Những tấm lòng vàng 25.1.2024
Ngày 13.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trương Văn Liếp, Giám đốc Sở KH-ĐT Long An cho biết, ông đã ký văn bản đề nghị chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng có diện tích hơn 38 ha, tại xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa. Dự án do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Hằng (Công ty Vĩnh Hằng) làm chủ đầu tư. Cuối năm 2024, chủ đầu tư xin UBND tỉnh Long An phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 sau 15 năm được cấp phép (từ năm 2010).Theo ông Trương Văn Liếp, sau 17 năm được UBND tỉnh Long An chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2008), chủ đầu tư đã liên quan đến nhiều vụ việc tranh chấp dân sự kéo dài, nhiều khiếu nại và cả tố cáo hình sự. Việc thi công dự án kéo dài nhiều năm gây bức xúc trong dư luận nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lãng phí đất đai…Cụ thể, cuối năm 2019, dự án này hết thời gian thi công, thời hạn được giao đất và đến nay vẫn chưa được UBND tỉnh Long An gia hạn. Theo báo cáo của UBND H.Thạnh Hóa, dự án chỉ mới triển khai thi công xây dựng được 776/300.000 m2 theo đồ án quy hoạch chi tiết. Tuy vậy, chỉ có duy nhất có hạng mục nhà bảo vệ diện tích 16 m2 thi công đúng vị trí theo giấy phép của Sở Xây dựng Long An cấp năm 2016.Theo báo cáo tài chính của Công ty Vĩnh Hằng, tổng số tiền đã đầu tư san lấp mặt bằng, thi công một phần nhỏ của dự án được ghi nhận tính đến nay hơn 100 tỉ đồng. Trong khi đó, pháp nhân này đang bị ông N.Q.V (ngụ Q.1, TP.HCM) khởi kiện tranh chấp hợp đồng do ông này đã đầu tư vào dự án đến 90 tỉ đồng. Dự án này cũng đang bị TAND tỉnh Long An áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Theo Sở KH-ĐT Long An, trong hồ sơ chứng minh năng lực mà Công ty Vĩnh Hằng cung cấp vào tháng 12.2024 đều không thể hiện được doanh nghiệp này có đủ năng lực tài chính để tiếp tục triển khai dự án.Ngoài ra, hiện nay, Cục Thuế tỉnh Long An đang trong quá trình xử lý nội dung tố giác tội phạm trốn thuế tại các hợp đồng chuyển nhượng giá trị vốn (mua bán cổ phần) giữa các nhà đầu tư trong nội bộ Công ty Vĩnh Hằng. Trước đó, Báo Thanh Niên có bài "Chuyện lạ ở Long An: Đất trồng lúa biến thành hồ nước "khổng lồ", phản ánh nhiều ha đất trồng lúa ở xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa bị ông P.T.T, Giám đốc Công ty B.T (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khai thác trái pháp luật.Báo cáo tài chính của Công ty Vĩnh Hằng (tại Cục Thuế Long An) thể hiện, từ năm 2018 đến 2021, công ty đã chi trả tiền cho "người bán ngắn hạn" là cá nhân ông P.T.T và Công ty B.T tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Đó là một phần chi phí san lấp mặt bằng của dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng.Theo ông Phạm Tùng Chinh, Chủ tịch UBND H.Thạnh Hóa, ngay sau khi Báo Thanh Niên phản ánh ông T. khai thác trái pháp luật đối với đất trồng lúa, UBND huyện này đã có quyết định thanh tra đột xuất để làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan. Dự kiến, ngày 18.11.2024 kết luận thanh tra. Tuy nhiên, quá trình thanh tra vướng phải một số khó khăn khách quan nên đến nay lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực xử lý để kết luận.Đường sình lầy, đi lại khó khăn
Gần cuối hiệp 1, Nguyễn Xuân Son đã dính chấn thương nặng ở chân phải và rời sân ngay lập tức để đi cấp cứu. Chân sút sinh năm 1997 ôm mặt khóc và rời sân bằng cáng. Đây có lẽ là hình ảnh buồn nhất mà hàng triệu trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải chứng kiến ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trong buổi tối đầy vinh quang của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nguyễn Xuân Son dù không thể hiện diện trên sân để ăn mừng cùng các đồng đội, nhưng anh cũng đã có thể nở nụ cười hạnh phúc.Đội tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan để vô địch, Xuân Son góp công rất lớn trong hành trình này. Dù không chơi trọn vẹn ở chung kết lượt về, nhưng cú đúp danh hiệu cá nhân trong lễ trao giải đã ghi nhận sự xuất sắc của tiền đạo nhập tịch. Xuân Son xứng đáng được vinh danh, và anh đã ẵm cú đúp danh hiệu danh giá nhất của AFF Cup 2024: vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tiền đạo đang khoác áo CLB Nam Định gia nhập "cuộc đua" trễ hơn (chính thức được khoác áo đội tuyển Việt Nam từ trận cuối vòng bảng gặp Myanmar) so với nhiều gương mặt xuất sắc khác, nhưng đã thể hiện được đẳng cấp khi ghi đến 7 bàn sau 4 trận. Trong đó, ấn tượng đậm nét nhất mà Xuân Son để lại chính là cú đúp bàn thắng giúp đoàn quân của ông Kim Sang-sik giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trên sân Việt Trì, tại trận chung kết lượt đi hôm 2.1.Ngoài 2 danh hiệu cá nhân, với chức vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam, Son như lập 'cú hat-trick' tại giải.Một cá nhân khác của đội tuyển Việt Nam cũng được vinh danh ở lễ trao giải AFF Cup 2024 là Nguyễn Đình Triệu. Thủ môn sinh năm 1991 đã bất ngờ soán vị trí "người gác đền" số 1 ở đội tuyển Việt Nam của Nguyễn Filip. Anh được bắt chính ở trận ra quân gặp Lào, rồi sau đó dự bị 2 trận liên tiếp khi Việt Nam chạm trán Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến khi HLV Kim Sang-sik đặt niềm tin tuyệt đối vào Đình Triệu ở tất cả các trận còn lại. Với màn trình diễn ổn định trong khung thành, Đình Triệu được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Từ đầu AFF Cup 2024 (sau 8 trận), đội tuyển Việt Nam chỉ nhận 6 bàn thua, thấp nhất tại AFF Cup 2024.Danh hiệu cá nhân còn lại của AFF Cup 2024 thuộc về "thần đồng" của bóng đá Thái Lan, Suphanat Mueanta. Tiền đạo từng thi đấu ở châu Âu đã chơi cực hay và nhiều lần tỏa sáng đúng lúc, với những bàn thắng có ý nghĩa rất quan trọng giúp đội bóng xứ sở chùa vàng vượt khó trong hành trình tiến đến chung kết AFF Cup 2024. Chân sút sinh năm 2002 được vinh danh là ngôi sao triển vọng của giải đấu. Suphanat Mueanta nhiều lần kiến tạo cho đồng đội ghi bàn và đóng góp đến 4 pha lập công cho "voi chiến".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Cây cỏ mọc um tùm trên dải phân cách
Ngày 20.2, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là Công ty CP bất động sản Hà Quang (chủ đầu tư dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II, ở TP.Nha Trang), người bị kiện là UBND tỉnh Khánh Hòa và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Phiên tòa đưa ra xét xử vụ việc vào ngày 17.2 và tiếp tục vào hôm nay (20.2). Sau thời gian nghị án, HĐXX TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty CP bất động sản Hà Quang; hủy quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh Khánh Hòa và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Với lý do quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng. Cụ thể, theo quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này. Sau đó, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa lần lượt ra 3 thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, quá trình xác định giá đất dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II được thực hiện vào thời điểm Điều 37 của Nghị định 71 quy định về phương pháp thặng dư đã có hiệu lực từ ngày 27.6.2024.Tuy nhiên, ngày 31.7.2024, Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa trình UBND tỉnh ban hành quyết định 2282 (đính kèm biên bản họp Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các tài liệu do đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành) thì các cơ quan, tổ chức này đều không áp dụng Điều 37 của Nghị định 71, dẫn đến việc địa phương này vẫn áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cho dự án theo quy định tại Nghị định 12 đã hết hiệu lực thi hành. Dựa vào Quyết định 2282, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ra các Thông báo 11456, 11596, 11573, yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Từ các cơ sở trên, tòa tuyên hủy quyết định 2282 và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Như Thanh Niên thông tin, Công ty CP bất động sản Hà Quang được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất lần đầu vào tháng 4.2004 để thực hiện dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II. Năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định trên để ban hành quyết định mới và giao lại hơn 51 ha đất cho Công ty CP bất động sản Hà Quang thực hiện dự án. Đến ngày 29.8.2024, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định 2282 về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II.
Theo một luật sư của Bộ An ninh nội địa (DHS), đơn xin nhập cư của Hoàng tử Harry đã tuân thủ mọi "quy tắc và quy định hiện hành", theo RadarOnline.com.Các tài liệu của Hoàng tử Harry được cho là đã "bị biên tập rất nhiều" sau khi tổ chức Heritage Foundation đệ đơn kiện, yêu cầu công bố các tài liệu mà họ cho là sẽ tiết lộ thông tin Công tước xứ Sussex nói dối việc sử dụng ma túy trong giấy tờ xin nhập cư.Các tài liệu được công bố vào ngày 18.3 sau khi thẩm phán Carl Nichols đưa ra thời hạn chót. Một số tài liệu bị chặn nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho Harry, cũng như để tránh anh khỏi bị "quấy rối".Jarrod Panter, thuộc DHS, cũng nói rõ Harry không được "đối xử ưu đãi". Ông cho biết: "Như đã giải thích ở trên, các hồ sơ không chứng minh cho cáo buộc đó nhưng cho thấy quá trình quản lý liên quan đến việc xem xét và cấp các quyền lợi nhập cư được thực hiện theo đạo luật nhập cư và quốc tịch, cũng như các quy tắc, quy định hiện hành".Trước khi các tài liệu được công bố, chính trị gia Greg Swenson cho rằng Harry nên bị trục xuất khỏi Mỹ nếu bị phát hiện nói dối. Ông nói: "Nếu Harry ở đây bất hợp pháp thì thật là đạo đức giả khi anh ta được đối xử đặc biệt trong bối cảnh các vụ trục xuất hàng loạt đang diễn ra hiện nay. Điều thông minh nhất đối với Harry là tự nguyện rời khỏi nước Mỹ, tránh các thủ tục tố tụng".Swenson nói thêm rằng ông không tin Tổng thống Donald Trump sẽ "can thiệp" vào việc cứu Harry và chỉ quan tâm đến việc người đàn ông 40 tuổi này phải rời Mỹ.Vụ kiện trước đó đã được đệ trình sau khi Harry thừa nhận trong hồi ký Spare rằng anh đã sử dụng ma túy (bao gồm cocaine và nấm ma thuật) khi còn trẻ. Heritage Foundation đã yêu cầu công khai hồ sơ nhập cư của Harry.Tất cả người nộp đơn xin nhập cư Mỹ cần phải khai rõ việc sử dụng ma túy hiện tại và trước đây. Vào tháng 9.2024, một thẩm phán đã phán quyết rằng đơn xin của Harry phải được giữ bí mật.Vào thời điểm đó, một nguồn tin cho biết vợ của Harry - Meghan Markle - lo sợ về khả năng anh sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ. Người trong cuộc cho biết: "Harry lo lắng về việc bị trục xuất, anh ấy lo lắng về việc rời đi. Meghan cũng sợ Harry phải rời khỏi Mỹ. Cả hai đều cảm thấy rất bất an lúc này, với mọi thứ đang diễn ra ở Mỹ, cộng thêm tất cả áp lực đè nặng lên họ khi thực hiện các dự án của mình".Trước khi đắc cử, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông "sẽ không bảo vệ Harry khỏi việc bị trục xuất. Anh ta đã phản bội nữ hoàng. Điều đó không thể tha thứ được. Harry sẽ tự mình ra tay nếu không tôi sẽ là người ra tay". Tuy nhiên, vào tháng 2.2025, ông Donald Trump đã loại trừ khả năng trục xuất Hoàng tử Harry khỏi nước Mỹ. Ông cho rằng hoàng tử quá đủ rắc rối với vợ là Meghan Markle.
Thế nào là làm lộ bí mật nhà nước?
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.