Tận hưởng tết theo một cách khác, vừa truyền thống, vừa 'chữa lành'
Ngày 30.12, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết trên địa bàn xã Tân Lập, H.Kon Rẫy (Kon Tum) vừa xảy ra vụ nghi nổ bình gas khiến 3 người bị thương, được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cấp cứu.Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị đa chấn thương vì tai nạn do hỏa khí gây nên. Các bệnh nhân này nhập viện lúc 15 giờ ngày 29.12.Theo đó, các bệnh nhân gồm Nguyễn Ngọc Diệp (32 tuổi), Nguyễn Văn Quyết (30 tuổi), Trần Văn Thành (27 tuổi, cùng ở thôn 3, xã Tân Lập).Các bệnh nhân nhập viện với các vết thương vùng mặt, ngực, cẳng tay, cẳng chân. Chẩn đoán bỏng độ 2, 3 tại vùng mặt, tay, chân. Riêng bệnh nhân Nguyễn Ngọc Diệp nhập viện với tình trạng không còn huyết áp.Sau khi nhập viện, các bệnh nhân được xử lý vết thương, truyền máu, đưa lên phòng phẫu thuật cắt lọc, xúc rửa... Đến khoảng 19 giờ ngày 29.12, hai bệnh nhân Quyết và Thành được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).Riêng bệnh nhân Diệp do vết thương quá nặng nên được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum tiếp tục điều trị. Theo các bác sĩ tại bệnh viện, hiện bệnh nhân Diệp được đánh mê và cho thở máy, tiên lượng rất nặng.Bác sĩ CKII Nguyễn Cảnh Son, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, cho rằng xử trí sơ cứu đúng cách là yếu tố quyết định giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cải thiện khả năng phục hồi của nạn nhân. Đồng thời, BS Son khuyến cáo người dân luôn chú ý tuân thủ các biện pháp an toàn, nhằm giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ và bảo vệ tính mạng của bản thân và cộng đồngLàm việc với cơ quan chức năng, người nhà các bệnh nhân nói trên khai nhận các nạn nhân bị thương do vụ nổ bình gas. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc nói trên.Cha mất, mẹ bệnh nặng, các con phải nghỉ học
Chiều 17.2, TAND Q.1 (TP.HCM) mở phiên tòa và hoãn xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu Hà và bị đơn Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam.Trong phần thủ tục, đại diện hợp pháp của bị đơn có đơn xin hoãn phiên tòa kèm hồ sơ bị bệnh. Sau khi hội ý, HĐXX xét thấy việc vắng mặt của người đại diện là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên hoãn phiên tòa theo luật định. Đồng thời, HĐXX cũng thông báo phiên tòa sẽ được mở lại vào sáng 28.2 tới. Theo đơn khởi kiện, bà Hà trình bày, trong vụ án tranh chấp lao động giữa bà Hà và Công ty TNHH nghiên cứu Thiên Đỉnh (gọi tắt Công ty Thiên Đỉnh) vào năm 2023, thì Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam là bên tư vấn dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh, và cử luật sư đại diện ủy quyền, bảo vệ quyền lợi cho Công ty Thiên Đỉnh tại tòa. Tuy nhiên, theo bà Hà, Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam là công ty luật 100% vốn nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam. Theo quy định, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam chỉ được thực hiện tư vấn pháp luật, và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng là người đại diện ủy quyền, bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trước tòa án.Ngoài ra, bà Hà trình bày, quá trình Baker McKenzie Việt Nam tư vấn dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh, thì phía Baker McKenzie cử 2 cá nhân là nhân viên nhưng không có ủy quyền hợp pháp đã tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các cuộc điều tra, rà soát; trực tiếp thu giữ máy tính, điện thoại di động của bà Hà vào 2 ngày là 14.2.2020 và 1.4.2020; cử một người không phải luật sư nhưng tham gia tư vấn pháp luật về phương án sử dụng lao động của Công ty Thiên Đỉnh, mục đích cho bà Hà nghỉ việc, xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà.Cho rằng Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam khi thực hiện dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh đã có một số vi phạm pháp luật, vi phạm phạm vi hành nghề, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp cho bà, nên bà khởi kiện yêu cầu Baker McKenzie Việt Nam xin lỗi công khai, bồi thường tổn thất tinh thần 18 triệu đồng.
Công an đã tìm thấy hai học sinh mất tích bí ẩn
Trưa 6.2, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SIC giảm giá vàng miếng SJC thêm 2 lần ở chiều mua vào thêm 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với giá đầu giờ sáng lên 1,3 triệu đồng/lượng, xuống còn 86,9 triệu đồng/lượng. Ở chiều bán ra, Công ty SJC giảm thêm 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày là 1,1 triệu đồng/lượng, xuống còn 90,1 triệu đồng/lượng.Các đơn vị kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC xuống nhanh. Tập đoàn Doji giảm thêm 500.000 đồng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày lên 1 triệu đồng mỗi lượng, xuống 87,2 triệu đồng ở chiều mua vào. Trong khi đó, chiều bán ra của Tập đoàn Doji chỉ giảm 300.000 đồng/lượng, nâng mức giảm trong ngày lên 800.000 đồng/lượng, còn 90,4 triệu đồng. Tương tự, Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng giảm giá mua vào vàng miếng nhanh hơn so với bán ra, tương ứng ở mức 500.000 đồng và 300.000 đồng, xuống còn 87,2 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,4 triệu đồng… Lực bán vàng miếng SJC chốt lời trên thị trường khiến giá vàng sụt giảm nhanh. Trong khi kim loại quý trên thị trường thế giới vẫn xoay quanh mức giá 2.860 - 2.870 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC hiện cao hơn thế giới 2,7 - 3 triệu đồng/lượng. Dù vậy độ rủi ro về giá trên thị trường gia tăng. Chính vì giá mua giảm nhanh hơn giá bán dẫn đến chênh lệch gia tăng, giá bán cao hơn mua vào lên 3,2 triệu đồng/lượng thay vì 3 triệu đồng/lượng trước đó.Tương tự, giá vàng nhẫn trên thị trường cũng sụt giảm vào đầu chiều 6.2, bị "thổi bay" từ 200.000 - 300.000 đồng mỗi lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vàng nhẫn còn 87,2 triệu đồng, bán ra 90,35 triệu đồng. Còn Công ty Phú Quý có giá bán ra rời khỏi mức 90 triệu đồng, xuống còn 89,8 triệu đồng, chiều mua vào còn 87,1 triệu đồng. Tập đoàn Doji có giá mua vàng nhẫn ở mức 87 triệu đồng, bán ra còn 90,4 triệu đồng. Công ty SJC mua vào với giá 86,9 triệu đồng, bán ra 89,9 - 90 triệu đồng… Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng nhẫn từ 2,7 - 3 triệu đồng/lượng
Bà Phạm Thị Xuyên (trú Đồng Tâm, H.Ninh Giang, Hải Dương), cho biết, tháng 2 vừa qua, chồng bà mất vì bạo bệnh. Trước khi mất, di nguyện của chồng bà là muốn vợ con chuẩn bị cho mình chiếc quách làm bằng gỗ vàng tâm, còn quách đựng tro cốt chỉ mua với giá từ 4 - 6 triệu thôi vì nhà không có điều kiện. Ghi nhớ lời chồng, bà xuyên cùng các con đã chuẩn bị chu đáo.Sau khi chồng mất, ngày 18.2, gia đình bà Xuyên đưa thi thể chồng đến Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên làm thủ tục hỏa táng. Trước khi đi, gia đình đã liên hệ với phía tổ chức tang lễ ký hợp đồng hỏa táng trọn gói 8 triệu đồng (phí hỏa táng và tiền xe đi từ Hải Dương đến Nam Định). Phía đơn vị tổ chức tang lễ cũng thông báo gia đình không được mang quách sành, sứ vào, chỉ được mang quách gỗ."Khi chở linh cữu đến nơi hỏa táng, công ty đuổi lái xe của phía tổ chức tang lễ ra, chỉ có tôi với con dâu được đi vào bên trong, lái xe và người nhà đứng ở ngoài chờ. Khi vào bên trong tôi được nhân viên tư vấn với lời lẽ rất ngon ngọt, họ đưa ra gói dịch vụ nếu còn xương đẹp thì gia đình bỏ thêm 3,5 triệu. Tôi bàn với con dâu "thôi bố mất tuổi vẫn còn trẻ nên muốn bố còn xương để các con toại nguyện" nên hai mẹ con tôi chấp nhận bỏ thêm tiền", bà Xuyên nói.Sau khi thiêu xong, các nhân viên dẫn bà Xuyên đi chọn quách, nhìn giá quách vài chục triệu, có cái gần trăm triệu bà bị sốc. Bà Xuyên nhìn thấy có quách giá 10,5 triệu nhưng nhân viên nhất quyết bảo không vừa, vì thiêu xương đẹp nên phải mua cái đắt hơn."Lúc đó tôi bức xúc làm toáng lên, gia đình tôi hơn 60 người ở ngoài cũng bàn tán xôn xao và gọi cho đơn vị tổ chức tang lễ ra xem có giúp được gì hay không thì nhận được câu trả lời, đã làm hóa đơn rồi sẽ không làm lại được nữa. Gia đình cũng đành ngậm ngùi mua quách với giá 20,5 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình hoàn cảnh không có đủ tiền, mọi người trong nhà phải góp tiền lại giúp mới đủ vì ở nhà chỉ cầm đi hơn 10 triệu đồng", bà Xuyên kể."Bỏ ra số tiền lớn làm hỏa táng cho chồng, tôi còn bị người khác nói là vung tay quá trán vì gia đình mình không khá giả. Tôi cũng không hiểu ký hợp đồng trọn gói rồi nhưng đi thiêu lại mất thêm một số tiền rất lớn nữa, mang quách gỗ vào còn mất phụ phí 700.000 đồng", bà Xuyên xúc động.Giống như bà Xuyên, ông Nguyễn Xuân Thu (trú H.Giao Thủy, tỉnh Nam Định) cho biết, ngày 16.2, gia đình đã hoàn thành dịch vụ hỏa táng cho người thân tại CP Thanh Bình An Lạc Viên với tổng số tiền 43,3 triệu đồng (14 triệu đồng trọn gói bao gồm xe hỏa táng, lấy xương đẹp; 28,6 triệu đồng mua quách và phụ kiện tang lễ; 700.000 đồng phí mang quách gỗ).Ông Thu cho rằng gia đình bị công ty bắt ép nên phải bỏ ra số tiền lớn như vậy. Đầu tiên là phí mang quách gỗ mất thêm 700.000 đồng, công ty chỉ cho mang quách gỗ còn quách sứ thì không được mang mà phải mua ở công ty. Khi ở công ty, nhân viên tư vấn cho gia đình phải lấy loại rẻ nhất là 28 triệu đồng cho hợp tâm linh. "Muốn mua rẻ cũng không được chỉ có 1 cái duy nhất là hơn 28 triệu đồng, còn lại giá trên 60 triệu đồng. Gia đình cũng đành ngậm ngùi thôi vì không có quyền lựa chọn nào khác. Sau khi đọc bài viết đăng trên báo, chúng tôi cực kỳ bức xúc, bản thôi tôi nghĩ gia đình đã bị lừa", ông Thu nói.Anh Dương Công Viên (trú H.Trực Ninh, tỉnh Nam Định, người nhà trong vụ việc) cho biết, chiều 5.3, đại diện Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên đã xuống gặp gia đình anh để xin lỗi về sự việc xảy ra trước đó. "Phía công ty tới nhà thắp hương cho bà tôi, sau đó họ có lời xin lỗi với gia đình. Họ cho rằng mọi sự hiểu lầm dẫn đến câu chuyện này là do nhân viên tư vấn", anh Viên nói và cho hay cuộc nói chuyện có sự chứng kiến của chính quyền địa phương.Anh Viên tiết lộ, đã đọc nội dung giải trình của công ty và chỉ đồng ý với việc lấy xương cốt đẹp thêm 3,5 triệu đồng còn lại, cách giải thích của công ty chưa hợp lý.Trong khi đó, ông Thành Chu (người tố cáo công ty trên mạng xã hội), cho rằng lời giải thích của công ty Thanh Bình An Lạc Viên chưa đúng sự thật, ông cho rằng, bản thân có đầy đủ chứng cứ để chứng minh "nhân viên công ty không cho mang quách từ bên ngoài vào, quách mà công ty cho mang vào là cái làm bằng gỗ bọc bên ngoài, còn quách đựng hài cốt làm bằng sành, phải mua của công ty với giá cao", ông nói.Theo ông Thành Chu, không chỉ riêng ông mà hàng trăm người cũng bức xúc vì từng rơi vào hoàn cảnh như gia đình ông.Theo giải thích của Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên, trước đây, đơn vị này thuộc Công ty CP Dịch vụ tang lễ Hoàng Long, có cấm người dân khi đến hỏa táng tại đài mang theo tiểu quách - quách gỗ. Tuy nhiên từ tháng 1.2023, Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên đã kiện toàn lại bộ máy và cho phép người dân mang tiểu, quách tự mua vào. Tuy nhiên tiểu, quách sứ do người dân mang đến thường mua không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo kỹ thuật, không có kiểm định đã xảy ra hiện tượng nứt vỡ... Vì vậy, công ty khuyến cáo bà con mua ít nhất 1 bình tiểu tại đài hóa thân hoàn vũ.Đại diện Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên, mỗi ngày đơn vị này có khoảng 70 hộ gia đình đến để thực hiện việc hỏa táng, do chưa biết hoàn cảnh gia đình ai nên khi tư vấn nhân viên mong muốn người dân dùng gói sản phẩm tốt để đảm bảo về chất lượng, có thể họ tư vấn nhiều nên gây bức xúc cho người dân.Nam Định yêu cầu Thanh Bình An Lạc Viên công khai bảng giá dịch vụSáng 6.3, ông Lê Quang Huy, Phó chủ tịch UBND TP.Nam Định, cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo thành phố cùng các phòng ban chuyên môn và UBND xã Mỹ Thuận đã trực tiếp kiểm tra tại công ty.Qua kiểm tra thực tế, chính quyền đã yêu cầu công ty này niêm yết công khai nội quy, quy chế hoạt động tại vị trí thuận tiện để người dân dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, phải niêm yết bảng giá các loại hình dịch vụ, công khai số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng để người dân phản ánh khi cần thiết.
Quang Sự tiết lộ chuyện bị 'tác động vật lý' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'
Ông Tiến cho biết: Dựa trên tọa độ, vệ tinh sẽ theo dõi liên tục đồng ruộng của người nông dân từ khi xuống giống đến ngày thu hoạch. Dữ liệu sẽ được lưu giữ bằng công nghệ blockchain và có thể truy xuất bất kỳ lúc nào. Sau khi lúa được thu hoạch, khoảng 15 - 30 ngày sau, báo cáo giảm phát thải sẽ được đưa ra. Dựa trên đó, chúng tôi sẽ thu mua và trả tiền cho người nông dân. Hình thức hợp tác có thể trực tiếp giữa người nông dân và công ty. Cũng có thể thông qua các tổ chức hợp tác, hợp tác xã và cả các tổ chức như ngành khuyến nông, bảo vệ thực vật.