Ngân hàng đã cho vay lĩnh vực bất động sản bao nhiêu?
Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.Thêm trường công bố điểm trúng tuyển bằng học bạ, ngành cao nhất 25 điểm
Trong bối cảnh người dùng xe máy Đông Nam Á đang dần chuyển hướng sang xe điện, nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đang tung ra thị trường các mẫu mã mới nhằm tìm kiếm cơ hội cạnh tranh. Mới đây, MAKA Motors - Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện ở Indonesia vừa tung ra thị trường mẫu xe máy điện MAKA Cavalry.Đây là mẫu xe máy điện mang phong cách của xe tay ga Adventure, tương tự Honda ADV 160 hay Aprilia SR GT 200. Theo MAKA Motors, công ty đã mất ba năm nghiên cứu, sản xuất và 50.000 km thử nghiệm trên đường mới chính thức tung MAKA Motors cũng là mẫu xe điện đầu tay của thương hiệu này ra thị trường. Mang phong cách của các dòng xe tay ga Adventure, MAKA Cavalry sở hữu kiểu dáng thiết kế thể thao, hầm hố cùng nhiều trang bị tính năng được tích hợp. Về kiểu dáng của mẫu xe này, sau khi trình làng không ít khách hàng nhận định MAKA Cavalry khá giống mẫu xe tay ga máy xăng Honda ADV 160.Liên quan đến vấn đề này, ông Arief Fadillah, người đồng sáng lập đồng thời là Giám đốc công nghệ của Ocer MAKA Motors giải thích, khi phát triển MAKA Cavalry công ty được chia thành hai nhóm nghiên cứu phát triển về hiệu suất và thiết kế. Cụ thể trong phần thiết kế, 60 giám định viên từ nhiều tổ chức khác nhau đã được triệu tập để đánh giá bản phác thảo thiết kế của MAKA Motors. Thiết kế xe máy ngày nay hầu hết đều giống nhau. Điều này là đương nhiên, bởi nó đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng vốn thích xe số tự động với kiểu dáng hầm hố và thể thao.Thực tế, Cavalry cũng không hoàn toàn giống Honda ADV 160, thậm chí còn trông bảnh bao và ngầu hơn với đèn pha LED, đèn chạy ban ngày DRL ở đèn trước và sau. Thân xe được tạo dáng bằng những đường gân nổi, tạo cảm giác liền lạc.MAKA Cavalry được trang bị một số tính năng như ổ cắm USB loại A&C, đồng hồ tốc độ LCD, đèn LED báo sạc, hệ thống phanh đĩa đôi và tính năng lùi giúp thuận tiện hơn khi ra khỏi bãi đỗ xe.Hệ động lực của xe gồm có ba bộ phận chính, bao gồm pin Intercellar dung lượng lớn, động cơ điện Revium và bộ điều khiển Osiris. Xe có công suất cực đại 12 mã lực, mô-men xoắn 242 Nm. Sức mạnh này giúp MAKA Cavalry đạt tốc độ tối đa 105 km/giờ và tăng tốc từ 0 - 60 km/giờ chỉ trong 4,8 giây. Có thể leo lên dốc 30 độ, khả năng lội nước lên đến 60 cm và hoạt động tối đa 160 km sau mỗi lần sạc đầy pin.Tại thị trường Indonesia, MAKA Cavalry được chào bán với giá chỉ 35,85 triệu rupiah, tương đương 56,7 triệu đồng.
Vì sao Kia Carens 2023 bản Signature định giá cao?
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.
Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực và hiệu quả hoạt động phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới và được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực, hiệu quả.
Giá vàng nhẫn ‘đứt phanh’, giảm hơn 1,2 triệu đồng/lượng
Viện Nghiên cứu thanh niên vừa có báo cáo điều tra thường niên về thanh thiếu niên Việt Nam năm 2024, nhằm đánh giá tình hình thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, xác định nhu cầu nguyện vọng của thanh thiếu niên hiện nay.Số thanh thiếu niên được điều tra gồm 800 người ở độ tuổi 16 - 30, là học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, ở cả thành thị và nông thôn.Theo báo cáo, thanh niên cao 161 - 180 cm chiếm tỷ lệ 57,4%; từ 151 - 160 cm là 27,3%; dưới 150 cm là 12,4%. Thanh niên cao trên 180 cm chiếm 3%.Theo kết quả khảo sát, thanh niên nặng 41 - 70 kg chiếm tỷ lệ 81,5%. Dưới 40 kg là 11,2%. Từ 71 - 80 kg là 6,5%. Trên 80 kg là 0,8%.Về sức khỏe thể chất, có 44,1% thanh niên được hỏi từng gặp vấn đề sức khỏe cần phải sử dụng thuốc hoặc đến cơ sở y tế điều trị trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát.Nhiều thanh niên (51,4%) đã dựa vào tư vấn của người bán thuốc. Khoảng 10,9% tự tìm hiểu và điều trị. Điều này tiềm ẩn rủi ro, do thông tin không chính xác có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe.Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ thanh niên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ còn khá thấp (15,4%). Tỷ lệ thanh niên được hỏi thường xuyên tập thể dục đạt mức trung bình (34,4%), cho thấy nhu cầu tham gia hoạt động thể chất vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ người tìm hiểu kiến thức về sức khỏe ở mức khá (39,3%).Về sức khỏe tâm thần, trong 6 tháng qua, kết quả khảo sát cho thấy, phần đông thanh niên có tâm trạng tích cực. Trong đó, 69,8% thanh niên thường xuyên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, 52% thanh niên thường xuyên cảm thấy phấn chấn, thoải mái.Các cảm xúc tiêu cực xuất hiện ở mức độ vừa phải (mức độ thường xuyên thanh niên gặp phải dao động từ 5,1 - 15,1%). Mặc dù tỷ lệ thấp, nhưng vẫn có một bộ phận thanh niên thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt 3,3% thanh niên thường xuyên có ý nghĩ tự tử.Theo kết quả khảo sát, khung giờ sử dụng internet của thanh niên từ dưới 2 - dưới 8 giờ/ngày là chủ yếu (gần 80%), trong đó gần 1/3 thanh niên sử dụng mạng từ 6 - dưới 8 giờ/ngày (29,8%).Có tới 16,8% thanh niên sử dụng internet từ 8 giờ/ngày trở lên. Mục đích chính khi sử dụng internet của thanh niên (xếp theo thứ tự ưu tiên) bao gồm: giải trí (75,4%); học tập, tìm kiếm thông tin (71%); giao tiếp, kết bạn (65,9%) và cập nhật tin tức (63,5%).