$957
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của the thao. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ the thao.Theo đại diện Cục CSGT, sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1 - 31.1), tình hình tai nạn giao thông đường bộ đã chuyển biến rất rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm ngoái và thời gian trước liền kề.Thống kê cho thấy, trong 1 tháng đầu Nghị định 168 có hiệu lực, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 917 người chết và 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 26,29% về số vụ, giảm 1,72% về số người chết, giảm 37,71% số người bị thương; so với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số người chết, giảm 20,12% số người bị thương. Trong công tác xử lý vi phạm, khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 327.349 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 48.160 trường hợp, giảm 12,8%), phạt 917 tỉ đồng; tước quyền sử dụng 27.820 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 28.762 giấy phép lái xe; tạm giữ 1.823 ô tô, 93.766 mô tô. Trong đó, 70.426 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, giảm 10.484 trường hợp (giảm 13%); vi phạm tốc độ: 73.043 trường hợp, giảm 1.545 trường hợp (giảm 2,1%); vi phạm chất ma túy: 589 trường hợp, giảm 161 trường hợp (giảm 21,5%); vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng: 4.531 trường hợp, giảm 3.564 trường hợp (giảm 44%); chở quá số người quy định: 2.695 trường hợp, giảm 2.299 trường hợp (giảm 46%); vi phạm phần đường, làn đường: 11.572 trường hợp, giảm 5.097 trường hợp (giảm 30,6%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông: 5.106 trường hợp, giảm 2.957 trường hợp (giảm 36,7%); không đội mũ bảo hiểm: 33.193 trường hợp, giảm 10.362 trường hợp (giảm 23,8%)...Đại diện Cục CSGT cho hay, sau 1 tháng thực hiện nghị định, có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm giảm đáng kể so với thời gian trước liền kề, cho thấy ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao và tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng CSGT."Tại các nút giao, người dân đã tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh đèn tín hiệu, xếp hàng trật tự, không còn tình trạng dừng đỗ chen lấn vào các làn đường, chiều đường… Qua đó không xuất hiện tình trạng ùn kéo dài, chỉ xuất hiện cục bộ, sau từ 2 đến 3 nhịp đèn tín hiệu có thể lưu thông. Khách quốc tế đánh giá cao việc chấp hành giao thông của người dân nước ta", đại diện Cục CSGT cho hay.Thời gian tới, CSGT toàn quốc sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và sẽ xử lý trên tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", từ đó tạo lập và hình thành văn hóa tham gia giao thông "văn minh", "hiện đại" và "an toàn". Cục CSGT sẽ tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương rà soát hoàn thiện yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội và tốc độ gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của the thao. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ the thao.Bộ NN-PTNT mới đây có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và về tình hình triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA) và đề xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư thuộc giai đoạn 2018 - 2019.️
Luôn tiên phong trong việc mang các vi xử lý AI mới bậc nhất từ Qualcomm và AMD về thị trường Việt Nam qua những mẫu laptop AI, Zenbook A14 (UX3407) siêu nhẹ với Snapdragon® X Series, và Zenbook 14 (UM3406) trang bị bộ xử lí AMD Ryzen™ AI chính thức ra mắt hôm nay tiếp tục khẳng định chiến lược này của ASUS.Gây tiếng vang lớn khi ra mắt toàn cầu tại CES 2025, Zenbook A14 (UX3407) nổi bật như tâm điểm của dòng laptop AI của ASUS trong năm nay nhờ nhiều cải tiến quan trọng, khắc phục những thách thức truyền thống về độ bền, hiệu suất, tản nhiệt, thời lượng pin và số lượng cổng kết nối trên một chiếc laptop mỏng nhẹ. Sản phẩm hướng đến phân khúc cao cấp với trọng lượng chỉ khoảng 980g, trở thành mẫu laptop Copilot+ PC nhẹ bậc nhất thế giới hiện nay, nhờ sử dụng Ceraluminum™, là chất liệu nhôm gốm do ASUS độc quyền phát triển, nhẹ hơn nhưng bền hơn .Đây cũng là lần đầu tiên ASUS sử dụng Ceraluminum™cho toàn bộ phần nắp, khung bàn phím lẫn đế máy trong một mẫu laptop, giúp thiết bị có khả năng chống mài mòn, chống trầy xước và chống sốc, đồng thời khó bám bẩn và khó dính vân tay. Nhờ thiết kế tối ưu và chất liệu rất riêng này, Zenbook A14 mặc dù cực nhẹ nhưng vẫn đạt chuẩn quân sự MIL-STD 810H, đảm bảo độ bền cao ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt. Dù với thiết kế cực mỏng nhẹ, máy vẫn được trang bị hệ thống cổng kết nối đầy đủ, 2 cổng USB-C, 1 cổng USB-A, HDMI, và giác âm thanh, kết hợp với bàn di chuột mở rộng hơn so với các phiên bản 14-inch trước.Nặng chưa đến 1kg nhưng Zenbook A14 vẫn sở hữu pin 70Wh cho phép máy hoạt động liên tục đến 32 giờ trong trường hợp phát video ngoại tuyến, không kết nối Wi-Fi, và đến 28 giờ nếu phát video trực tuyến.Thời lượng pin cực lâu này đạt được một phần cũng là nhờ vi xử lý Snapdragon® X Series của Qualcomm, được tích hợp NPU với hiệu suất lên đến 45 TOPS (xử lý 45 nghìn tỷ phép tính mỗi giây). Con chip này không chỉ tối ưu hóa hiệu năng bằng AI chạy trong nền có thể nhận diện nhu cầu của người dùng và hiệu chỉnh tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng của CPU, GPU cũng như màn hình, mà còn tiết kiệm năng lượng đáng kể khi thực hiện các tác vụ AI đòi hỏi hiệu suất cao như xóa phông gọi video, nhận diện khuôn mặt, từ đó góp phần kéo dài thời lượng pin. Đặc biệt, khi so với các thế hệ trước như Zenbook 14 (UX3405), Zenbook A14 đảm bảo trải nghiệm mượt mà và hiệu suất khi sử dụng pin ngang bằng với khi cắm sạc.Ngoài ra, với chuẩn Copilot+ PC, Zenbook A14 còn có khả năng hỗ trợ các tính năng AI như tóm tắt nội dung, tạo văn bản, hỗ trợ chỉnh sửa và tạo hình ảnh. Máy cũng được trang bị Windows Phone Link, cho phép quản lý thông báo và chuyển tệp trực tiếp từ điện thoại Android hoặc iOS lên laptop một cách dễ dàng. Có thể nói, với Zenbook A14, ASUS đã tạo nên một tiêu chuẩn mới cho khái niệm laptop AI siêu nhẹ, tiếp nối hành trình tối ưu thiết kế không ngừng nghỉ của hãng.Bên cạnh Zenbook A14, ASUS còn ra mắt Zenbook 14 (UM3406) - một lựa chọn đáng chú ý khác trong dòng laptop AI, cân bằng giữa thiết kế mỏng nhẹ và hiệu năng mạnh mẽ, ổn định. Máy được trang bị vi xử lý AMD Ryzen™ AI 7 350, có thể đẩy tốc độ xử lý các tác vụ thông minh lên đến 50 TOPS. Đây là con số rất ấn tượng đo lường tốc độ xử lý AI của chip.Có độ dày chỉ khoảng 14,9mm và trọng lượng 1,2kg, Zenbook 14 vẫn rất phù hợp cho người thường xuyên di chuyển. Chiếc laptop tất nhiên được trang bị màn Lumina OLED đặc trưng của ASUS, với độ phân giải cao 2880x1800 pixel mang đến trải nghiệm hình ảnh sống động, độ đen sâu, đồng thời giúp tiết kiệm điện năng để kéo dài thời gian sử dụng pin, và giảm đến 70% lượng ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt người dùng. Máy cũng hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối tương tự như Zenbook A14 và tích hợp hệ thống loa hướng xuống, mang đến trải nghiệm ấn tượng với âm lượng lớn và dải bass mạnh mẽ, sẵn sàng phục vụ cả nhu cầu công việc lẫn giải trí.Ra mắt Zenbook A14 (UX3407) và Zenbook 14 (UM3406), ASUS tiếp tục chiến lược mang đến những vi xử lý mới nhất và tiên tiến nhất từ các nhà sản xuất chip toàn cầu đến người dùng Việt, đồng thời phổ cập trải nghiệm tại hàng loạt các Trung tâm trải nghiệm AI (ASUS AI Innovation Hub) hợp tác với các đại lý tại Hà Nội và TP.HCM, cho phép người tiêu dùng tại đây có thể trải nghiệm trực tiếp hai dòng laptop ASUS trang bị một trong những thiết bị chip AI mới nhất từ Qualcomm và AMD.Các trung tâm trải nghiệm này là một trong những hoạt động riêng cho thị trường Việt Nam mà ASUS đang tập trung phát triển hơn nữa trong năm 2025 để đảm bảo rằng công nghệ AI được phổ biến rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận, đồng thời mở đường nâng cao trải nghiệm mua hàng công nghệ tiêu dùng tại Việt Nam. ️
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa. ️