Ưu, nhược điểm Peugeot 408 GT: Xe 'dân chơi' đáng tiền
Sau hơn 1 ngày xét xử, sáng 10.1, Tòa án nhân dân (TAND) TP.Hà Nội tuyên án sơ thẩm 3 năm tù đối với ông Trần Đình Triển về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".Theo cáo trạng, ngày 3.2.2013, ông Triển đã tạo lập tài khoản trên trang mạng xã hội Facebook mang tên "Trần Đình Triển", đăng ký với thông tin là luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân. Tài khoản này chỉ do bị cáo Trần Đình Triển quản lý, sử dụng, không chia sẻ quyền quản trị với người nào khác. Quá trình hành nghề luật sư, ông Triển nảy sinh bức xúc cá nhân cho rằng, ngành Tòa án và việc điều hành của lãnh đạo TAND tối cao có những vấn đề chưa hợp lý. Do đó, từ 23.4 - 9.5.2024, bị cáo Triển đã soạn thảo và sử dụng ứng dụng Facebook cài đặt trên điện thoại di động cá nhân của bị can để đăng tải 3 bài viết trên trang Facebook "Trần Đình Triển". Kết luận giám định xác định, thông tin ông Triển đăng tải có nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống TAND và cá nhân lãnh đạo TAND tối cao. Việc này đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ông Triển khai thừa nhận với cơ quan điều tra, các thông tin, nội dung nêu trong các bài viết trên do bị cáo tự thu thập, nhận xét, đánh giá theo ý kiến chủ quan về ngành Tòa án và cá nhân lãnh đạo TAND tối cao mà không có thông tin, tài liệu, chứng cứ xác thực để kiểm chứng.Do đó, ông Triển được cơ quan điều tra ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, như phạm tội lần đầu, có thái độ thành khẩn khai báo, nhận thức được sai phạm và có thư xin lỗi gửi lãnh đạo ngành tòa án.Sáng 10.1, phiên tòa kết thúc, HĐXX tuyên phạt ông Triển 3 năm tù về tội danh trên.Trao tiền giúp đỡ 3 trẻ mồ côi
Theo Thông tư 35/2024 của Bộ GTVT, từ ngày 1.1.2025 người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn, dù chỉ một ngày. Do đó, lượng người đổi giấy phép lái xe (GPLX) trong những ngày qua tăng đột biến trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn. Nhiều người xếp hàng từ sáng sớm, chờ xuyên trưa để làm thủ tục. Ngoài nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan chức năng, người dân cũng có thể chủ động đổi GPLX tại nhà, thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.Các trường hợp đủ điều kiện để đổi bằng lái trực tuyến là GPLX phải do ngành Giao thông vận tải cấp; Đến hạn đổi theo quy định của cơ quan chức năng; GPLX bị hỏng; Thông tin cá nhân như năm sinh, họ tên bị sai so với căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.Việc đổi GPLX trực tuyến sẽ được thực hiện trên Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Đường bộ Việt Nam. Người dân cần có tài khoản định danh điện tử VNeID cấp độ 2 hoặc tài khoản trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Giấy phép lái xe cũ cần đổi là dạng vật liệu PET (thẻ nhựa).Hồ sơ sức khỏe điện tử phải là dạng điện tử. Hiện nay nhiều bệnh viện, phòng khám đã liên thông được với Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân có thể tìm những cơ sở này để làm giấy khám. Trong trường hợp không tìm thấy cơ sở y tế có liên thông dữ liệu, người dân có thể chứng thực điện tử kết quả khám sức khỏe tại UBND xã, phường. Sau đó dùng file chứng thực này để làm các thủ tục trực tuyến. Ngoài ra người dân cũng cần chuẩn bị file ảnh chân dung kích cỡ 3x4, phông nền xanh; Tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử để thanh toán lệ phí.Sau khi đã chuẩn bị đủ các hồ sơ cần thiết, người dân có thể dễ dàng đổi GPLX trực tuyến theo bốn bước sau.Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://dvc4.gplx.gov.vn. Sau đó chọn Đổi giấy phép lái xe.Bước 2: Đăng nhập Cổng dịch vụ công bằng ứng dụng VNeID hoặc tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân.Bước 3: Điền các thông tin theo hướng dẫn. Lưu ý: Sau khi nhập số GPLX ở phần thông tin, hệ thống sẽ trả về kết quả trường hợp có đủ điều kiện để cấp đổi hay không. Nếu hệ thống hiển thị màu xanh, GPLX đủ điều kiện đổi. Nếu chưa, người dân cần kiểm tra lại các thông tin xem đã điền chính xác chưa.Để đảm bảo an toàn thông tin, mỗi tài khoản đăng nhập chỉ có thể tra cứu thông tin GPLX của mình, không thể thực hiện thay người khác. GPLX phải trùng với thông tin đã khai báo trên cổng dịch vụ công.Trong phần Thông tin sức khỏe người lái xe. Người dân có thể chọn hình thức nộp giấy khám sức khỏe điện tử hoặc bản công chứng điện tử. Nếu khám tại cơ sở y tế đã liên thông dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân chỉ cần nhập mã số khám, chọn tra cứu, kết quả sẽ được tự động trả về.Nếu dùng giấy khám sức khỏe công chứng điện tử, người dân cần dùng file có định dạng pdf để tải lên hệ thống.Ở phần ảnh chân dung 3x4, người dân cần lưu ý độ phân giải tối thiểu 400 dpi trở lên (tương ứng kích thước 473 x 630 pixel). Độ phân giải lý tưởng nên trên 600 dpi (tương ứng với kích thước 709 x 945 pixel). Phông nền sử dụng màu xanh. Đây là ảnh sẽ được in lên bằng lái mới.Sau khi đã điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, đính kèm các hồ sơ cần thiết, người dân ấn vào ô cam kết ở cuối cùng và chọn Tiếp tục.Bước 4: Điền địa chỉ nhận kết quả và thanh toánNgười dân có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đổi GPLX hoặc nhận tại nhà qua đường bưu điện. Ngoài lệ phí hồ sơ 135.000 đồng, người dùng sẽ trả thêm tiền vận chuyển khi nhận được GPLX từ bưu điện. Sau khi đã hoàn thiện các bước, người dùng sẽ nhận được thông báo "Chúc mừng bạn đã nộp hồ sơ thành công". Sau đó người dân có thể kiểm tra tiến độ xử lý trong phần "Xem hồ sơ của tôi". Theo quy định, chậm nhất sau 3 ngày đăng ký thành công, cơ quan chức năng sẽ có thông báo qua email hoặc tin nhắn điện thoại về lịch hẹn hoặc lý do hồ sơ không được duyệt.
HLV Lê Huỳnh Đức ngồi ghế một chân
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, Cục Dân số đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số, có đề xuất 3 nhóm chính sách lớn là: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Trong đó, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, dự thảo luật đề xuất quy định, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định bình đẳng, tự nguyện trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản 7 tháng thay vì 6 tháng; tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội. Theo ông Dũng, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 nhằm duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc, ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm tại một số tỉnh, thành.Trong đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi…Đồng thời, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ như các dịch vụ thân thiện với người lao động: đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.Bên cạnh đó, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con như tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con...Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.Theo Bộ Y tế, mức sinh tại Việt Nam liên tục giảm trong các năm gần đây, xuống dưới mức sinh thay thế (từ 2,11 con/phụ nữ năm 2021 còn 1,96 con/phụ nữ), và dự báo tiếp tục giảm nếu không can thiệp hiệu quả.
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Huỳnh Lập làm 'chuột bạch' thử món rau câu cuốn bánh tráng ở 'Nhập gia tùy tục'
"Mình đã liên kết với một số cơ quan, đơn vị để tổ chức nhiều hoạt động vào ngày 31.3 sắp tới như: tô, vẽ và dạy làm diều. Đặc biệt, có nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật với hàng chục con diều khổng lồ, tặng quà cho trẻ em dưới 12 tuổi", anh Cường nói.