'Nữ hoàng nội y' Ngọc Trinh bị khởi tố khung hình phạt nào?
Công ty Nagakawa chuyên sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng, đồ điện gia dụng, xây dựng nhà các loại, bán buôn máy móc thiết bị và linh kiện phụ tùng... Theo giải trình của công ty, trong năm 2024, thời tiết biến đổi nắng nóng đột biến nên nhu cầu máy lạnh tăng cao. Ngoài ra, công ty đã ra các chính sách linh hoạt hấp dẫn nên hệ thống siêu thị lớn, các nhà phân phối, các đại lý cấp 1 cấp 2 ủng hộ. Bên cạnh đó các hoạt động trong khâu mua hàng, truyền thông marketing đã đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả dẫn đến tỷ trọng chi phí giảm xuống và lợi nhuận tăng hơn.Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư sân golf trên bãi rác Đông Thạnh
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Đào tạo y khoa VN hướng đến tiêu chuẩn thế giới
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 429 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.Theo phương án sắp xếp, Hà Nội duy trì 6 phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện gồm: Văn phòng HĐND - UBND; Thanh tra; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính); GD-ĐT; Y tế.Sáp nhập phòng LĐ-TB-XH và phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là phòng Nội vụ); chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về phòng GD-ĐT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn về phòng Y tế.Đối với phòng TN-MT, ở khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; tên gọi sau sắp xếp là phòng TN-MT.Ở khối huyện và thị xã sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống thiên tai từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.Phòng VH-TT tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.Đối với phòng Kinh tế ở khối quận thì chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng VH-TT; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Ở khối huyện và thị xã thì chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về phòng Nông nghiệp và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Phòng Dân tộc (hiện chỉ có 1 phòng thuộc UBND H.Ba Vì) bị giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về phòng Nội vụ.Về tổ chức bộ máy cấp huyện sau sắp xếp gồm 10 phòng chuyên môn, cụ thể: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; GD-ĐT; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).Trước kia, bộ máy cấp huyện ở Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn, gồm: Nội vụ, Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; GD-ĐT; Kinh tế; Quản lý đô thị; Văn hóa; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT; LĐ-TB-XH.Như vậy, so với bộ máy UBND cấp huyện trước đó, số lượng phòng chuyên môn sau sắp xếp đã giảm xuống còn 10 phòng khi bỏ đi 2 phòng LĐ-TB-XH và Quản lý đô thị.Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Sau khi sắp xếp bộ máy, Hà Nội giảm 61 phòng thuộc UBND cấp huyện. Trong đó ở 29 quận, huyện, thị xã giảm 58 phòng; riêng H.Ba Vì giảm 3 phòng (gồm phòng LĐ-TB-XH; Quản lý đô thị; Dân tộc).
SEA Games 33 năm 2025 sẽ khai mạc ngày 7.12 và bế mạc ngày 19.12, tại Thái Lan. Riêng nội dung bóng đá nam sẽ bắt đầu trước khoảng 1 tuần so với ngày khai mạc đại hội. Đây là khung thời gian gần giống với khung thời gian diễn ra AFF Cup 2024 (từ 8.12.2024 – 5.1.2025). Chính vì thế, khung thời gian chuẩn bị cho đội tuyển U.23 Việt Nam trong chiến dịch "săn" HCV SEA Games cũng tương tự như khung thời gian chuẩn bị cho đội tuyển Việt Nam trong những ngày vừa rồi.Khát khao giành lại tấm HCV nội dung bóng đá nam SEA Games của người hâm mộ Việt Nam lớn không kém khát khao đoạt ngôi vô địch AFF Cup. Nhất là sau khi người hâm mộ chứng kiến đội U.23 Việt Nam thua Indonesia ở SEA Games 32 năm 2023 trên đất Campuchia. Chính vì thế, hệ thống bóng đá Việt Nam chắc chắn cũng hướng về mục tiêu giành HCV SEA Games, xem đấy là 1 trong những mục tiêu chính của bóng đá nội trong năm nay.Trao đổi với giới truyền thông hôm qua (10.1), Tổng thư ký (TTK) VFF Nguyễn Văn Phú nói: "Thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup đến từ sự chung tay của rất nhiều phía, để đội tuyển U.23 Việt Nam hướng đến thành công trong năm 2025, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự chung tay tương tự. VFF sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho đội tuyển U.23 Việt Nam ở các giải quốc tế trong năm nay".Trong khi đó, Tổng giám đốc VPF Nguyễn Minh Ngọc, với tư cách là đại diện cho đơn vị điều hành các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp trong nước lên tiếng: "Nhiệm vụ giành HCV SEA Games là nhiệm vụ quan trọng với bóng đá Việt Nam, chúng tôi sẽ tính toán kỹ cho mục tiêu này. Tuy nhiên, chuyện có tạm dừng giải V-League trong thời gian đội tuyển U.23 tập trung, tập huấn ngay trước SEA Games 33 năm 2025 hay không là điều mà bản thân tôi cũng chưa thể khẳng định vào lúc này. Đây là việc mà VPF phải bàn bạc, thảo luận rất kỹ với các CLB, phải được sự thống nhất của các CLB.Ngoài những ngày diễn ra SEA Games vào cuối năm, khoảng tháng 9, đội tuyển U.23 Việt Nam còn nhiệm vụ quốc tế quan trọng khác là vòng loại giải U.23 châu Á 2026. Chính vì thế, việc sắp xếp lịch thi đấu phải được tính toán rất kỹ".Có thể thấy rằng việc đội tuyển Việt Nam thành công hơn các đội khác tại AFF Cup 2024, là nhờ chúng ta gặp thuận lợi, trong quá trình đội tuyển thi đấu tại AFF Cup, các giải trong nước của chúng ta tạm dừng, các CLB toàn tâm toàn ý đưa quân lên đội tuyển quốc gia. Các đối thủ chính của đội tuyển Việt Nam gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia không có được may mắn này, các CLB của họ vẫn đòi cầu thủ từ đội tuyển quốc gia của từng nước, để thi đấu các cúp châu Á (AFC Champions League Elite và AFC Champions League 2). Riêng các CLB của Singapore (đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại bán kết) không thi đấu ở cúp châu Á, nhưng đội tuyển Singapore lại bị các CLB ở Thái Lan làm khó, khi không "nhả" các trụ cột của đội tuyển Singapore (3 anh em nhà Fandi) về khoác áo đội tuyển quốc gia trong thời gian diễn ra AFF Cup 2024.Chính vì vậy, VFF, VPF và các CLB ở các giải bóng đá chuyên nghiệp trong nước sẽ đi tìm tiếng nói chung để làm hài hòa lợi ích của tất cả các bên, với cái đích cao nhất là hướng đến sự phát triển chung của bóng đá Việt Nam. Việc tính toán này phải đảm bảo được cả 2 mặt, vừa giúp đội tuyển U.23 Việt Nam đạt thành tích tốt ở sân chơi quốc tế, nhưng cũng không thể làm gián đoạn hệ thống bóng đá trong nước quá lâu, vì hệ thống bóng đá trong nước chính là chân đế của mọi thành công.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 27.3.2024
Năm 2024 đánh dấu cột mốc 18 năm Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Danh sách và thứ hạng trong bảng được Hội đồng đánh giá một cách khách quan, độc lập và minh bạch theo mô hình xếp hạng của Fortune 500, thông qua các chỉ tiêu tài chính quan trọng như tổng doanh thu, tổng tài sản, quy mô lao động, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận và cả uy tín của doanh nghiệp trên truyền thông.Hanwha Life Việt Nam hiện sở hữu nguồn lực tài chính mạnh với vốn điều lệ gần 4.900 tỉ đồng. Tháng 11.2024, tổng tài sản của công ty đạt hơn 20.400 tỉ đồng, tương đương tăng gần 11% so với cuối năm 2023, đưa công ty vào top các doanh nghiệp có quy mô tài sản ấn tượng trên thị trường bảo hiểm.Bên cạnh đó, tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm của Hanwha Life Việt Nam trong năm 2024 cũng tăng hơn 10% so với năm 2023, tương đương mức chi trả gần 459 tỉ đồng cho hơn 48.700 trường hợp với các quyền lợi liên quan đến điều trị y tế, tử vong, thương tật, tai nạn, bệnh hiểm nghèo,...Những kết quả ấn tượng trên chính là động lực giúp Hanwha Life Việt Nam vươn lên vị trí thứ 278/500 trong bảng xếp hạng VNR500 năm 2024, tăng 5 bậc so với năm 2023. Đặc biệt, trong suốt 5 năm (2020-2024), vị thế của Hanwha Life Việt Nam đã không ngừng tăng mạnh, ghi nhận bước nhảy ngoạn mục khi tăng đến 88 bậc năm 2024 so với năm 2020.Bà Trương Thị Vân Anh - Giám đốc Marketing Hanwha Life Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi rất tự hào khi năm 2024 là năm thứ 5 liên tiếp được tôn vinh là 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Kết quả này đặc biệt có ý nghĩa hơn khi hai năm qua chứng kiến hàng loạt thách thức của nền kinh tế tác động lên nhiều doanh nghiệp. Điều này cho thấy những nền tảng chắc chắn mà Hanwha Life Việt Nam đã và đang xây dựng, không chỉ giúp chúng tôi bản lĩnh vượt qua các biến động của thị trường, mà còn gia tăng về giá trị thương hiệu và sức mạnh tài chính nhờ vào chiến lược đúng đắn và bền vững mà chúng tôi đang kiên định theo đuổi. Hanwha Life Việt Nam xem sự tôn vinh này vừa là sự khích lệ vừa là động lực để công ty phải luôn cải tiến không ngừng để đạt được những thành tựu mới trong tương lai".Chiến lược ưu tiên tập trung về "chất" trước khi tăng trưởng lại về "lượng" là một trong những yếu tố quan trọng giúp Hanwha Life Việt Nam duy trì đà tăng trưởng và nguồn lực kinh doanh.Suốt 17 năm hoạt động tại Việt Nam, Hanwha Life đã phát triển đa dạng các kênh phân phối gồm kênh đại lý (bao gồm đại lý cá nhân, tổng đại lý, đại lý tổ chức), hợp tác ngân hàng, kênh phân phối trực tuyến,... Trong đó, kênh đại lý là kênh kinh doanh chủ chốt, đóng góp đến 80% doanh thu phí bảo hiểm của công ty.Hanwha Life Việt Nam tiên phong đưa công tác Huấn luyện và Đào tạo trở thành 1 cấu phần quan trọng của Chiến lược phát triển kinh doanh, biến định hướng thành hành động, bao gồm các nội dung huấn luyện, phát triển kỹ năng, kiến thức sản phẩm, quản lý hoạt động…nhằm cung cấp lại những kiến thức và năng lực nền tảng cho hệ thống kinh doanh, giữ chặt sự kết nối của hệ thống và nhất là giữ "lửa", lòng yêu nghề của đội ngũ.Nhờ đó, Hanwha Life Việt Nam đã sở hữu một mạng lưới kinh doanh và phục vụ khách hàng rộng lớn hàng đầu trên thị trường với 130 văn phòng kinh doanh cùng hơn 37.000 tư vấn tài chính trên toàn quốc. Sắp tới, công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống đại lý, văn phòng kinh doanh và trung tâm dịch vụ khách hàng, đặc biệt tại các thành phố lớn nhằm mang đến cho khách hàng một trải nghiệm liền mạch, thuận tiện và nhanh chóng.Với những đóng góp quan trọng cho thị trường bảo hiểm, Hanwha Life Việt Nam đã liên tục nhận được nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước như danh hiệu "Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ uy tín hàng đầu Việt Nam" lần thứ 10 của giải Rồng Vàng; "Top 10 công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín" suốt 8 năm liên tiếp (2017-2024) do Vietnam Report công bố; được công nhận là "Doanh nghiệp vì cộng đồng" trong suốt 4 năm (2021-2024) bởi Tạp chí Saigon Times; và là "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" trong 3 năm liền (2022-2024) từ Tạp chí HR Asia.Hướng đến tương lai, Hanwha Life Việt Nam sẽ kiên định "lấy khách hàng làm trọng tâm" trong chiến lược phát triển bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và mang đến sự an tâm cho khách hàng thông qua những sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm được "đo ni đóng giày" cho người Việt.