Quay cảnh tai nạn, đăng Facebook là ‘thảm sát, cướp cạy két sắt.., ‘Tập Sống Đểu' bị xử phạt
Dạo một vòng quanh khu vực bán hoa lớn nhất ở thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình (Quảng Nam), những dải cúc dài tít tắp được sắp xếp ngăn nắp hệt như một tấm thảm vàng dưới ánh nắng ấm áp những ngày cuối năm. Thế nhưng, đây cũng là dấu hiệu buồn của những người bán hoa. Đã đến những ngày cao điểm nhưng lượng hoa được khách mua rất ít, cả khu vực hoa vô cùng rộng lớn đa phần vẫn còn nguyên. Nhiều người bán tại đây dự báo một mùa kinh doanh hoa tết không mấy khả quan.Thấy khá ít người đến chọn mua, hỏi anh Nguyễn Thành Luân (32 tuổi), đang kinh doanh hoa tại khu vực bán hoa về lượng khách năm nay thì anh nói: "Khách năm nay khá ít, nhập về 300 chậu cúc mà mới bán được 50, còn 250 chậu chưa động tĩnh gì đây. Năm trước nhập về đến 400 chậu mà cùng thời điểm này đã bán được 1 nửa rồi".Anh Luân cho biết người bán hoa chỉ hy vọng vào 3 ngày cao điểm nhất là 25, 26 và 27 tháng chạp. Còn thường 28 tháng chạp người dân sẽ đi mua hoa theo tâm lý mua hàng ế, hàng rẻ. Nhưng 2 ngày 25, 26 này cũng chỉ lác đác người đi mua. Chủ nhân của 300 chậu hoa cúc các loại tại đây dự tính: "Chắc không khả quan gì. Chắc năm nay không thể nào bán hết được từng này hoa. Lượng khách thế này thì thua rồi".Anh Luân cho biết mỗi mùa hoa dịp tết như này anh sẽ lời được tầm 10-20 triệu đồng. "Có năm thì được, có năm thua lỗ trầm trọng. Cách đây 2 năm là lỗ, cả khu vực này không ai bán được gì luôn. Năm nay tình hình này cũng không mấy khả quan", anh Luân nói.Khu vực hoa của anh Luân dù chỉ lác đác vài người đến mua, nhưng đã được cho là bán chạy nhất ở khu vực này. Một chủ nhân bán hoa khác ở đây đi ngang qua khu vực hoa của anh Luân nói: "Nhường bớt khách lại cho tụi em đi, ngồi ngáp ngắn ngáp dài không à". Theo anh Luân thì thực chất năm này kinh tế nhìn chung khó khăn hơn năm ngoái nên đây cũng là lý do khiến lượng khách mua hoa cũng ít. Cũng dự đoán được tình hình này nên lượng hoa anh nhập về không nhiều bằng năm trước.Trước đây làm tại TP.HCM, nhưng từ sau khi cưới vợ anh Luân quyết định về quê để sinh sống và lập nghiệp. "Về quê làm dễ thở hơn, chi phí cũng đỡ hơn nhiều. Về quê vẫn làm xây dựng như ở TP.HCM, tết đến thì nhập hoa về bán kiếm thêm", anh Luân kể.Tất cả tiểu thương ở đây đa phần đều kinh doanh hoa vào dịp tết để kiếm thêm thu nhập, mong có đồng vào đồng ra để đón tết ấm hơn. Nhưng với lượng khách chỉ lác đác như năm nay, ai cũng bán hoa trong trạng thái lo lắng.Một người kinh doanh hoa tại khu vực này nói: "Bán hoa chủ yếu đam mê thôi, chứ lời lỗ chi. Như kiểu bỏ ra đống tiền rồi ngồi trên đống lửa vậy đó. Không biết bán có được không, lo lắng đủ thứ".Đến mua hoa nhưng sau khi tham khảo một vòng thấy giá hoa cúc pha lê, đại đóa khá cao so với kinh phí dự kiến nên Nguyễn Thị Kim Thoa (29 tuổi), làm nhân viên cho một công ty về thiết kế tại TP.Thủ Đức, TP.HCM về quê tại H.Thăng Bình (Quảng Nam) để đón tết, quyết định chỉ mua 2 chậu cúc mâm xôi cho bớt chi phí.Thoa nói: "Mấy năm mình hay mua các chậu cúc lớn để chưng ở nhà. Năm nay dù giá hoa cúc không quá cao, có loại cũng rẻ hơn so với năm ngoái nhưng kinh tế khó khăn nên mình không dám chi nhiều. Hơn nữa tình hình bây giờ biến động nhiều, ngành thiết kế của mình cũng đang dần được thay thế bằng công nghệ nên không biết sẽ thất nghiệp lúc nào. Chính vì thế, tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó, để lỡ thất nghiệp còn có ít vốn tính toán công việc khác".Thoa cũng cho rằng tình hình chung chắc năm nay mọi người cũng gia giảm chi tiêu sắm tết. Riêng gia đình Thoa chỉ sắm những thứ cần thiết, không quá cầu kỳ vào khâu trang trí nhà cửa đón tết.Ông Dương Nghiệp Khôi: 'Qatar mạnh nhưng tôi tin vào U.23 Việt Nam'
Chiều 10.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm nhóm các bà chủ cửa hàng sữa cưỡng đoạt tài sản của nữ nhân viên, khi họ dồn đơn tạo doanh số lớn chỉ với mục đích hưởng tiền thưởng.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Lê Hoài An (34 tuổi, ngụ 50 Bàu Năng 1, Q.Liên Chiểu) và Tăng Thụy Ngọc Hạnh (44 tuổi) cùng 5 năm tù, Phạm Thị Mỹ Dung và Mai Thị Kiên (cùng 34 tuổi, cùng ngụ P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) cùng 4 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.Theo cáo trạng, 3 bị cáo An, Dung, Kiên và Tăng Thị Ngọc Phúc (34 tuổi, em bị cáo Hạnh) góp vốn mở cửa hàng sữa tươi Milk Farm từ tháng 3.2021. Trong đó, An đại diện hộ kinh doanh, Phúc ở xa nên nhờ Hạnh quản lý.Sáng 27.3.2023, An, Dung, Kiên nghi thất thoát sữa tại cửa hàng 70 Hà Tông Quyền (P.Khuê Trung) nên yêu cầu 2 nữ nhân viên (không ký hợp đồng lao động) là Trần Thị Thiên Chi (25 tuổi, ngụ thôn 5 xã Ia Răng, H.Đắk Đoa, Gia Lai) và Phạm Trịnh Sanh Hòa (32 tuổi, ngụ tổ 7 P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đến đối chiếu. Các bị cáo gửi số liệu để Phúc (ở TP.HCM) tính ra số tiền thất thoát hơn 62 triệu đồng. 2 nữ nhân viên thừa nhận không lên đơn khi bán sữa, số tiền thu của khách chưa nhập vào hệ thống quản lý là gần 15 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 nhân viên đã mua 42 thùng sữa để khắc phục trước khi kiểm kê, đồng thời cam kết tiếp tục bù tiền nếu cuối tháng đối chiếu còn thiếu.Các bà chủ cửa hàng sữa liên tục tra hỏi lý do, cách thức, chủ mưu, đồng phạm và dọa báo công an. Chi giải thích chỉ mượn hàng để giao cho khách, rồi Hòa sẽ mua trả lại chứ không biển thủ.Các bà chủ tiếp tục đe dọa xử lý về việc đưa hàng giả vào cửa hàng, ảnh hưởng thương hiệu nhưng 2 nữ nhân viên phủ nhận. Trong đó Hòa hoảng sợ, hoảng loạn, cầm dao chạy vào nhà vệ sinh khóc lóc, kể về hoàn cảnh khó khăn để xin không báo công an.Biết Hòa định tự tử, nhưng Hạnh vẫn nói "trong cửa hàng có camera, hắn làm gì thì kệ, gọi công an đến". Hạnh còn tự lập ra quy định của cửa hàng, ép Hòa và Chi phải bồi thường gấp 3 do bán hàng không lên đơn với số tiền bồi thường gần 200 triệu đồng.Chưa dừng lại, Hạnh còn đổ lỗi sụt giảm doanh số, ép 2 nữ nhân viên phải đền bù thêm 400 triệu đồng thuê nhà, điện nước, tiền thuế… Do bị đe dọa báo công an, 2 nạn nhân chấp nhận bồi thường tổng cộng gần 600 triệu đồng và bị ép phải trả đủ trong 2 tháng với 3 đợt.Theo điều tra, Phúc tính nhầm đơn vị sản phẩm nên tiền thất thoát lên đến hơn 62 triệu đồng, trong khi chính xác chỉ hơn 28 triệu đồng. Hai nữ nhân viên đã khắc phục gần 15 triệu đồng, còn lại thiệt hại hơn 13 triệu đồng.Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định việc bán hàng không lên đơn, không nhập hệ thống quản lý là nhằm dồn đơn lẻ để gộp thành đơn hàng lớn, tạo doanh số để hưởng tiền thưởng chứ Hòa, Chi không có ý định chiếm đoạt. Hai nữ nhân viên cũng không bỏ trốn, không dùng khoản tiền này sử dụng vào hành vi bất hợp pháp.Trong khi đó, 4 bị cáo còn bắt Hòa phải chuyển trước 10 triệu đồng, siết nợ bằng cách giữ 2 xe máy của 2 nạn nhân, laptop của Hòa rồi mới cho về lúc gần 0 giờ ngày 28.3.2023.Ngoài ra, 4 bị cáo này còn bị chị Nguyễn Thị T.T (ngụ H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo cưỡng đoạt hơn 830 triệu đồng vào ngày 3.12.2022 tại cửa hàng Milk Farm ở Q.Liên Chiểu.Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ chứng minh các bị cáo đe dọa, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp chị T., chỉ có thể xác định việc gia đình chị này đã bồi thường được 578,5 triệu đồng cho cửa hàng Milk Farm là tự nguyện, nên không xử lý hình sự.Đối với Phúc, khi xảy ra vụ việc đang ở TP.HCM, không tham gia đe dọa các nạn nhân nên không bị truy cứu.
Nhận định Man City vs Newcastle (22 giờ 30 ngày 8.5): Cơ hội cho ‘The Citizens’ bứt phá
Công ty Bình Điền, với thương hiệu phân bón Đầu Trâu đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Việc lọt vào danh sách này không chỉ là thành tựu lớn mà còn là động lực để công ty tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa. Công ty đã áp dụng nhiều chiến lược sáng tạo trong quy trình sản xuất, không ngừng nghiên cứu và phát triển các loại phân bón mới, thân thiện với môi trường. Điều này giúp tăng cường năng suất cây trồng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hướng đến nền nông nghiệp xanh và bền vững.Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền, chia sẻ: Đây là niềm tự hào lớn lao cho toàn thể người lao động của công ty và cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu. Công ty cam kết tiếp tục mang đến những sản phẩm phân bón chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Bình Điền đặt ra mục tiêu mở rộng thị trường quốc tế và phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới. Công ty sẽ đầu tư vào công nghệ hiện đại nhằm cải tiến quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và tăng cường năng suất. Đặc biệt, việc nghiên cứu các giải pháp phân bón tiên tiến sẽ giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam và đáp ứng xu hướng nông nghiệp sạch, bền vững và giảm phát khí thải.Hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng nông dân Việt Nam, Bình Điền luôn hướng đến xây dựng những quy trình canh tác thông minh và bền vững. Công ty không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân. Việc được vinh danh trong Top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam chính là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn bộ đội ngũ nhân viên cũng như ban lãnh đạo công ty.
Chùa Trăm Gian (hay còn gọi là chùa Vĩnh Khánh, có địa chỉ tại thôn An Đông, xã An Bình, H.Nam Sách, Hải Dương) được xây dựng từ thời nhà Lý, vào khoảng thế kỷ 11.
Sức mua giảm, các hãng xe sang nỗ lực tiếp cận khách Việt
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.