Thú vị hoạt động xem phim ngoài trời tại Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM
Phát biểu tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo hậu quả nếu Nga phớt lờ lệnh ngừng bắn sẽ "rất nghiêm trọng", nhưng nhấn mạnh rằng ông không tin điều đó sẽ xảy ra. Ông Trump cũng cho rằng Ukraine có thể là bên gặp khó khăn nhiều hơn trên bàn đàm phán hòa bình, theo The Telegraph.Khi được hỏi về việc gây sức ép với người đồng cấp Nga để đạt được thỏa thuận, ông Trump trả lời: "Vâng. Chúng tôi có thể. Nhưng tôi hy vọng điều đó sẽ không cần thiết"."Có những việc bạn có thể làm mà không hề dễ chịu, xét về mặt tài chính. Tôi có thể gây sức ép kinh tế, sẽ rất xấu cho Nga, sẽ tàn phá Nga. Nhưng tôi không muốn làm điều đó vì tôi muốn hòa bình", ông Trump nói thêm.Tuyên bố của ông Trump được đưa ra sau khi có thông tin ông Putin chuẩn bị trì hoãn bất kỳ thỏa thuận nào làm chậm đà tiến quân của lực lượng Nga trên chiến trường. Đề xuất ngừng bắn tạm thời đã được các quan chức Ukraine và Mỹ đưa ra trong cuộc đàm phán kéo dài 8 giờ tại Jeddah (Ả Rập Xê Út) vào hôm 11.3. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt ngày 12.3 cho hay Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff sẽ tới Moscow vào cuối tuần này để trình đề xuất của Washington về thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.Điện Kremlin ngày 12.3 cho biết họ sẽ xem xét các chi tiết từ Washington về đề xuất ngừng bắn 30 ngày tại Ukraine trước khi đưa ra phản hồi. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kyiv ủng hộ nỗ lực thúc đẩy hòa bình càng sớm càng tốt của chính quyền Trump.Trong một diễn biến khác, Tổng thống Trump thừa nhận rằng tình hình thù địch ở Ukraine về cơ bản là cuộc chiến mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tiến hành chống lại Nga. Ông Trump đưa ra tuyên bố này tại cuộc gặp với Thủ tướng Ireland Micheal Martin."Tiền đổ vào hàng tỉ, hàng tỉ, hàng tỉ USD và NATO đã trở nên mạnh hơn nhiều. Bây giờ NATO đã chi rất nhiều tiền và tiến hành cuộc xung đột khủng khiếp này. Thật đáng tiếc khi họ phải làm như vậy", theo Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Trump.Bánh mì Việt Nam dưới bàn tay biến tấu của siêu đầu bếp Singapore
Đó là lý do tại sao bên cạnh những thay đổi trong lối sống, đa số trường hợp, người bệnh cần phải dùng thuốc để kiểm soát tốt huyết áp. Sau đây, một chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm làm việc, chia sẻ lưu ý quan trọng khi dùng thuốc huyết áp mà người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả của thuốc.Bác sĩ Suranjit Chatterjee, cố vấn cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), cho biết: Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc rằng họ đã uống thuốc đúng theo liều chỉ dẫn mà huyết áp của họ vẫn không cải thiện. Nguyên nhân là do hầu hết chúng ta không biết rằng kiểm soát huyết áp cao không chỉ là uống thuốc, mà là uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, theo tờ Indian Express.Thuốc huyết áp hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý khác nhau, như làm giãn mạch máu, giảm nhịp tim hoặc ngăn cơ thể giữ lại lượng chất lỏng dư thừa.Khi dùng thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thuốc sẽ duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đảm bảo kiểm soát liên tục huyết áp và ngăn ngừa biến động. Nếu bạn dùng thuốc không đều đặn, hiệu quả có thể giảm đi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát.Việc quên liều hoặc uống thuốc không đúng giờ có thể dẫn đến tăng huyết áp tái phát - là tình trạng huyết áp tăng cao khi người bệnh ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều. Điều này có thể gây thêm áp lực cho tim và động mạch, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Khi nồng độ thuốc không ổn định, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu hoặc hồi hộp. Duy trì thói quen nhất quán giúp giảm thiểu những vấn đề này. Theo một lịch trình cố định giúp việc tuân thủ dễ dàng hơn. Không bao giờ được tự ý ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ trước.Ngoài ra, đừng bao giờ để hết thuốc. Luôn dự trữ thuốc ở nhà. Luôn đến bác sĩ tái khám để lấy thuốc trước khi hết thuốc.Nếu không dùng thuốc, huyết áp của người bệnh có thể tăng đột ngột và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo trang tin y tế WebMD.Trong thời gian ngắn, huyết áp có thể tăng đột ngột kèm theo các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở. Về lâu dài, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương thận và kháng thuốc cao hơn.Phải làm gì nếu quên một liều?Mẹo để duy trì đúng tiến độ
CMC TS hợp tác chiến lược với OplaCRM và BowNow
Để ứng phó với nguy cơ hạn mặn tương đối cao Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khuyến cáo: "Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh".
Tờ The Guardian ngày 7.3 đưa tin các bác sĩ ở London đã phục hồi thành công khứu giác và vị giác cho những bệnh nhân mắc Covid-19 kéo dài, nhờ phương pháp phẫu thuật tiên tiến giúp mở rộng đường thở trong mũi để thúc đẩy quá trình phục hồi.Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán mắc Covid-19 đều hồi phục hoàn toàn, nhưng căn bệnh này có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng lâu dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 100 người mắc Covid-19 thì có khoảng 6 người bị hậu Covid-19, với hàng triệu người bị ảnh hưởng trên toàn cầu.Mất khứu giác và vị giác là một trong hơn 200 triệu chứng khác nhau được ghi nhận ở những người bị hậu Covid-19.Giờ đây, các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện thuộc Đại học College London (UCLH) ở Anh đã chữa khỏi cho hàng chục bệnh nhân bị mất khứu giác nghiêm trọng sau khi nhiễm Covid-19.Tất cả đều đã gặp vấn đề này trong hơn 2 năm và các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như đào tạo khứu giác và corticosteroid, đều không hiệu quả.Trong một nghiên cứu nhằm tìm ra những cách mới để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ phẫu thuật đã thử một kỹ thuật gọi là phẫu thuật vách ngăn mũi chức năng (fSRP), thường được sử dụng để điều chỉnh độ lệch của vách ngăn mũi, làm tăng kích thước của đường thở qua mũi.Điều này thúc đẩy luồng không khí vào vùng khứu giác, ở vòm của khoang mũi, nơi kiểm soát mùi. Các bác sĩ cho biết phẫu thuật này giúp tăng lượng chất tạo mùi đến được vòm mũi, nơi có khứu giác.Họ tin rằng việc tăng cường đưa chất tạo mùi đến khu vực này sẽ "khởi động" quá trình phục hồi khứu giác ở những bệnh nhân đã mất khứu giác do hậu Covid-19.Trong thử nghiệm, 12 bệnh nhân được phẫu thuật và một nhóm đối chứng gồm 13 bệnh nhân tiếp tục luyện tập khứu giác bằng cách ngửi đi ngửi lại cùng một mùi hương.Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật đều có khứu giác được cải thiện, trong khi không có bệnh nhân nào trong nhóm đối chứng cải thiện. Thậm chí 40% trong nhóm đối chứng cho biết khứu giác của họ trở nên tệ hơn.
Những tấm lòng vàng 16.52022
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.