Đoàn rước dâu dừng xe giữa đường chụp ảnh gây phẫn nộ
Theo ghi nhận của Thanh Niên, cuối chiều nay trên địa bàn TP.HCM mây giông phát triển khá mạnh. Đến khoảng 17 giờ 45 phút mưa trái mùa xuất hiện ở một số nơi ở trung tâm thành phố như trên đường Nguyễn Đình Chiểu và CMT8 (Q.3), khu vực đường Tô Hiến Thành, Sư Vạn Hạnh và Thành Thái (Q.10)…Nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố trời cũng đang kéo mây giông và nhiệt độ xuống thấp khoảng 29 - 30 độ C khiến nhiều người có cảm giác giống như đang trong mùa mưa hơn là mùa khô. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong ngày hôm nay, tại TP.HCM, mưa trái mùa có khả năng xuất hiện ở một số quận huyện vùng ven như Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh… Dự báo, mưa trái mùa sẽ tiếp tục mở rộng ra khắp các quận huyện trên địa bàn TP.HCM, trong ngày 12 - 14.2 với khả năng mưa xuất hiện từ 55 - 60%.Nguyên nhân gây mưa trái mùa là do đợt không khí lạnh ở phía bắc suy yếu khiến cho rãnh thấp xích đạo hoạt động mạnh trở lại trên vùng biển phía nam Biển Đông. Sự hoạt động mạnh của rãnh thấp này không chỉ gây mưa giông trên biển mà ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thành Nam bộ đặc biệt là khu vực ven biển.Từ sau ngày 14.2, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc tăng cường khiến rãnh thấp yếu dần và lùi về phía xích đạo nên mưa trái mùa cũng giảm.Ai đã xác lập kỷ lục thế giới người xuống nơi sâu nhất của trái đất ?
Các tuyến đường cao tốc trong mạng lưới giao thông tại Việt Nam đang dần hoàn thiện, góp phần gia tăng kết nối giữa các tỉnh thành, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng có không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường cao tốc, nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu kỹ năng, kinh nghiệm xử lý của một số tài xế đặc biệt là những "tài mới" khi lái xe trên đường cao tốc. Một trong số đó là việc dừng đỗ ô tô tùy tiện trên đường cao tốc.Mới đây, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, thuộc Cục CSGT, Bộ Công an) vừa lập biên bản xử phạt một tài xế dừng ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để trải chiếu cho cả nhà ngồi ăn cơm. Đây được xem là hành vi gây nguy hiểm cho chính tài xế và những người đi cùng cũng như các phương tiện khác cùng tham gia giao thông trên tuyến cao tốc này.Thực tế hiện nay nhiều tuyến đường cao tốc tại Việt Nam trải dài hàng trăm km nhưng còn thiếu các trạm dừng nghỉ, trong khi đó trong quá trình lái ô tô trên đường cao tốc có không ít trường hợp các tài xế cần dừng đỗ xe bởi nhiều lý do khác nhau. Có những trường hợp dừng xe để kiểm tra xe (lốp xe, hệ thống phanh…) hoặc cũng có trường hợp cần dừng xe để giải quyết nhu cầu cá nhân… Tuy nhiên, trường hợp nào được dừng đỗ ô tô trên cao tốc và dừng đỗ xe như thế nào cho an toàn là điều không phải ai cũng biết. Quá trình trải nghiệm thực tế nhiều tuyến đường cao tốc đã đưa vào hoạt động tại Việt Nam cho thấy, ô tô vẫn được phép dừng đỗ trên đường cao tốc nhưng "Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định" theo quy định tại khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Phần lớn các tuyến đường cao tốc hiện nay ở Việt Nam được thiết kế một số đoạn có làn, dải dừng xe khẩn cấp. Trước khi đến những đoạn đường này đều có biển báo chỉ dẫn cho người lái. Do đó, tài xế có thể cho xe dừng đỗ tại "dải dừng xe khẩn cấp" trên cao tốc để đảm bảo an toàn.Bên cạnh đó, khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 còn quy định "Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp". Ngoài ra, trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150m, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.Ngoài những vị trí cũng như trường hợp khẩn cấp được nêu tại khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, các tài xế không được tùy tiện dừng, đỗ ô tô trên đường cao tốc.caoTheo quy định tại điểm c, khoản 7, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo "Chú ý xe đỗ" (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét khi dừng xe, đỗ xe trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc.Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.
Trần Quyết Chiến - Bao Phương Vinh: 'Cặp đôi vàng' của thể thao Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Năm 2025, Chính phủ đặt quyết tâm tăng trưởng GDP tối thiểu từ 8% trở lên, tạo nền tảng cho tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026 - 2030. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, bên cạnh các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, huy động nguồn lực là vấn đề cốt lõi.Việt Nam cần nguồn vốn rất lớn là hơn 4 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 160 tỉ USD. Bên cạnh những nguồn vốn chuẩn bị từ ngân sách nhà nước, thị trường vốn là kênh huy động rất quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.Phát biểu tại hội thảo "Tâm điểm tín dụng Việt Nam 2025" do FiinRatings và S&P Global Ratings phối hợp tổ chức ngày 27.2 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), cho biết thời gian qua, thị trường vốn Việt Nam có những bước phát triển tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu.Quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu cuối năm 2024 đạt 93,3% GDP. Chỉ số VN-Index tăng 12,1% trong năm 2024 với tổng giá trị huy động vốn trên thị trường đạt gần 930.000 tỉ đồng, cao gấp 1,3 lần so với năm 2023.Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FiinRatings, phân tích: "Nói đến các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn và thâm dụng vốn lớn như hạ tầng, năng lượng, giao thông, cao tốc, bất động sản... thì không thể dựa trên một thị trường vốn như hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh huy động vốn mới trên thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, huy động trái phiếu doanh nghiệp còn rất nhỏ và với kỳ hạn bình quân chỉ 3,5 năm…Chúng ta cần có một thị trường vốn được cải thiện, vận hành một cách hiệu quả để có thể giúp khai thông nguồn vốn nội địa và nguồn vốn quốc tế".Ông Thuân cho biết, sau 5 năm hoạt động, FiinRatings đã xếp hạng tín nhiệm hơn 60 doanh nghiệp. Năm 2024, 29 doanh nghiệp trong số đó đã huy động được 111.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Đáng chú ý, phần lớn các doanh nghiệp này không phải là đối tượng thuộc diện bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm.Nhiều chuyên gia phân tích, xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu được tổ chức uy tín xếp hạng tín nhiệm cao, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhanh chóng với lãi suất ưu đãi; giao dịch với đối tác trong và ngoài nước được ưu đãi về giá cả, dịch vụ…Bà Tâm nhìn nhận, thời gian tới, để phát triển thị trường vốn bền vững, lành mạnh và nâng cao minh bạch, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ ngày càng lớn.Để tiếp tục thúc đẩy việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, Bộ Tài chính đang tích cực phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và nhà đầu tư về xếp hạng tín nhiệm; khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm áp dụng thông lệ quốc tế với 4 nguyên tắc chất lượng, độc lập, minh bạch và bảo mật."Bộ Tài chính đang rà soát khung pháp lý về xếp hạng tín nhiệm để tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn hiện nay; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác với các tổ chức uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn", bà Tâm nói.Ông Andrew Wood, Giám đốc Xếp hạng tín nhiệm quốc gia & tài chính công quốc tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của S&P Global Ratings, cho rằng những giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn chính sách cho các ngành chủ chốt như bất động sản, ngân hàng, năng lượng… sẽ tác động mạnh tới thị trường vốn của Việt Nam thời gian tới.Ngoài ra, vấn đề tổ chức lại bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng… về dài hạn sẽ giúp Việt Nam có thêm dư địa tài khóa để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho tăng trưởng. Về tầm nhìn, cải cách này cũng giúp Việt Nam cải thiện tín nhiệm quốc gia."Thời gian tới, Việt Nam cần lưu ý điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa phải dựa trên tín hiệu thị trường. Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam cần được trao bàn đạp để phát triển hơn nữa…", ông Andrew Wood bày tỏ.
Việt Nam lần đầu tiên mở đường bay thẳng tới Manila
Ngày 12.3, ông Nguyễn Văn Tiếp, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết đơn vị đã triển khai các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao để tiếp nhận quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng.Cụ thể, qua khảo sát toàn tỉnh có 13 trung tâm sát hạch tư nhân, gồm 1 trung tâm sát hạch đạt tiêu chuẩn loại 1; 2 trung tâm đạt loại 2; 10 trung tâm đạt loại 3. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch cấp GPLX từ Sở GTVT, trước mắt Phòng CSGT đã tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh ký hợp đồng thuê các trung tâm này khi thực hiện việc sát hạch. Dù thay đổi đơn vị sát hạch, cấp GPLX thì quy trình sát hạch, cấp GPLX vẫn không khác biệt và không gián đoạn. Công an Lâm Đồng đã cử gần 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đi tập huấn để trang bị đầy đủ các kiến thức về lý thuyết, nghiệp vụ, thực hành tại trung tâm sát hạch lái xe và quy trình sát hạch lái xe. Từ đó, giúp cán bộ CSGT sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phần mềm sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, lái xe trong hình, lái xe trên đường... Đến nay, công tác tiếp nhận nhiệm vụ và tập huấn cho đội ngũ CBCS làm công tác sát hạch đã được triển khai thực hiện và cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Ông Tiếp cho biết thêm, từ ngày 1.3 đến nay, Phòng CSGT đã tiếp nhận 1.353 hồ sơ cấp đổi GPLX, trong đó 1.212 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp tại trụ sở Phòng CSGT (53 Hùng Vương, P.9, TP.Đà Lạt), 141 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến. Qua theo dõi, đa số người dân đến làm dịch vụ cấp đổi GPLX đều bày tỏ sự hài lòng khi thực hiện các thủ tục cấp đổi GPLX tại cơ quan công an. Tại buổi họp giao ban, cung cấp thông tin cho báo chí chiều 11.3, ông Lê Hồng Phong, Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết người dân vẫn thực hiện các thủ tục đăng ký xe tại các trụ sở công an cấp xã được phân cấp thực hiện công tác đăng ký xe.Ngoài 86 đơn vị công an (CA) xã, phường, thị trấn đã được phân cấp công tác đăng ký xe mô tô từ năm 2022, đến ngày 1.3.2025 việc đăng ký xe mô tô, ô tô tại CA cấp huyện cũ được phân cấp tiếp tục cho CA 10 xã, phường, thị trấn trước đây CA cấp huyện đặt trụ sở, gồm: CA P.9 (TP.Đà Lạt); CA TT.Lạc Dương (H.Lạc Dương); CA TT.Thạnh Mỹ (H.Đơn Dương); CA TT.Liên Nghĩa (H.Đức Trọng); CA TT.Đinh Văn (H.Lâm Hà), CA xã Rô Men (H.Đam Rông; CA TT.Di Linh (H.Di Linh); CA TT.Lộc Thắng (Bảo Lâm); CA P.2 (TP.Bảo Lộc); CA TT.Đạ Tẻh (H.Đạ Huoai).Đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, để tránh cho người dân phải đi lại nhiều lần, Phòng CSGT đã chỉ đạo, phân công cho các Tổ công tác địa bàn tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ chuyển đến.Theo đó, các Tổ CSGT được phân công phụ trách tuyến, địa bàn nào thì tiếp nhận dữ liệu, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội CSGT - TT CA cấp huyện cũ tương ứng với tuyến, địa bàn đó, phân công CBCS trực và giải quyết cho người dân đến xử lý vi phạm. Theo quyết định phân công của Giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng, Phòng CSGT hiện có 8 Tổ CSGT địa bàn. Tổ số 1 phụ trách địa bàn TP.Đà Lạt, Tổ số 2 phụ trách địa bàn H.Đức Trọng, Tổ số 3 phụ trách địa bàn H.Di Linh, Tổ số 4 phụ trách địa bàn H.Bảo Lâm, Tổ số 5 phụ trách địa bàn H.Đơn Dương. Trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm của các tổ này tại trụ sở CA TP.Đà Lạt cũ và trụ sở CA các huyện cũ.Tổ số 6 phụ trách địa bàn 2 huyện Lâm Hà và Đam Rông, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lâm Hà cũ. Tổ số 7 phụ trách địa bàn TP.Bảo Lộc, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA TP.Bảo Lộc cũ. Tổ số 8 phụ trách địa bàn H.Đạ Huoai, trụ sở tiếp công dân tại trụ sở CA H.Đạ Huoai cũ. Riêng địa bàn H.Lạc Dương do Tổ CSGT quốc lộ 27C phụ trách, trụ sở tiếp công dân đến xử lý vi phạm tại trụ sở CA H.Lạc Dương cũ.