Sớm đưa bọn bất lương này ra ánh sáng
Sau AFF Cup 2024, giá trị chuyển nhượng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son tăng khoảng 100.000 euro lên mức 700.000 euro (khoảng 18,3 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt (Anh). Tuy nhiên, nếu trước đó (sau mùa giải 2023 - 2024), cầu thủ gốc Brazil này quyết định chia tay CLB Nam Định để chuyển sang một CLB ở Ả Rập Xê Út như đề nghị với mức phí được tiết lộ khoảng 2,9 triệu euro (hơn 75 tỉ đồng), anh đã có thể trở thành cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á. Vì cầu thủ đắt giá nhất hiện nay là tiền vệ Jalil Elias (28 tuổi, người Argentina), đang được CLB Johor Darul Ta'zim cho Velez Sarsfield (Argentina) mượn 6 tháng, có giá trị khoảng 65 tỉ đồng (2,50 triệu euro), theo tờ New Straits Times.Xuân Son đã chọn ở lại CLB Nam Định, nhập quốc tịch và thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 để lên ngôi vô địch một cách xứng đáng, trở thành cầu thủ xuất sắc nhất giải và đoạt danh hiệu vua phá lưới.Đây là quyết định được xem thay đổi cuộc đời của Xuân Son. Giá trị chuyển nhượng của cầu thủ 27 tuổi này hiện định giá là 700.000 euro, nhưng anh đã được tưởng thưởng xứng đáng gấp hơn nhiều lần so với giá trị này, nhờ những nỗ lực của mình trên sân cỏ trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Theo tờ New Straits Times, hiện nay Xuân Son không nằm trong tốp 10 cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á, nhưng trong tương lai khi anh trở lại thi đấu sau chấn thương và tiếp tục chứng tỏ năng lực đỉnh cao của mình, giá trị sẽ tiếp cận mức 1 triệu euro. Với giá trị này, sẽ tương đương với các cầu thủ đang trong tốp 10 có giá trị cao của khu vực như Alvaro Gonzalez và Chico Geraldes (đều của CLB Johor Darul Ta'zim), cùng với Freddy Alvarez và Chanathip Songkrasin của CLB BG Pathum United (Thái Lan), tất cả đều được định giá 1 triệu euro (khoảng 26,2 tỉ đồng).Cầu thủ có giá trị cao hiện xếp thứ 2 trong khu vực là tiền đạo Bissoli của CLB Buriram United (Thái Lan). Chân sút người Brazil này được định giá 2 triệu euro (52,4 tỉ đồng), tiếp theo là Bart Ramselaar của Lion City Sailors (Singapore) với giá 1,6 triệu euro (41,9 tỉ đồng). 2 cầu thủ khác của Buriram United là tiền đạo Supachai Chaided (Thái Lan) và Lucas Crispim (Brazil) xếp lần lượt tiếp theo đều có mức giá 1,2 triệu euro (31,4 tỉ đồng)."Có một số yếu tố góp phần vào những định giá này, bao gồm tuổi tác cầu thủ, tiềm năng, tài năng, tình hình hợp đồng, bản quyền hình ảnh, kinh nghiệm quốc tế, hồ sơ chấn thương, sức mạnh tài chính của giải đấu và CLB, cũng như giá trị chung của giải đấu", ông Faidauz Azhar, một người đại diện cầu thủ có giấy phép chính thức của FIFA, cho biết.Cũng theo ông Faidauz Azhar, trong cuộc phỏng với tờ New Straits Times: "Dựa trên những giá trị của cầu thủ, đặc biệt nhóm tốp 10 cầu thủ có giá cao như hiện nay. Một số thống kê cho thấy, giải M-League của Malaysia đang xếp thứ 2 tại Đông Nam Á sau giải Thai League 1 của Thái Lan về tổng giá trị thị trường, trong 5 giải đấu lớn nhất của khu vực". Theo đó, tờ New Straits Times cho rằng, M-League hiện có giá trị là 8,4 triệu euro (hơn 220 tỉ đồng), trong khi giải đấu của Thái Lan dẫn đầu với 10,3 triệu euro (269,9 tỉ đồng). Tiếp theo là S-League của Singapore có giá trị 5,3 triệu euro (138,8 tỉ đồng), giải V-League của Việt Nam xếp thứ 4 với định giá 4,9 triệu euro (khoảng 128,3 tỉ đồng). Xếp thứ 5 là giải VĐQG của Indonesia có giá trị 4,4 triệu euro (115,2 tỉ đồng)."Mặc dù xếp thứ 2 khu vực, M-League lại là giải đấu có ít đội hơn, và cũng có rất ít trận đấu mang tính cạnh tranh cao. 90% các CLB có lợi tức đầu tư âm dựa trên chi tiêu hàng năm. Hầu hết các CLB tại đây cũng phụ thuộc vào nguồn tài trợ của nhà nước, nên chi tiêu bị hạn chế, vì phần lớn chỉ dùng để trả lương. Doanh thu bản quyền truyền hình cũng không cao. Tại Malaysia, giá trị giải đấu cao chỉ là nhờ vào duy nhất CLB Johor Darul Ta'zim có đầu tư cực lớn. Vì vậy, nếu so với V-League hay Thai League 1, thì rõ ràng đây là điều hoàn toàn khác biệt. M-League cho thấy sự không bền vững về mặt tài chính, sức hấp dẫn thấp và lượng khán giả cũng rất ít", ông Faidauz Azhar bày tỏ.Về Đồng Tháp ăn thịt chuột cống nhum quay lu
Thông qua trang cá nhân, ca sĩ Hồng Nhung gây chú ý khi chia sẻ thông tin đã hoàn thành xong đợt điều trị căn bệnh ung thư vú. Giọng ca Nhớ mùa thu Hà Nội cho biết cô đã sẵn sàng đối mặt và cố gắng vượt qua biến cố sức khỏe này. Nói về tình hình hiện tại, ca sĩ Hồng Nhung cho hay: “Tôi vẫn ổn, vẫn có thể hát và cống hiến hết sức mình. Mong bạn đừng xem những dòng chia sẻ này với góc nhìn tiêu cực, bởi tôi đang sống cùng với tất cả tình yêu thương và hy vọng rằng mọi thử thách sẽ qua đi và những điều tích cực nhất sẽ đến nếu chúng ta tin vào bản thân mình”. Đối diện với biến cố sức khỏe, giọng ca 7X vẫn giữ tinh thần lạc quan. Cô nhắn nhủ thêm với khán giả: “Năm hết tết đến, chúng ta hãy cùng khép lại những điều không may và chờ đón những điều tích cực nhất. Bước sang năm 2025, cùng với nhận biết về căn bệnh này có thể đến với bất kỳ ai, tôi mong rằng chúng ta, nhất là các chị em phụ nữ hãy sớm tầm soát ung thư, bản lĩnh và trao yêu thương để cùng nhau vượt qua nó”. Kèm theo dòng chia sẻ, Hồng Nhung đăng tải đoạn clip trên giường bệnh, song động viên tinh thần mọi người vì sức khỏe cô vẫn ổn sau ca mổ. Trước đó, khi nhận chẩn đoán bị ung thư, nữ nghệ sĩ từng muốn giấu bệnh tình vì không muốn đồng nghiệp lo lắng. Song sau ca phẫu thuật, giọng ca 7X thay đổi suy nghĩ, quyết định chia sẻ thông tin này vì muốn thể hiện sự đồng cảm đối với những phụ nữ có hoàn cảnh như mình. “Hơn tất cả là chia sẻ với nhau niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp để cùng nhau chiến thắng căn bệnh này”, Hồng Nhung nhắn nhủ.Thông tin ca sĩ Hồng Nhung chia sẻ khiến nhiều người bất ngờ. Các đồng nghiệp, người hâm mộ gửi lời động viên, mong giọng ca Ngẫu hứng sông Hồng giữ tinh thần lạc quan vượt qua biến cố sức khỏe. NSND Thanh Lam nhắn nhủ: “Chúc Nhung luôn vững vàng như vốn là. Vượt qua căn bệnh, sớm hồi phục sức khỏe nhé”. Nhạc sĩ Dương Cầm bày tỏ: “Chúc chị mau bình phục và hẹn gặp lại chị trên sân khấu ngày gần nhất. Em hân hạnh được phục vụ chị”.Trước khi gây chú ý khi chia sẻ về căn bệnh ung thư vú, ca sĩ Hồng Nhung từng hoạt động nghệ thuật sôi nổi, gây ấn tượng bởi tinh thần không ngại thử thách khi tham gia Chị đẹp đạp gió rẽ sóng. Ngoài ra, cô còn có những dự án cá nhân, nổi bật là Hồng Nhung Stories - Thong dong với Bống. Đây là những thước phim tài liệu thực tế phác họa những câu chuyện đẹp, ý nghĩa, được giọng ca 7X kể lại qua những chuyến đi, những cuộc gặp gỡ.
Ngừng tuyển sinh lớp 10 không chuyên ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
Anne Hathaway gây xao xuyến với tạo hình nam tính
Các tay ném gạo cội của CLB Saigon Heat như Võ Kim Bản và đặc biệt ngoại binh Kentrell Barkley thi đấu hiệu quả ở hiệp đấu thứ ba khiến đội chủ nhà Cantho Catfish bị lu mờ. Sau khi tạo được cách biệt lên 15 điểm, thầy trò HLV Matt Van Pelt chuyển sang chiến thuật kiểm soát thế trận để bảo vệ kết quả và đã thành công khi giành chiến thắng chung cuộc 79-72 trước Cantho Catfish.