Phó Chủ tịch T&T Group hóa nhạc trưởng trong tiết mục mừng Tập đoàn 30 năm
Sau hơn thập niên được tổ chức, giải THF-10 đã nâng tầm cả về chất lượng lẫn chuyên môn, với sự góp mặt của nhiều ngôi sao chuyên nghiệp, nổi bật có bộ đôi tiền đạo một thời của đội tuyển Việt Nam Lê Sỹ Mạnh (từng khoác áo CLB V.Ninh Bình, Sài Gòn Xuân Thành, Thanh Hóa), Nguyễn Ngọc Thanh (CLB Hải Phòng, Đà Nẵng) hay tiền vệ Nguyễn Đức Sang (CLB Hà Nội ACB, Tây Ninh…).Nhan sắc nhóm nhạc 'em gái BTS' bị chê 'bước lùi của Kpop'
Khác với mọi năm, lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty năm nay diễn ra trong bối cảnh bờ sông được UBND TP.Phan Thiết chỉnh trang lại bờ kè. Hai bờ sông Cà Ty trở nên rộng rãi, như 2 khán đài, trải dài từ cầu Dục Thanh xuống tới cầu Trần Hưng Đạo, thu hút hàng nghìn khán giả là người dân và du khách khắp nơi đến thưởng lãm và cổ vũ cho các tay chèo.Sở "chỉ huy" không đóng trên cầu Lê Hồng Phong như mọi năm, mà chuyển xuống bờ sông thuộc P.Lạc Đạo, nơi có cả 2 phường Đức Thắng và Đức Nghĩa (cũ) sáp nhập kể từ ngày đầu năm 2025.Dù năm nay các phường Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo đã bị sáp nhập, nhưng lễ hội đua thuyền vẫn giữ nguyên 9 đội tham gia, mỗi đội 25 tay chèo đến từ các làng chài ở phố biển Phan Thiết. Với 3 cự ly đua là 300 m, 500 m và 1.200 m; điểm xuất phát từ chân cầu Dục Thanh, điểm kết cuối quay đầu là cầu Trần Hưng Đạo.Cái khó năm nay mà các tay chèo gặp phải là khi xuống dòng Cà Ty gặp gió ngược rất mạnh, trong khi thủy triều bắt đầu rút. Do vậy, có những thuyền đua tưởng chừng sắp cán đích thì bị thuyền bạn soán ngôi, một phần do gió ngược quá mạnh.Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Nam Long, trưởng ban tổ chức giải đua thuyền, cho biết không ngờ lượng khán giả năm nay lại đông như vậy. Một phần do hai bờ kè sông được chỉnh trang sạch đẹp, rộng rãi, làm tăng thêm diện tích cho người dân đến xem, cổ vũ cổ vũ các đội đua.Không chỉ có thuyền đua, giải năm nay còn thu hút gần 30 thuyền thúng tham gia lắc thúng.
Liverpool sang tận Nam Mỹ chiêu mộ ‘Vua phá lưới’ Copa America, chuẩn bị bán Salah
Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo thuộc huyện biên giới tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng 170 km. Nơi đó, chỉ thấy rừng cao su bạt ngàn và công việc chính của của ba mẹ tôi là công nhân cạo mủ cao su. Những dòng chảy từ cây mà người ta hay gọi là vàng trắng, đã nuôi tôi khôn lớn như ngày nay. Ba mẹ tôi đi cạo mủ ở nông trường thường sẽ dậy lúc 2 giờ sáng (vì lúc đó có mủ nhiều nhất, ba tôi nói vậy). Tới mùa mủ cao su về nhiều, ba mẹ tôi sẽ dậy sớm hơn. Cuộc sống của những người công nhân cạo mủ cao su thời ấy hầu như không ngủ, rời nhà từ 1 - 2 giờ sáng là bình thường. Tiếng leng keng va chạm của cà mèn, dao cạo và ánh sáng le lói phát ra từ ngọn đèn dầu, thứ ánh sáng duy nhất giúp ba mẹ chuẩn bị đồ nghề để đi làm việc, in sâu trong ký ức tuổi thơ tôi. Có hôm tôi hỏi sao ba không cắm bình lên cho sáng, dễ chuẩn bị đồ đi làm, ba tôi nói dành bình để dùng lúc buổi tối về thắp và xem tin tức trên tivi. Năm 2008, có thể bạn không tin, xóm nhỏ ở xã khu vực biên giới này vẫn chưa có điện.Xóm tôi cách trung tâm xã 4 km, nhà không xa lắm so với các bạn cùng lớp, nhưng lại nằm cuối xã, giáp với xã khác, cách nhà tôi mấy chục mét xóm khác có điện xài, xóm tôi lúc đó đang dùng bình ắc quy. Có thể mọi người quên bình ắc quy hình dáng như thế nào, nhưng với lứa 9X như chúng tôi và các thế hệ trước thì bình ắc quy tại gia đình cùng quê như kho báu trong nhà. Nhà tôi có hai bình ắc quy, một cái ở nhà trên một cái ở nhà dưới, mỗi bình xài được khoảng hai ngày. Hôm nào xem gần hết bình thì bóng đèn trong nhà chớp nháy như rạp xi nê, chiếc tivi đen trắng cứ nhảy sọc sọc. Lúc đó, kinh nghiệm là phải nhổ dây đen dây đỏ ra cắm lại, đổi qua đổi lại đủ kiểu mới mong muốn còn một chút điện để xem, còn hết thật sự thì coi như hôm đó đi ngủ sớm. Sáng dậy, mẹ chở tôi ra trung tâm xã đèo thêm 2 cái bình để sạc điện. Cả xã chỉ có một chỗ sạc duy nhất, cô Khum (chủ tiệm sạc bình) hay hỏi mẹ tôi lúc nào điện lưới mới vào hả cô? Mẹ chỉ cười vì biết lúc nào đâu mà trả lời. Gửi bình sạc tới chiều, mẹ lại ra lấy. Cứ thế thời gian trôi qua, tôi học cấp 1 rồi cấp 2 cấp 3. Lớn hơn, tôi tự chở bình ra cho cô Khum sạc. Dần dần, lượng bình sạc tại tiệm cũng ít dần, chủ yếu các bác tài xế xe tải chạy đường dài và tôi cũng nghe nói sẽ không còn sạc bình nữa tại không có lời.Rồi xóm tôi cũng có điện, điện lực thông báo sẽ lắp điện cho xóm tôi, năm đó tôi học lớp 11. Trời ơi, cả xóm tôi vui mừng khôn xiết. Mọi người tranh thủ đi chợ huyện mua bóng đèn, nhà khá giả hơn thì sắm tivi mới luôn, trông ai cũng phấn khởi. Các chú thợ điện vào khoan mấy cái lỗ sâu ơi là sâu, lâu lâu có mấy con nhái nhảy vào sống. Từng cuộn dây cáp tròn cao hơn cả đầu bọn nhóc trong xóm, các trụ điện mới tinh xếp chồng lên nhau, trở thành nơi chúng tôi tụ họp mỗi tối. Còn nhớ, nhà tôi cách trụ điện chỉ 7 mét, các chú thợ điện làm cho nhà tôi sợi dây "bự chảng" cách điện, lắp điện tới nhà nào thì ai cũng chuẩn bị nước, bánh kẹo đãi các chú. Ngoại tôi cười sảng khoái, vừa đi vừa bê ca nước chanh khổng lồ ra tận chỗ ngồi nghỉ của các anh thợ điện giải khát. Xóm tôi vào những hôm đó như ngày hội, tiếp xúc với điện thì mọi người đã từng dùng nhưng trực tiếp trong nhà mình thì đó là cảm xúc khó tả. Lúc hòa vào lưới điện, mẹ tôi bật công tắt, bóng đèn sáng lên thật chói mắt. Nó sáng hơn phải gấp mấy lần đèn bình nhà tôi xài lúc trước. Đêm đó, ba mẹ tôi không ngủ, mẹ bảo háo hức quá ngủ không được, mà tắt đi thì tiếc! Khi viết những dòng này, cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, thật khó tả bằng lời.Tất nhiên, từ hôm đó, mẹ tôi không cần phải chở bình đi sạc nữa. Tôi có đèn học mới tinh và quan trọng là không sợ hết bình vào mỗi tối. Rồi tivi màu, tủ lạnh, máy giặt dần dần xuất hiện trong xóm tôi làm cho cuộc sống văn minh hơn hẳn. Ba mẹ tôi hết lọ mọ đêm khuya, những ánh đèn rọi vào cây cao su thêm sáng hơn, công việc cạo mủ cũng nhanh hơn, ánh sáng làm tránh những động vật nguy hiểm về đêm.Lúc đó, tôi nghe được là nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền lắp đặt điện cho xóm, khoảng vài triệu một hộ. Giờ đời sống của người dân khá giả hơn trước nên thấy số tiền nhỏ, nhưng ngày đó là một số tiền rất lớn cho các gia đình trong xóm. Nhờ có điện cuộc sống thay đổi, mọi người tiếp cận được thông tin báo đài, văn hóa giải trí cao hơn trước. Tất cả là bước ngoặt trong cuộc sống vậy, đâu đó, cảm nhận như cuộc sống của những người dân quê mùa, chất phát, hiền hòa trong xóm được lật sang trang mới.Sau này, lúc tôi vào đại học, một ngày cuối tuần, mẹ gọi lên bảo giờ xóm mình có cả dây mạng, truyền hình cáp quang… không thiếu thứ gì.Mỗi lần về thăm quê vào những kỳ nghỉ, thỉnh thoảng bước đi trên con đường xóm nhỏ, tôi bất giác nhìn những gốc cột điện năm xưa, vẫn nét chữ ấy không phai mờ, ký ức ùa về hình ảnh những người bạn thơ ấu ngồi hát nghêu ngao trên những hàng cột điện chờ cắm xuống đất. Những đêm trăng, những cột điện chưa kịp trồng đó như những chiếc ghế đá công viên mà nhiều người ra ngồi hóng mát... chờ điện về. Nay tôi vẫn còn giữ cục sứ cách điện (bị vỡ thế là chú thợ điện cho tôi luôn) như là kỷ niệm đẹp về tuổi thơ khó khăn nhưng đẹp đẽ của mình.Viết những dòng này, tôi muốn gửi lời tri ân đến ngành điện, các chú thợ điện miền Nam ngày ấy, đồng thời chia sẻ những hoài niệm đẹp đến những người thân, các cô chú trong xóm nhỏ ngày ấy.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn
U.22 Việt Nam đứng trước hai giải đấu quan trọng trong năm 2025, với vòng loại U.23 châu Á 2026 diễn ra vào tháng 9, cùng với SEA Games 33 diễn ra vào tháng 12 tại Thái Lan. Khi đội tuyển Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao bản lề, màn trình diễn của lứa U.22, vốn tiệm cận nhất với cấp độ đỉnh cao, sẽ giúp HLV Kim Sang-sik cùng giới chuyên môn nhìn nhận rõ ràng tương lai của bóng đá Việt Nam trong những năm tới. Bởi các cầu thủ trẻ hôm nay sẽ sớm lên khoác áo tuyển, là nòng cốt cho các giải đấu quan trọng như Asian Cup 2027 (nếu vượt qua vòng loại) hay vòng loại World Cup 2030. Tuy nhiên để chinh phục thành công, U.22 Việt Nam cần nhiều yếu tố. Trong đó, chiều cao là một trong những khía cạnh quan trọng nhất. Hiện các cầu thủ U.22 của HLV Kim Sang-sik như Bùi Vĩ Hào (1,75 m), Nguyễn Đình Bắc (1,79 m), Nguyễn Thái Sơn (1,71 m), Khuất Văn Khang (1,68 m) đều có chiều cao không nổi trội. Đây không phải lần đầu, chuyện chiều cao được nhắc đến. U.23 Việt Nam từng dự sân chơi U.23 châu Á 2024 với chiều cao vỏn vẹn 1,763 m, là một trong những đội thấp nhất giải. Cách đây 6 năm, U.22 Việt Nam cũng tham gia SEA Games 30 với chiều cao kém ấn tượng 1,76 m. Ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã chinh chiến với hàng tiền vệ "bé hạt tiêu", khi 6 trong số 7 tiền vệ không cao quá 1,7 m. Ở các giải đấu kể trên, đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam đều có kết quả tốt như lời khẳng định cho câu chuyện không phải cứ... cao to là có tất cả. Dù vậy, khi bóng đá ngày càng toan tính, thực dụng với nền tảng chiều cao và thể lực của cầu thủ nâng cao từng ngày, không thể phủ nhận chiều cao sẽ mang lại lợi thế cho các đội. Hậu vệ Đoàn Văn Hậu hay trung vệ Nguyễn Thành Chung đã không ít lần giải cứu U.22 Việt Nam nhờ những cú bật trên nền chiều cao trên 1,8 m. Hay tuyến phòng ngự với chiều cao trung bình 1,81 m từng là niềm tự hào của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo, khi giúp đội không còn gặp ác mộng ở những pha phòng ngự bóng bổng. Nhưng lúc này, HLV Kim Sang-sik lại thiếu những "cây sào". Đơn cử, bộ đôi hậu vệ trẻ Lê Nguyên Hoàng (1,77 m) và Nguyễn Mạnh Hưng (1,75 m) đều chỉ cao vừa phải. Còn trên hàng công vốn đầy những cầu thủ thấp bé, Văn Trường (1,82 m) là cầu thủ hiếm hoi có chiều cao tốt, thì lại hạn chế cơ hội ra sân trong thời gian qua. Nhìn toàn cục, các cầu thủ trẻ của HLV Kim Sang-sik cần nhiều hơn là chiều cao thuần túy. Đó là thể lực, sức bền, khả năng va chạm, độ dày cơ thể... để trụ được trước những đối thủ mạnh. Tuy nhiên nếu nhìn cách tiếp cận trực diện và cơ bắp của ông Kim ở cấp độ đội tuyển, với tiêu chí chơi bóng càng nhanh càng tốt, không phải đá dài và đá bổng... rõ ràng nhà cầm quân người Hàn Quốc cần những cầu thủ to cao, vạm vỡ và dày mình hơn cho mục tiêu lớn.Ở V-League, đã có những cầu thủ trẻ sở hữu chiều cao tốt được trao cơ hội. Phạm Lý Đức của HAGL là minh chứng. Trung vệ sinh năm 2003 đã ra sân trọn vẹn 11 trận cho HAGL từ đầu giải và đá đủ 990 phút. Lý Đức cao 1,82 m, được giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành đánh giá là giàu tiềm năng. Anh cùng với thủ môn Trần Trung Kiên (1,90 m) sẽ mang tới cho U.22 Việt Nam thêm "chất thép" ở các pha bóng bổng.Cầu thủ Việt kiều Viktor Lê cao 1,78 m, sở hữu đôi chân khéo léo và khả năng che chắn bóng tốt, cũng là phương án lý tưởng để HLV Kim Sang-sik nhào nặn hàng tiền vệ linh hoạt. Cũng đến từ nguồn Việt kiều, hậu vệ Zan Nguyễn dù mới 19 tuổi, nhưng đã cao tới 1,9 m. Anh mới vào sân ít phút trong trận ra mắt CLB TP.HCM và tuy chưa thể hiện được nhiều, song có nền tảng tốt với thân hình dày dặn, cơ bắp và trụ chân tốt.HLV Kim Sang-sik sẽ tận dụng các đợt tập trung trong năm 2025 để thử chân các "măng non". Cùng chờ đợi đội U.22 Việt Nam giàu sức mạnh sẽ thành hình trước khi bước vào những mục tiêu quan trọng nhất.
Phát kiến của HLV Guardiola hiệu quả bất ngờ, Man City đáp trả 'cuộc gọi' của Arsenal
Vết da đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cháy nắng, dị ứng, nổi đề đay hay vẩy nến. Do đó, dấu hiệu này nếu liên quan đến ung thư sẽ dễ bị phớt lờ vì nhiều người không nghĩ đó là vấn đề lớn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu đã loại trừ hết các nguyên nhân thường gặp, đồng thời tình trạng da đỏ vẫn không khỏi dù đã làm mọi cách thì người bệnh cần sớm đi khám. Tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.Ung thư da có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ra ngoài là vết da đỏ thì đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Bị ung thư này thì da không chỉ đỏ mà còn có cảm giác thô ráp khi chạm vào, đôi khi đóng vảy. Nguyên nhân của loại ung thư này thường là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.Ngoài ra, phản ứng viêm do tế bào ung thư gây ra cũng khiến da đỏ. Chẳng hạn, ung thư xương sẽ gây đau ở vùng có khối u, đồng thời làm da ở vị trí này bị viêm đỏ. Nếu không chú ý đến dấu hiệu đau nhức xương và da đỏ thì khối u xương sẽ ngày càng phát triển lớn hơn. Trong các loại ung thư xương thì u xương là loại phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.Các chuyên gia cảnh báo da biến đổi sang màu đỏ, tím, nâu hay bất kỳ màu nào thì cũng không được chủ quan. Ngay cả các dấu hiệu này không phải là ung thư hay bệnh nghiêm trọng nhưng cũng là lời cảnh báo bất ổn sức khỏe.Trong những trường hợp mà sự thay đổi màu sắc ở một vị trí trên da xuất hiện không rõ nguyên nhân, từ trước giờ chưa bao giờ gặp thì cần đi khám ngay. Người mắc không nên tự trấn an là vết da đổi màu bất thường đó sẽ biến mất. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn điều trị sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, theo Healthline (Mỹ).