Chiêu mộ Wijnaldum, HLV Mourinho bổ sung thêm chất thép cho tuyến giữa AS Roma
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.Nha Trang trong mắt của những người dẫn chương trình truyền hình
Ngày 12.1, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh này đã vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, minh chứng rõ nét cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong cải cách hành chính.Theo báo cáo số 12/BC-VPCP ngày 2.1 của Văn phòng Chính phủ về tình hình và kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2024, Cà Mau đạt 91,06 điểm, tăng 1,43% so với năm 2023, giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các địa phương. Xếp sau là Bình Định với 90,54 điểm, tăng 1,73% và Bắc Giang với 89,49 điểm, tăng 2,59%.Những thành tựu của tỉnh Cà Mau trong cải cách hành chính không phải là ngẫu nhiên. Năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành hơn 120 văn bản chỉ đạo, tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Một trong những điểm đáng chú ý là chiến dịch cao điểm kéo dài 69 ngày đêm mang tên "Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau", cùng với việc xây dựng các khu dân cư điện tử.Cà Mau cũng chủ động cắt giảm thời gian giải quyết của 20 thủ tục hành chính; đồng thời kiến nghị các bộ, ngành T.Ư sửa đổi và bổ sung 12 thủ tục hành chính. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tối ưu hóa quy trình giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, UBND tỉnh đã thí điểm thành lập Phòng cải cách hành chính trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện sắp xếp lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế. Điều này giúp tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.Trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, Cà Mau đang vận hành song song 2 trung tâm dữ liệu hiện đại, với năng lực lưu trữ lên đến 135TB. Trung tâm dữ liệu chính của tỉnh đã đạt chuẩn ISO/IEC về hệ thống quản lý an toàn thông tin.Đặc biệt, ứng dụng chính quyền điện tử CaMau-G đã được triển khai rộng rãi, tích hợp hơn 50 ứng dụng và tiện ích nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tương tác dễ dàng với chính quyền. Tính năng phản ánh hiện trường tích hợp trong ứng dụng đã trở thành công cụ đắc lực để xử lý những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện môi trường kinh doanh.
1.000 suất học bổng du học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Nga
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
GS-TS Nguyễn Trung Kiên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho biết trong 5 - 10 năm tới các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sẽ rất phát triển ở nước ta. Trong đó, đầu tiên phải kể đến vi mạch bán dẫn, với nhu cầu tới 50.000 nhân lực trong khoảng 10 năm tới. Hiện các trường ĐH đang có mã ngành hoặc chuyên ngành về vi mạch bán dẫn phục vụ đào tạo nhân lực ngành này nhưng hiện tại số lượng đào tạo có thể đáp ứng ở mức rất thấp.
Taylor Swift và Post Malone trở thành tình nhân trong MV 'Fortnight'
Vào buổi chiều cuối năm 2024, không khí tại Trường đại học Fulbright (Q.7, TP.HCM) rất sôi động, bởi đây là lần đầu tiên nhiều sinh viên của trường đại học quốc tế danh tiếng này được chào đón và giao lưu với ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Với các bạn trẻ, câu chuyện về ông David Dương, một thanh niên Việt kiều từng phải đi lượm ve chai ở xứ sở cờ hoa, bị người đời thương hại, thậm chí khinh bỉ… đã quyết tâm khởi nghiệp từ rác với số vốn chỉ 700 USD, rồi trở thành tỉ phú, đã truyền cảm hứng, xen lẫn sự tò mò đối với họ.Điều hành buổi giao lưu là tiến sĩ Scott Fritzen, Hiệu trưởng Trường đại học Fulbright Việt Nam. TS Scott Fritzen là một học giả về chính sách công và là nhà lãnh đạo giáo dục danh tiếng của thế giới. TS Scott tập trung nghiên cứu và giảng dạy chính sách công và cải cách khu vực công của các nước, với trọng tâm là thiết kế chính sách chống tham nhũng và quản lý chiến lược trong khu vực công. Mối liên kết sâu sắc của ông đối với Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 1990, thông qua học bổng Fulbright. Không phải ngẫu nhiên mà Trường đại học Fulbright Việt Nam đã chọn nội dung chính trong buổi giao lưu với doanh nhân David Dương bằng một câu chủ đề hàm chứa nội dung: "Ông David Dương - Hành trình của sự khiêm nhường, kiên cường và cống hiến". Với chủ đề đó, trong không khí thân tình, cởi mở, ông David Dương đã khiêm nhường chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình kiên cường vượt qua thử thách, bắt đầu từ con số 0 để đạt được thành công lớn tại xứ người. Trong khi đó, buổi đối thoại giữa TS Scott Fritzen cùng sinh viên trường mình với ông David Dương đã nêu bật các thành tựu minh chứng sống động cho sự cống hiến của vị doanh nhân tài ba này. Trong đó, tiêu biểu nhất là cam kết của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) trong việc bảo vệ môi trường, những nỗ lực và tâm huyết trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam. Một trong những thông điệp rất thú vị tại buổi giao lưu này chính là các giá trị chung giữa Vietnam Waste Solutions và Trường đại học Fulbright Việt Nam trong việc hỗ trợ giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy. Về phát triển giáo dục, hai bên cam kết góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục và tích cực hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự án cộng đồng có ảnh hưởng. Về phát triển chương trình giảng dạy, Trường đại học Fulbright Việt Nam không ngừng nỗ lực làm phong phú chương trình giảng dạy với các môn học về môi trường và phát triển bền vững trong chuyên ngành phụ gồm: Kinh doanh, Chính sách và Xã hội. Chương trình này tích hợp các khía cạnh quan trọng về tính bền vững và lợi ích xã hội vào giáo dục kinh doanh và chính sách. Fulbright Việt Nam là trường đại học tích hợp phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm và cách tiếp cận giáo dục khai phóng. Nhiều năm qua, Fulbright Việt Nam có các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên chăm chỉ học tập và có hoàn cảnh khó khăn. TS Scott Fritzen cho biết Trường đại học Fulbright Việt Nam chuẩn bị ra mắt chương trình học bổng tác động dành cho các sinh viên tương lai có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững và trách nhiệm xã hội. Học bổng này sẽ mở ra cơ hội để sinh viên phát triển các giải pháp đột phá và trở thành những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình."Đồng hành với nền giáo dục khai phóng của Trường đại học Fulbright Việt Nam, ông David Dương đã tích cực hỗ trợ khát vọng học tập của nhiều sinh viên thông qua các suất học bổng, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nuôi dưỡng thế hệ kiến tạo tương lai tại Trường đại học Fulbright", TS Scott Fritzen thông tin thêm. Chia sẻ cùng Báo Thanh Niên, ông David Dương cho hay, Fulbright là trường đại học của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam, trường có những chương trình dạy học rất tốt. Để giúp sinh viên Việt Nam học được những kiến thức tốt tại trường đại học danh tiếng này nhằm phục vụ cho quê hương, chúng tôi đã đồng ý tài trợ học bổng cho Trường đại học Fulbright với mong muốn góp thêm ngân sách để nhà trường hỗ trợ cho các sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học. "Hy vọng trong tương lai, khi các bạn sinh viên ra trường sẽ đem những kiến thức tốt, những điều hay để góp phần dựng xây quê hương, trở thành những người có ích cho xã hội, cho gia đình. Sinh viên được nhận học bổng sẽ do nhà trường xét chọn", ông David Dương nói. Ông David Dương cho biết cụ thể về chương trình học bổng này: "Tôi sẽ hỗ trợ 5 triệu USD (hiện đã đóng góp 1 triệu USD) vào quỹ học bổng của trường Fulbright. 4 triệu USD còn lại sẽ đóng góp theo mô hình đối xứng. Nếu Mạnh thường quân hỗ trợ với trường bao nhiêu thì chúng tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu. Ví dụ như họ góp 500.000 USD, chúng tôi cũng góp 500.000 USD. Thậm chí họ góp 4 triệu USD, chúng tôi cũng sẽ góp ngay 4 triệu USD để học bổng đại học Fulbright có ngay 8 triệu USD. Như vậy nhà trường sẽ có gấp đôi số tiền số tiền tài trợ để giúp có thêm nhiều sinh viên được cấp học bổng. Cần nói thêm cho rõ hơn là trong số tiền 4 triệu USD học bổng mà tôi hứa sẽ thực hiện bằng mô hình đối xứng này, không thuộc tiền quyên góp từ các thành viên hội đồng của trường Fulbright. Đây cũng chính là mục đích của chúng tôi để kêu gọi thêm nhiều người cùng đóng góp vào quỹ học bổng của trường Đại học Fulbright". Bên cạnh học bổng, VWS luôn rộng cửa chào đón sinh viên Trường đại học Fulbright đến tham quan, học tập và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tái chế rác, công nghệ xử lý rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc VWS (H. Bình Chánh, TP.HCM). VWS cũng cam kết với Trường đại học Fulbright tất cả sinh viên ngành môi trường nếu ra trường chưa có việc làm đều có thể nộp hồ sơ làm việc tại công ty VWS.