Trò chơi Oẳn tù tì rất thông dụng tại Việt Nam có khởi nguồn từ đâu?
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.Lao động việc làm quý 1/2024: Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh
SHB cũng đã hoàn tất việc chuyển nhượng 50% vốn cổ phần SHBFinance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan; đồng thời đồng hành cùng các định chế tài chính quốc tế: WB, IFC, ADB, KfW… để triển khai các dự án hàng tỉ đồng, trong đó ký kết Hợp đồng Tín dụng giữa với IFC với gói vay trị giá 120 triệu USD.
Chuyện xưa chưa nguôi thời sự
"Tính tôi vốn thích mua sắm, nên đến bất kỳ đất nước nào ngoài tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực tôi đều dành nhiều thời gian để lang thang tại các Trung tâm thương mại lớn. Mua sắm giúp tôi giải tỏa căng thẳng, đồng thời cảm giác được sở hữu những món đồ mình yêu thích cũng vô cùng tuyệt vời. Nhưng khi thanh toán ở nước ngoài, phí chuyển đổi ngoại tệ là điều tôi quan tâm. Tôi muốn có một chiếc thẻ có phí chuyển đổi ngoại tệ thật thấp để giúp tôi tiết kiệm khi chi tiêu! - chị Thanh Tú, TP.Hải Phòng chia sẻ.
Ngày 10.1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, thi hành lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Hoàng Anh Đức (44 tuổi) hiện là Phó giám đốc Công ty Vicem thương mại xi măng, để điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản điều 222 bộ luật Hình sự.Theo Công an tỉnh Quảng Ninh, thời điểm phạm tội của ông Hoàng Anh Đức khi còn là Tổng giám đốc Công ty cổ phần xi măng Hạ Long. Các lệnh, quyết định tố tụng đã được Viện KSND tỉnh Quảng Ninh phê chuẩn.Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố 8 bị can trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần xi măng Hạ Long. Trong đó, các bị can bị khởi tố gồm: Vũ Văn Tặng, Phó tổng giám đốc; Nguyễn Văn Chuẩn, Trưởng phòng Vật tư; Nguyễn Thị Thảo, cán bộ Phòng Vật tư.Ngoài ra, 2 bị can là Hà Văn Tiến, Lương Đức Huy bị khởi tố về tội mua bán trái phép hóa đơn và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; 3 bị can còn lại là Phạm Thị Thắm, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Tuyến bị khởi tố về tội mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.Quá trình điều tra của Công an tỉnh Quảng Ninh cho thấy, từ năm 2018 - 2021, Công ty cổ phần xi măng Hạ Long triển khai thực hiện các gói thầu mua sắm, cung cấp vật tư cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, Vũ Văn Tặng, Phó tổng giám đốc công ty đã không tuân thủ đúng quy định, mà đã đồng ý cho cấp dưới là Hà Văn Tiến, Quản đốc phân xưởng sản xuất, và Lương Đức Huy, Phó quản đốc Phân xưởng sản xuất, mua sắm hàng hóa, vật tư thiết bị trước.Sau đó, Vũ Văn Tặng đã chỉ đạo Nguyễn Văn Chuẩn, Trưởng phòng Vật tư và Nguyễn Thị Thảo, là cán bộ Phòng Vật tư, phối hợp cùng với các đối tượng khác hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu.Hành vi của các đối tượng là làm khống chứng từ để thể hiện Công ty cổ phần thiết bị điện Thống Nhất trúng thầu và nâng khống giá trị hàng hóa đối với các gói thầu nêu trên, nhằm mục đích trục lợi, gây thiệt hại lớn cho Công ty cổ phần xi măng Hạ Long.Trước đó, ngày 27.6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế xảy ra tại Công ty cổ phần thiết bị điện Thống Nhất, Công ty Minh Nhật, Công ty An Khang, Công ty Bình Minh và đơn vị có liên quan.Quá trình điều tra xác định các công ty trên đã xuất bán khoảng hơn 1.000 tờ hóa đơn giá trị gia tăng khống, với tổng giá trị ghi trên hóa đơn khoảng hơn 100 tỉ đồng, nhằm hợp thức việc đấu thầu của Công ty cổ phần xi măng Hạ Long.Công ty cổ phần xi măng Hạ Long có vốn điều lệ là 1.942 tỉ đồng; trong đó vốn nhà nước chiếm 82,69%. Trong giai đoạn 2018 - 2023, đơn vị này đã lỗ lũy kế gần 5.000 tỉ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
Bó tay 'nữ ninja' lái xe máy đứng giữa ngã ba… để nghe điện thoại
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.