Ra khơi lỗ nặng, hàng loạt tàu cá nằm bờ
Tại hội nghị tổng kết Bộ TT-TT sáng nay 29.12, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT-TT và Bộ KH-CN sau khi hợp nhất sẽ mang tên Bộ KH-CN và TT.Bộ KH-CN quản lý về phát triển công nghệ nói chung. Còn Bộ TT-TT quản lý công nghệ thông tin, công nghệ số là công nghệ cốt lõi, nền tảng cho các ngành, các lĩnh vực khác và cũng là các công nghệ năng động quan trọng nhất hiện nay. Theo Bộ trưởng Hùng, tên của Bộ TT-TT thực ra là Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, nhưng vì Quốc hội thấy cả 2 bộ đều có chữ công nghệ nên đã cắt đi chữ công nghệ và tên Bộ trở thành Bộ TT-TT. Công nghệ chính là điểm chung tạo ra hiệp lực, cộng lực và cộng hưởng của 2 bộ. Chữ "truyền thông" trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có 2 nghĩa: viễn thông và media tức là các phương tiện truyền thông như: báo chí, phát thanh truyền hình, truyền thông xã hội.Người đứng đầu Bộ TT-TT lý giải thêm, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ KH-CN và TT, vừa bao quát hết lĩnh vực của 2 bộ, vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai bộ là công nghệ. "Trên 50.000 doanh nghiệp công nghệ số thuộc quản lý của Bộ TT-TT từ nay sẽ tiếp cận được nhanh hơn với các kết quả nghiên cứu của Bộ KH-CN, làm cho khoa học, công nghệ gần với doanh nghiệp; đồng thời đưa nhanh hơn, kết quả nghiên cứu KH-CN, các sản phẩm phục vụ cuộc sống", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 - Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn, có tính cách mạng, giống như Nghị quyết khoán 10 trong nông nghiệp cách đây 40 năm, nhưng lần này lại cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Bộ mới hợp nhất là Bộ KH-CN và TT sẽ là lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa nghị quyết đặc biệt quan trọng này. Nghị quyết 57 xác định bộ ba: KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới". Nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ KHCN để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về chuyển đổi số, giá các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược.Đây là một mũi tên trúng hai đích, vừa làm chủ tiến trình công nghệ chuyển đổi số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước. Từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận lấy sứ mệnh Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ là Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Từ nay, chuyển đổi số đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân."Chuyển đổi số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển đột phá. Chúng ta kỳ vọng chuyển đổi số sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình đứng dậy mạnh mẽ, trở thành nước XHCN phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi Việt Nam mới tròn 100 năm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.Nhận định Leicester - Tottenham (22 giờ ngày 23.5): ‘Bầy cáo’ quyết tâm săn 'Gà trống'
Nghiên cứu mới phát hiện đàn ông lớn tuổi dễ mắc bệnh và tử vong hơn phụ nữ
Nhận định Fulham vs M.U: ‘Quỷ đỏ’ chơi nhanh hơn khi không có Ronaldo
Ngày 18.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã có công văn yêu cầu UBND H.Kon Plông (Kon Tum) phối hợp, cung cấp thông tin về Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng; Công ty CP Thuận Thiên Kon Tum (cùng ở số 38 đường Phạm Văn Đồng, TT.Măng Đen, H.Kon Plông); HTX cà phê sạch Măng Đen (thôn Kon Plông, xã Hiếu, H.Kon Plông)...Cụ thể, Cơ quan CSĐT đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, danh sách cổ đông, nhân sự; hồ sơ đăng ký bổ sung, thay đổi từ khi thành lập đến nay; đến thời điểm này hợp tác xã còn đăng ký hoạt động hay không?Cơ quan điều tra cũng đề nghị cung cấp thông tin các công ty, đơn vị nói trên có đăng ký đầu tư, xin giao đất, cho thuê đất trên địa bàn H.Kon Plông hay không. Nếu có, đề nghị đơn vị cung cấp các tài liệu liên quan. Thời gian qua, có nhiều người làm đơn tố giác tội phạm gửi tới cơ quan công an, đề nghị làm rõ các dấu hiệu vi phạm của ông Trần Văn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng. Từ những đơn thư tố giác trên, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra và đề nghị UBND H.Kon Plông phối hợp cung cấp thông tin.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều 18.1, ông Trần Văn Quỳnh cho rằng những người tố giác ông là cổ đông từng góp vốn làm ăn chung. Thời điểm làm ăn thuận lợi, các cổ đông không có ý kiến gì nhưng khi công ty gặp khó khăn, thua lỗ thì nhiều cổ đông lấy lý do để xin rút vốn. "Thứ nhất, làm ăn với nhau phải theo điều lệ. Thứ hai là phải có thời gian. Tôi vẫn đồng ý cho mọi người rút vốn. Những người tham gia tố cáo tôi đều tham gia điều hành công ty, chứ không phải tôi cầm tiền của họ rồi làm một mình. Khi công ty bắt đầu khó khăn, phải bù thêm tiền để hoạt động thì họ tìm cách tự rút khỏi công ty. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi thấy công ty vẫn phát triển thì họ mới làm những động thái này", ông Quỳnh nói.Theo ông Quỳnh, vụ việc đang được công an tiến hành điều tra. Các bên liên quan cũng đã đến làm việc với cơ quan chức năng. Khi cơ quan công an yêu cầu, công ty đều cung cấp hết các hồ sơ cần thiết."Ví dụ như mình làm tất cả những việc đấy, mình sử dụng tiền của công ty rồi mình đóng cửa, không kinh doanh nữa, công ty thất bại, lúc đấy có thể quy kết mình sử dụng vốn sai mục đích, hay là không còn khả năng vận hành doanh nghiệp. Công ty vẫn đang hoạt động, dù có khó khăn mình vẫn đang phải đương đầu. Cho nên anh em tố thì cũng không thể quy kết là lừa đảo hay thế nọ thế kia được", ông Quỳnh nói.Công ty CP Tập đoàn Vị Trí Vàng có vốn điều lệ 100 tỉ đồng, HTX cà phê sạch Măng Đen có vốn điều lệ 30 tỉ đông. Người đại diện pháp luật của 2 đơn vị này là ông Trần Văn Quỳnh.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Giá xăng dầu hôm nay 7.5.2024: Trong nước sắp có đợt giảm giá mạnh?
Sáng 15.1, sau khi đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị mức án với các bị cáo, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam tiếp tục phần tranh luận.Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, là người duy nhất bị đề nghị tuyên phạm tội nhận hối lộ, với mức án 12 - 13 năm tù.Ông Thái bị cáo buộc ưu ái cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát trúng hàng chục gói thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa, qua đó nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng.Tự bào chữa trước tòa, ông Thái nói ngắn gọn, mong hội đồng xét xử xem xét nhân thân, bối cảnh phạm tội…, để cho mình được hưởng chính sách "khoan hồng đặc biệt".Luật sư của ông Thái thì cho rằng mức án mà viện kiểm sát đề nghị là quá khắt khe. Người bào chữa nêu tình trạng của NXB Giáo dục Việt Nam tại thời điểm năm 2017 "rất phức tạp", "nội bộ rối ren". Ông Thái về nhận nhiệm vụ, dù chưa có kinh nghiệm thực tiễn về xuất bản sách giáo khoa, nhưng đã chèo lái, vực dậy NXB, lợi nhuận qua các năm đều đạt cao.Cũng giống như thân chủ khai tại tòa trước đó, luật sư nói nhờ việc kịp thời in ấn, năm học 2018 - 2019, NXB Giáo dục Việt Nam đã phát hành hơn 100 triệu bản sách giáo khoa, giá bán vẫn giữ nguyên, rẻ hơn 11% so với nhiều đơn vị phát hành khác.Vẫn theo luật sư, việc ông Thái nhận tiền từ các nhà thầu là sai, nhưng việc này là do phía nhà thầu chủ động đưa tiền cảm ơn, trích từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp, chứ ông Thái không đòi hỏi, yêu cầu hoặc thỏa thuận phần trăm hợp đồng.Luật sư còn đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ: đã nộp lại toàn bộ gần 25 tỉ đồng nhận hối lộ và nộp thêm 50 triệu đồng khắc phục hậu quả, tự thú về hành vi nhận tiền ngay từ khi cơ quan điều tra chưa phát hiện, có công lớn trong việc cung cấp tin báo giúp cơ quan điều tra phát hiện và xử lý tội phạm trong nhiều vụ án…Từ những căn cứ trên, luật sư đề nghị cho thân chủ được hưởng mức án thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều 354 bộ luật Hình sự (7 - 15 năm tù).Một trong 2 người bị truy tố tội nhận hối lộ trong vụ án này là Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng. Bà Ngọc bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù, với cáo buộc "bôi trơn" 20 tỉ đồng cho cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam Nguyễn Hữu Thái.Quá trình xét xử, bà Ngọc có đơn vắng mặt và được tòa chấp thuận. Bào chữa cho nữ bị cáo, luật sư không tranh luận về mặt tội danh, nhưng cho rằng mức án mà viện kiểm sát đề nghị còn quá nghiêm khắc.Luật sư nêu quan điểm Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bị cáo Ngọc nhờ vả ông Thái, mà nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh của doanh nghiệp này.Vẫn theo luật sư, quá trình thực hiện các gói thầu, Công ty Phùng Vĩnh Hưng đã hỗ trợ NXB Giáo dục Việt Nam tiết kiệm khoảng 7,7 tỉ đồng bằng việc giao thẳng hàng hóa đến nhà in thay vì phải lưu kho, đồng thời chấp nhận thanh toán chậm nhằm hỗ trợ NXB khi gặp khó khăn về thủ tục giải ngân…Về việc bị cáo Ngọc đưa 20 tỉ đồng cho ông Thái, luật sư cho rằng, về bản chất là có mục đích cảm ơn vì đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty được tham gia đấu thầu, thanh lý và quyết toán hợp đồng. Hành vi đưa tiền này không phải là lý do chính và duy nhất để Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu. Bởi lẽ, giai đoạn 2018 - 2022 dù không có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu nhưng sản phẩm giấy của công ty này vẫn được đánh giá rất cao, vẫn trúng các gói thầu...Với các tình tiết đã trình bày, luật sư mong muốn hội đồng xét xử ghi nhận, chia sẻ, cho thân chủ được hưởng mức án khoan hồng.