Dự án Thành phố Thông minh thi tuyển phương án kiến trúc công trình Tháp 108 tầng
Cụ thể, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT thành lập Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; nghị quyết hợp nhất sở tài chính với Sở KH-ĐT thành lập Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.Nghị quyết hợp nhất sở xây dựng với Sở GTVT thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh. Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, công sở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông, quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.Đồng thời, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT.Theo các nghị quyết, UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở KH-CN, sở tài chính, sở xây dựng, Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh để đi vào hoạt động từ ngày 1.3.HĐND tỉnh Bắc Ninh cũng ra nghị quyết kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB-XH chuyển chức năng về sở nội vụ, sở nông nghiệp và môi trường; đồng thời tổ chức lại bộ máy sở y tế, sở giáo dục và đào tạo để tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.Huawei trình làng loạt Nova 12 hỗ trợ 5G và liên lạc vệ tinh
Ngày 31.1, Công an Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) cho biết du khách Trung Quốc được công an hỗ trợ tìm lại được điện thoại di động (ĐTDĐ) bị đánh rơi, đã gửi thư cảm ơn lực lượng chức năng.Trước đó, khoảng 11 giờ ngày 30.1 (nhằm mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Công an P.Phước Ninh (Q.Hải Châu) nhận được tin báo có 2 du khách Trung Quốc bị mất tài sản là ĐTDĐ tại khu vực vườn hoa xuân khu vực cầu Rồng thuộc địa bàn phường.Lúc này, du khách chỉ còn thời gian ngắn lưu trú tại TP.Đà Nẵng, việc mất điện thoại của chị Chu Minh (Wang Yue, quốc tịch Trung Quốc) ảnh hưởng đến các giao dịch khi đi du lịch, đồng thời trong điện thoại có nhiều dữ liệu quan trọng.Xác định tính cấp bách của nhiệm vụ, ngay lập tức, Công an P.Phước Ninh triển khai lực lượng, phân công cán bộ chiến sĩ khẩn trương xác minh.Qua thông tin du khách cung cấp, lực lượng tìm kiếm xác định các vị trí du khách di chuyển để làm cơ sở cho việc truy vết.Bước đầu, cán bộ chiến sĩ công an phường lần theo hướng du khách tham quan từ Bảo tàng điêu khắc Chăm, băng qua đường 2.9 để dạo chơi ở vườn hoa xuân cầu Rồng.Từ hình ảnh trích xuất gần như toàn bộ camera trong khu vực, sàng lọc hình ảnh giữa biển người tham quan vườn hoa xuân, kết hợp các biện pháp nghiệp vụ, Công an P.Phước Ninh ghi nhận được hình ảnh một người dân nhặt được chiếc ĐTDĐ của du khách.Cùng ngày 30.1, Công an P.Phước Ninh đã xác định và liên hệ với người nhặt được tài sản, thu hồi được điện thoại và làm thủ tục bàn giao lại cho du khách Trung Quốc.Nữ du khách Chu Minh (Wang Yue) đã vui mừng, viết thư cảm ơn lực lượng công an phường. Trong thư, chị bày tỏ cảm phục và biết ơn trước tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tình, thân thiện của Công an P.Phước Ninh.Theo chị này, ngày 28.1, đoàn của chị đến Việt Nam du lịch, tham quan Bảo tàng điêu khắc Chăm lúc 16 giờ chiều 29.1, đến 17 giờ cùng ngày, trong lúc tham quan vườn hoa xuân, chị mới phát hiện đánh rơi điện thoại.Chị Chu Minh quay lại bảo tàng tìm kiếm nhưng không thấy, đến trưa 30.1 mới trình báo công an hỗ trợ."Cảm ơn nhân viên bảo tàng và công an đã giúp đỡ tôi tìm lại được điện thoại. Vì các bạn, tôi sẽ quay lại đất nước xinh đẹp này lần nữa", nữ du khách viết trong thư cảm ơn.Trước đó, như Thanh Niên thông tin, thời gian qua người dân, lực lượng chức năng TP.Đà Nẵng thường xuyên hỗ trợ du khách tìm lại các tài sản bị đánh rơi, thất lạc, để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách, nhất là du khách quốc tế.
Cả ngàn người rời TP.HCM nghỉ lễ 30.4 - 1.5: Cửa ngõ phía đông chật kín
Quá nhiều sắc thái cho một tình huống
UBND xã Lưu Kiền đang chỉ đạo xây dựng các điểm du lịch sinh thái cộng đồng đã được phê duyệt và xây dựng 10 mô hình kinh tế: nuôi bò, trồng lá dong, nhân rộng trồng chuối lấy lá, mô hình trồng ổi lê Đài Loan, mô hình nuôi vịt bầu, mô hình bảo vệ, phát triển cá mát. Lưu Kiền được UBND Tương Dương đánh giá là điểm sáng của huyện trong việc vận động người dân đồng thuận để làm đường giao thông nông thôn và thực hiện có hiệu quả các mô hình sinh kế.
Cai thuốc và giảm tác hại: hai giải pháp bổ trợ để kiểm soát thuốc lá
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.