Vườn quốc gia Tràm Chim đón sếu đầu đỏ quay về
Chia sẻ với Thanh Niên câu chuyện kinh doanh vàng năm qua, bà Bùi Hồng Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Ancarat Việt Nam, cho biết kinh tế khó khăn nên buôn bán cũng ảnh hưởng. Dịp gần tết tình hình khả quan hơn, song không có nhiều đơn hàng lớn như mọi năm. Số lượng đơn hàng vàng trang sức tăng lên nhưng giá trị từng đơn cũng như tổng giá trị thu về lại giảm đi."Năm nay, doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hơn 10 mẫu vàng linh vật, ít hơn khá nhiều con số khoảng 30 mẫu của mọi năm. Chúng tôi cũng không sản xuất vàng miếng mới", bà Tâm nói.Một trong những vấn đề được bà Tâm và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác rất trăn trở là khan hiếm vàng nguyên liệu. Từ trước tới nay, vàng nguyên liệu chủ yếu được doanh nghiệp mua từ nguồn vàng trong dân, nhưng hiện nay các quy định siết chặt hơn, mua vàng phải đảm bảo chứng từ đầy đủ. Cạnh đó, nguồn vàng trong dân cũng không dồi dào.Chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, hiện nguồn vàng nguyên liệu đầu vào rất căng thẳng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)... làm đúng quy trình thủ tục, có đầu vào mới có vàng cung ứng đầu ra.Trước đây, khi chưa siết chặt các quy định, doanh nghiệp có thể mua các loại vàng trôi nổi trên thị trường, nguồn cung tương đối dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thường mua vào vàng của chính họ hoặc các loại vàng thương hiệu khác mà người dân đem bán có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng."Thời gian qua, người dân cũng chủ yếu mua vào chứ không nhiều người bán ra. Các yếu tố này làm cho vàng nguyên liệu ngày càng khan hiếm", ông Phương lý giải.Trao đổi với Thanh Niên, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới, cho biết gần đây ông đến thăm PNJ, một trong những công ty trang sức lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp hiện có hai nhà máy sản xuất, sẽ có nhà máy thứ ba trong tương lai gần. "Đại diện PNJ chia sẻ, công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến các khách hàng từ 15 quốc gia trên thế giới. Nhưng vì không thể mua đủ vàng nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước, lượng sản phẩm trang sức dành cho xuất khẩu của PNJ rất ít", ông Shaokai Fan nói.Dẫn thông tin từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam và nghiên cứu từ Metal Focus, ông Shaokai Fan nhận định, nhu cầu vàng trang sức ở Việt Nam dao động từ 15 - 20 tấn mỗi năm. Vì vậy, Việt Nam phải nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất số trang sức này."Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã gửi kiến nghị về việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tới Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi vẫn đang đợi câu trả lời, hy vọng rằng kiến nghị sẽ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong năm nay", ông Shaokai Fan nhấn mạnh.Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Shaokai Fan tính toán: năm 2024, xuất siêu của Việt Nam là 24 tỉ USD, tổng vốn FDI là 25 tỉ USD và kiều hối là 16 tỉ USD. Do đó, năm ngoái Việt Nam đã thu về lượng ngoại tệ là 65 tỉ USD .Nếu ngành thương mại Việt Nam yêu cầu nhập khẩu vàng thì nhu cầu vàng nguyên liệu thô tối đa chỉ khoảng 20 tấn vàng, trị giá khoảng 1,7 tỉ USD. Với thu ngoại tệ 65 tỉ USD, Việt Nam chi gần 2 tỉ USD nhập 20 tấn vàng là hợp lý.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm tới tính thanh khoản của nền kinh tế. Phải đảm bảo có đủ dự trữ quốc gia, trong đó có vàng, ngoại tệ, những tài sản định nghĩa bằng đồng ngoại tệ, ít nhất dự trữ phải bằng số tiền quốc gia chi để nhập khẩu trong 3 tháng. Bởi vậy, lo ngại đổ quá nhiều tiền để nhập khẩu vàng cũng dễ hiểu.Tuy nhiên, theo ông Hiếu, cả năm chi khoảng 1,7 - 2 tỉ USD để nhập vàng và chia ra thành nhiều đợt khác nhau thì không đáng lo ngại. Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để nguồn cung vàng dồi dào hơn, cho phép nhập khẩu vàng ở mức phù hợp.Nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp, lộ trình hợp lý để giải quyết vấn đề vàng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, ông Phương nói, mỗi năm chi khoảng 1,7 tỉ USD để nhập 20 tấn vàng là đủ để giải tỏa một phần "cơn khát" vàng nguyên liệu."Nếu cho phép nhập khẩu 20 tấn vàng mỗi năm, không cần nhập một lần mà chia thành nhiều đợt trong năm. Có thể chia thành 5 - 6 đợt, canh thời điểm giá vàng thấp để nhập khẩu, số tiền chi ra cho mỗi đợt nhập vàng khoảng 200 - 300 triệu USD là không đáng kể", ông Phương nhìn nhận.Cẩm nang tuyển sinh 2024 của Báo Thanh Niên với diện mạo mới
Sáng 1.1, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người mặc áo tài xế công nghệ ôm đầu vì bị hành hung trên đường, xung quanh 2 chiếc xe máy ngã xuống đất, người và xe qua lại rất đông. Theo nội dung đoạn clip được người đi đường quay lại, người đàn ông mặc áo xanh nước biển liên tục đánh người mặc áo tài xế công nghệ. Người mặc áo tài xế công nghệ chỉ biết nằm im ôm đầu chịu trận. Lúc này, một người khác cùng mặc áo tài xế công nghệ đã đến can ngăn, nhưng cũng bị người mặc áo xanh chỉ mặt đe dọa.Tiếp theo, khi tài xế nằm gục chưa thể đứng lên, một người phụ nữ lại tiếp tục 1 tay nắm cổ áo, 1 tay đấm vào vùng vai của người này. Cùng thời điểm, người đàn ông mặc áo xanh quay qua xô xát với 1 đôi nam nữ khác đứng gần đó.Chưa dừng lại, người phụ nữ tiếp tục dùng chân đạp lên đầu của nam tài xế kèm những tiếng chửi. Giao thông qua khu vực ùn ứ, nhiều người ngồi trên xe ngoái nhìn, nhưng trong đoạn clip không xuất hiện thêm ai can ngăn. Khoảng 1 giờ sau khi đăng tải, đoạn clip thu hút hơn 26.000 lượt xem, 600 lượt bình luận. Nhiều người tỏ ra bức xúc khi thấy cách hành xử hung hăng trên đường phố.Tài khoản Luong Trung Duong thở dài: "Lại nữa hả". Nicknam Duyên Lê viết: "Sao bao nhiêu người mà không ai gọi 113 lấy một cuộc, để tụi nó hành hung người ta dã man vậy?". Số đông khác thì đoán rằng chắc chắn cặp đôi sẽ được "mời lên phường"... "Hành vi đấm vào đầu, cổ... cố ý giết người", một người dùng mạng xã hội ngao ngán.Theo tìm hiểu của PV, sự việc xảy ra trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1), thuộc địa bàn đảm trách của Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM. Ngay sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, CSGT Bến Thành cùng Công an P.Bến Nghé đang vào cuộc xác minh, trích xuất các camera để xử lý vụ việc.
Chuyện vùng đất Nga 'bị kẹp' giữa 2 nước khác
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Chiều 16.1, tại Đà Nẵng, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp Bộ KH-ĐT tổ chức hội thảo "Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam".Theo Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư tài chính quốc tế đến từ Mỹ, Singapore, Trung Đông, Thuỵ Sĩ rất quan tâm đến phát triển trung tâm tài chính tại Đà Nẵng theo hướng gắn với đổi mới sáng tạo, tài chính xanh, công nghệ tài chính, tài chính thương mại.Về mô hình chung, TP.Đà Nẵng đề xuất phát triển hệ sinh thái của trung tâm tài chính đa thành phần, tập trung theo 3 nhóm dịch vụ.Thứ nhất là cung cấp các dịch vụ tài chính quốc tế như dịch vụ thanh toán, thương mại quốc tế, dịch vụ quản lý rủi ro và giao dịch ngoại hối, dịch vụ tài chính xanh, trong đó có các dịch vụ tài chính gắn liền với sự phát triển của Khu thương mại tự do Đà Nẵng.Thứ hai là các dịch vụ fintech và techfin như cung cấp phần mềm, nền tảng ứng dụng để thực hiện dịch vụ thanh toán, giao dịch tài sản mã hóa, các giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn, điện toán đám mây, blockchain…; đồng thời cung cấp không gian ươm tạo cho các startup, các công ty fintech tìm kiếm sự tăng trưởng, đổi mới và quốc tế hóa.Thứ ba là các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp và dịch vụ tiện ích như kiểm toán, kế toán, dịch vụ pháp lý, tư vấn thuế, hải quan, các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, casino, cho thuê, định giá bất động sản và các tài sản liên quan để tạo hệ sinh thái đa dạng, phát triển Đà Nẵng theo định hướng trung tâm tài chính và giải trí thế giới."Để phục vụ cho việc thiết lập khu phức hợp trung tâm tài chính, TP.Đà Nẵng đã quy hoạch quỹ đất 6,17 ha với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng thuộc loại tốt nhất của Việt Nam để thiết kế chức năng văn phòng, cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, giải trí, tiện ích", ông Minh nói.Đà Nẵng cũng bố trí khu đất 9,7 ha để phát triển các dịch vụ công nghệ tài chính nằm liền kề Khu công viên phần mềm số 2 - một khu vực trọng điểm thu hút các công ty công nghệ tiên tiến với cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin chất lượng cao.Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đỗ Thành Trung, Đà Nẵng cần tập trung bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trung tâm tài chính, đặc biệt là nguồn lực về hạ tầng (bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng số). Cùng đó, cần tập trung vận động, tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính đến đầu tư tại trung tâm tài chính.Cơ chế ưu đãi đầu tư trọng tâm, trọng điểmTheo ông Andy Khoo, Tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings, để định vị Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính tiếp theo của Đông Nam Á, cần tập trung vào 3 trụ cột chiến lược gồm: tài chính xanh, đổi mới fintech và tài chính thương mại."Đà Nẵng có thể trở thành một sandbox (chính sách thử nghiệm có kiểm soát - PV) cho các startup trong các lĩnh vực blockchain, thanh toán kỹ thuật số, các giải pháp tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo thế hệ mới", ông Andy Khoo nói.Nhấn mạnh quản trị là nền tảng của bất kỳ trung tâm tài chính thành công nào, theo ông Andy Khoo, đối với trung tâm tài chính tại Đà Nẵng, điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo sự độc lập trong quy định, tính minh bạch, cách tiếp cận chính sách có tầm nhìn xa. Bằng cách thiết lập một cơ quan quản lý tự chủ theo mô hình của Dubai, trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng có thể xây dựng niềm tin và sự tin cậy từ các nhà đầu tư toàn cầu."Để đảm bảo rõ ràng về mặt pháp lý, chúng tôi đề xuất thiết lập một khung trọng tài chuyên biệt với đội ngũ chuyên gia quốc tế. Tiếp theo, thuế là một trụ cột quan trọng khác. Việc áp dụng chiến lược thuế linh hoạt sẽ hỗ trợ thu hút đầu tư mà không gây bất lợi cho sự ổn định tài chính", ông Andy Khoo bày tỏ quan điểm.Theo ông Rich McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair tại Việt Nam, phân tích về các trung tâm tài chính quốc tế (IFC) hàng đầu bao gồm Singapore, Hồng Kông, Dubai, Abu Dhabi và Astana cho thấy, cơ chế ưu đãi đầu tư cạnh tranh và có trọng tâm, trọng điểm đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư toàn cầu.Các trung tâm này đã kết hợp thành công ưu đãi về thuế, hỗ trợ tài chính, quy trình pháp lý cải tiến và trợ cấp chi phí hoạt động để giảm rào cản gia nhập, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động tài chính bền vững. Tuy nhiên, chỉ nên coi cơ chế ưu đãi là công cụ thu hút ban đầu, còn để IFC phát triển, cần cung cấp nền tảng mang tính cơ cấu bao gồm quản trị minh bạch, khuôn khổ pháp lý thuận lợi, hạ tầng tiên tiến và hệ sinh thái hợp tác, qua đó thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng", ông Rich McClellan nói.
Ra mắt Trung đoàn dự bị chiến đấu Trường đại học Cảnh sát nhân dân
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 20.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một vụ việc hành chính đang thu hút sự chú ý tại tỉnh Cà Mau. Sau gần một tháng tạm hoãn, sáng 19.3, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai giữa một lão thành cách mạng, là bà Huỳnh Kim Liên và UBND huyện Thới Bình.Kể từ ngày 17.3.2025, TP.HCM đã mở rộng thêm 22 địa điểm cấp đổi giấy phép lái xe ngay tại các phường. Chỉ trong ngày đầu tiên triển khai, đã có 386 hồ sơ được tiếp nhận tại các điểm mới này. Tuy nhiên thì người dân cần lưu ý rằng không phải phường nào cũng thực hiện thủ tục này.Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc vừa công bố báo cáo vào Ngày quốc tế hạnh phúc (20.3), cho thấy Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới.Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, Việt Nam đứng thứ 46, một bước tiến đáng kể so với vị trí 54 của năm 2024 và vị trí 65 của năm 2023. Đáng chú ý, Việt Nam hiện chỉ đứng sau Singapore (vị trí 34) trong khu vực Đông Nam Á.Báo cáo này cũng chỉ ra rằng Việt Nam là một trong 19 quốc gia có chỉ số hạnh phúc tăng, và cùng với Philippines, Trung Quốc và Mông Cổ là các đại diện của châu Á trong nhóm này. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được kể từ khi báo cáo này được công bố lần đầu tiên vào năm 2012.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 21.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.