Gánh ăn sáng rẻ nhất quận 1: '7 món tha hồ lựa chọn'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Lão nông miền tây bảo tồn các giống lúa mùa
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
CSGT tuần tra một mình có được quyền kiểm tra nồng độ cồn?
Nam giới cần có đủ nhận thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ những căn bệnh này. Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ cũng cần được đẩy mạnh.
Hãng Yonhap đưa tin chiếc máy bay chở khách gặp nạn tại sân bay quốc tế Muan ở tỉnh Jeolla Nam chở theo khoảng 175 hành khách (gồm 173 người Hàn Quốc, 2 người Thái Lan) và tổ bay 6 người. Máy bay vừa trở về Hàn Quốc từ Bangkok (Thái Lan). Máy bay khi hạ cánh đã trượt khỏi đường băng và đâm vào tường rào tại sân bay. Tai nạn xảy ra vào lúc 9 giờ 7 phút giờ địa phương. Hình ảnh cho thấy cột khói đen bốc lên cao.Chiếc máy bay Boeing 737-800 đâm vào tường rào, gãy đôi và bốc cháy. Thông tin ban đầu cho thấy có 23 người thương vong tại hiện trường. Chiến dịch cứu hộ đang diễn ra. Nhà chức trách đang điều tra tại hiện trường để xác minh nguyên nhân tai nạn, các quan chức cho biết.Quyền Tổng thống Choi Sang-mok ra lệnh dốc toàn lực cho chiến dịch cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay. Yonhap dẫn xác nhận mới nhất của nhà chức trách cho biết có 28 người thiệt mạng tại hiện trường.Nhà chức trách cho biết đã cứu được 2 người gồm một hành khách và một thành viên phi hành đoàn nhưng không thông báo tình trạng của những người khác trên máy bay. Lực lượng cấp cứu, gồm cảnh sát và cứu hỏa đang hỗ trợ y tế và đánh giá thiệt hại.Theo Sở cứu hỏa Jeonnam, khoảng 9 giờ 4 phút sáng, họ nhận được báo cáo cho biết: "Bộ phận càng đáp của máy bay không bung ra khi hạ cánh và chiếc máy bay đang rơi".Trong lần hạ cánh đầu tiên, máy bay không thể tiếp đất bình thường nên đã bay vòng để cố gắng hạ cánh lại nhưng gặp nạn. Một quan chức tại hiện trường cho biết chiếc máy bay đã không thể giảm tốc độ khi đến cuối đường băng và đã tông vào tường rào. Một số thông tin cho rằng bộ phận càng đáp gặp trục trặc do chim đâm vào.Chiếc máy bay gặp nạn được sản xuất vào năm 2009.
Việt Nam có hơn 1.000 người siêu giàu sở hữu tài sản trên 30 triệu USD
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 12.2 tuyên bố Nga bác bỏ mọi đề xuất trao đổi lãnh thổ với Ukraine."Đó là điều không thể xảy ra", TASS dẫn lời ông Peskov tại cuộc họp báo hằng ngày, bổ sung rằng chính quyền Moscow chưa từng và sẽ không bao giờ ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề trao đổi lãnh thổ.Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ đánh đuổi lực lượng Ukraine khỏi lãnh thổ, nhưng không chia sẻ kế hoạch đạt được mục tiêu này trong thời gian tới.Đó là câu trả lời thẳng thắn của Nga sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với tờ The Guardian rằng ông có kế hoạch trao đổi lãnh thổ với Nga để tiến tới chấm dứt chiến sự, bao gồm khả năng trao đổi những khu vực mà Ukraine đang kiểm soát ở Kursk.Kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2.2022, Nga đến nay kiểm soát gần 20% lãnh thổ Ukraine, tương đương hơn 112.000 km2. Còn Ukraine đang kiểm soát khoảng 450 km2 ở tỉnh Kursk của Nga, theo các bản đồ chiến sự nguồn mở.Cũng trong ngày 12.2, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết đã có cuộc gặp đầu tiên với tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, Reuters đưa tin.Cuộc gặp diễn ra bên lề hội nghị Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine lần thứ 26 ở Brussels (Bỉ). Đây là hội nghị đầu tiên do Anh chủ trì thay vì Mỹ, sau khi chính quyền Washington thay đổi chính sách ngoại giao và an ninh dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.Ông Umerov không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về cuộc gặp với ông Hegseth, chỉ có ảnh chụp chung.Hội nghị dự kiến tập trung vào nỗ lực điều phối sự ủng hộ cho Ukraine, bao gồm mở rộng sản xuất quân sự, cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp mới và tăng cường nguồn cung vũ khí thông qua việc nâng cao năng lực công nghiệp quân sự của châu Âu.