hóa thân thành người đàn ông day dứt, nuối tiếc về một mối tình dang dở. Phần trình diễn giúp nam thí sinh nhận lời khen ngợi từ phía ban giám khảo.Theo ca sĩ Ngọc Sơn, phần trình diễn của Trần Minh Dũng tương đối an toàn. Tương tự, danh ca Thái Châu kỳ vọng nam ca sĩ sẽ gây ấn tượng mạnh hơn: “Ca khúc này của nhạc sĩ Phạm Duy khá đơn giản, không gây khó khăn cho ca sĩ. Theo sở thích của tôi, nếu bản phối được làm mới và tốt hơn, có thể tạo ra một phiên bản độc đáo hơn. Tôi mong muốn Dũng có thể phát huy hết tài năng và thể hiện những gì tuyệt vời nhất trong giọng hát của mình”.Danh ca Phương Dung nhấn mạnh đàn em hát “dễ như ăn cháo”. Không dừng lại ở đó, nữ nghệ sĩ còn khen ngợi: “Bạn hát ca khúc Ngày đó chúng mình hay, xuất sắc, không có gì khó khăn cả vì bạn hát với chất giọng nội lực và rất truyền cảm”. Sau hai đêm tranh tài, Trần Minh Dũng được ban giám khảo chấm 89,75 điểm, trở thành quán quân Người kể chuyện tình mùa 8. Trần Minh Dũng sinh năm 1987, quê gốc Cần Thơ. Anh lớn lên trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật nhưng với niềm đam mê ca hát từ nhỏ. Lớn lên, anh quyết tâm đặt chân đến TP.HCM để theo đuổi con đường ca hát. Những ngày đầu, anh gia nhập một nhóm nhạc nam, thử sức với đa dạng thể loại từ nhạc cách mạng, nhạc trẻ đến nhạc sôi động... Tên tuổi của anh được chú ý khi tham gia Nhân tố bí ẩn năm 2016, khi khán giả gọi với danh xưng “Bi Rain Việt Nam”. Sau cuộc thi, Trần Minh Dũng duy trì hoạt động ca hát. Mãi đến khi tham gia Người kể chuyện tình, anh mới giành giải quán quân đầu tiên trong sự nghiệp. Giọng ca 8X chia sẻ: “Lần này tôi quyết định tham gia để đánh dấu sự trở lại và cho tôi thêm một cơ hội. Đặc biệt, tại cuộc thi, tôi còn được hát những ca khúc tôi yêu thích, được thể hiện đúng sở trường. Nhận được giải thưởng này, tôi rất hạnh phúc vì cả cuộc đời đi thi, tôi đều dừng chân từ rất sớm. Tôi xem đây như cột mốc lớn trong sự nghiệp của mình”.Trước khi có được “quả ngọt” trong sự nghiệp, Trần Minh Dũng từng có nhiều năm lận đận trong nghề. Có thời điểm, nam nghệ sĩ quyết định “bỏ phố về quê” vì mông lung, mất định hướng. Nhớ lại giai đoạn khó khăn này, giọng ca 8X chia sẻ anh mất ngủ vì những bình luận tiêu cực về giọng hát lẫn phong cách trình diễn. Thậm chí, nam ca sĩ còn hoài nghi về năng lực của chính mình khi thấy bạn bè đồng trang lứa ngày càng phát triển. Sau khi cân nhắc, nam ca sĩ xin vào làm tại nhà hát Tây Đô với mức lương khiêm tốn. Trong thời gian công tác tại đây, anh còn tranh thủ làm công nhân để có thêm thu nhập. Bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Trần Minh Dũng là vào năm 2016, khi anh quyết định tham gia Nhân tố bí ẩn, được ưu ái gọi với danh xưng “Bi Rain Việt Nam”. Đối với Trần Minh Dũng, danh xưng này không khiến anh thấy khó xử. Ngược lại, giọng ca 8X vui và hạnh phúc khi được so sánh với một ngôi sao nổi tiếng. Vốn dĩ hát theo bản năng, chưa từng qua trường lớp đào tạo, anh quyết định theo học các khóa thanh nhạc bài bản. Tuy nhiên, thời gian đầu anh gặp không ít khó khăn khi áp dụng những kỹ thuật mới, vì nó khác biệt hoàn toàn so với lối hát tự nhiên trước đây của mình.Sau nhiều năm đi hát, Trần Minh Dũng thừa nhận nguồn thu nhập cải thiện đáng kể, dù vẫn ở nhà thuê, đi xe công nghệ. Tuy nhiên, anh tự hào khi có thể thoải mái chi tiêu, mua sắm quà biếu tặng cha mẹ, người thân. Ngoài công việc ca hát, giọng ca gốc Cần Thơ còn hợp tác cùng bạn để kinh doanh riêng.Ở tuổi 38, trong khi sự nghiệp đang trên đà thăng hoa, Trần Minh Dũng thừa nhận đường tình duyên của bản thân còn nhiều trắc trở. Dù mong muốn có một tổ ấm riêng, anh vẫn cảm thấy “duyên chưa tới” và ngại bước vào một mối quan hệ vì sợ bị bỏ lại. “Cha mẹ anh luôn ủng hộ công việc của con trai, không ép chuyện lập gia đình, nhưng đôi khi cũng nói khéo”, nam ca sĩ hài hước bày tỏ.
Đà Nẵng: Linh thiêng lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân công chúa
Trận "derby" bóng rổ Hà Nội cũng đầy căng thẳng khi ngôi sao Anthony January của CLB Hanoi Buffaloes sau khi bị thổi phạm lỗi với cầu thủ 17 tuổi Phạm Nhật Thái Quang đã thể hiện thái độ bất bình với phán quyết của trọng tài bằng cách cởi áo đấu ném về phía đường biên đồng thời tiến thẳng về phía ghế ngồi dự bị của đội mình.