VĐV ngưng tim khi tham gia giải chạy Tây Hồ đã qua đời
Chiều 9.1, tại trụ sở TAND Q.Tân Phú, TAND TP.HCM tổ chức lễ công bố, trao quyết định về việc điều động và bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Duy (44 tuổi, Chánh văn phòng TAND TP.HCM) giữ chức vụ Chánh án TAND Q.Tân Phú. Theo quyết định, nhiệm kỳ giữ chức vụ Chánh án TAND Q.Tân Phú của ông Phạm Ngọc Duy là 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Phát biểu giao nhiệm vụ, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho biết nhiệm vụ của tân chánh án trong giai đoạn này là hết sức nặng nề, trên tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ, bảo vệ nhà nước pháp quyền, cần bám chắc các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, các quy định, các tiêu chí của nghành, tiếp tục rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Chánh án Lê Thanh Phong cũng gửi gắm tân chánh án cùng tập thể cán bộ, công chức và người lao động tại TAND Q.Tân Phú đoàn kết, gắn bó để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả mà những năm qua TAND Q.Tân Phú đã đạt được.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Chánh án TAND Q.Tân Phú Phạm Ngọc Duy cảm ơn Ban cán sự Đảng TAND TP.HCM, Quận ủy Q.Tân Phú đã tin tưởng giao nhiệm vụ về địa phương.Ông Duy xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo và xin hứa cùng tập thể cán bộ, công chức TAND Q.Tân Phú đoàn kết, thống nhất, đồng lòng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.Đồng thời ông Phạm Ngọc Duy cũng cam kết sẽ hết mình, tận lực, tận tâm cũng như tinh thần của người thẩm phán là liêm khiết, chí công, vô tư để phụng sự nhân dân.Cũng trong chiều nay, TAND TP.HCM làm lễ công bố và trao quyết định điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Đăng Tân (Chánh án Q.3, TP.HCM) giữ chức vụ Chánh văn phòng TAND TP.HCM.Futsal World Cup 2021, tuyển Việt Nam vs Nga: Đối đầu đội bóng số 4 thế giới
Ngày 2.3, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau, đơn vị này đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam chủ hụi Trần Thúy Hằng (40 tuổi, ngụ TT.Năm Căn, H.Năm Căn, Cà Mau), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm 2014, Hằng tổ chức chơi hụi để hưởng tiền hoa hồng. Tuy nhiên, từ tháng 5.2021 đến tháng 5.2023, lợi dụng lòng tin của các hụi viên và sự lỏng lẻo trong việc bỏ thăm khui hụi, Hằng tự ý hốt 71 chân hụi, chiếm đoạt số tiền hơn 869 triệu đồng. Ngoài ra, Hằng còn bán khống 50 chân hụi, lừa đảo hơn 545 triệu đồng. Tổng số tiền bị can này chiếm đoạt hơn 1,4 tỉ đồng.Trước đó, ngày 15.8.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Cà Mau điều tra theo thẩm quyền. Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau có đủ căn cứ xác định Hằng có hành vi lừa đảo nên bắt tạm giam để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
Rác tràn lan trên đường
Khi chính thức trở thành tiến sĩ, Giang đã có một đám cưới hạnh phúc cùng với chồng là tiến sĩ Trương Hoàng Quân. Trước đó, cả hai đã có hơn 6 năm đồng hành, giúp đỡ nhau trong việc nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Incheon.
Tập thể dục thường xuyên
Những tấm lòng vàng 5.1.2023
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.