Kết quả cuộc thi viết Nghĩa tình miền Tây
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.Vào lớp 6 trường THPT chuyên: Đầu tư hàng chục triệu đồng để luyện thi
sân Tam KỳSau gần 2 mùa bóng phải tạm đóng cửa nâng cấp vì không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn của BTC V-League, sân Tam Kỳ sẽ chính thức trở lại với bóng đá đỉnh cao khi tiếp đón Tiến Linh và CLB Bình Dương vào lúc 17 giờ ngày hôm nay (9.2).Đó sẽ là cuộc đối đầu hấp dẫn, khi đội chủ nhà CLB Quảng Nam đang rất khát điểm, tạm xếp hạng 12/14 tiếp đội khách Bình Dương cũng đang cần cải thiện thành tích (14 điểm, hạng 8).CLB Quảng Nam rất kỳ vọng ngày khai trương sân Tam Kỳ, sẽ có sự cổ vũ mạnh mẽ của người hâm mộ xứ Quảng đến sân ủng hộ đội bóng.Về phần mình, Tiến Linh rất hy vọng sẽ có bàn thắng trên sân Tam Kỳ mới nâng cấp: "Trước khi đến đây tôi đã nghe nói sân Tam Kỳ rất đẹp, đặc biệt mặt cỏ Bermuda được sử dụng ở World Cup mới được trồng hứa hẹn tạo ra một trong những mặt sân đẹp nhất V-League.Tôi và CLB Bình Dương biết rằng mình sẽ có trận đấu không dễ dàng khi CLB Quảng Nam được thi đấu dưới sự cổ vũ của khán giả nhà. Nếu tôi có thể ghi bàn trong trận đấu này sẽ là một kỷ niệm rất đặc biệt".Vào lúc này, Tiến Linh đang tạm dẫn đầu danh sách ghi bàn ở V-League 2024 - 2025 với 7 bàn thắng (ngang bằng Lucas của CLB Hải Phòng, Leo Artur của CLB Công an Hà Nội và Xuân Son của CLB Nam Định).Đến lúc này, số bàn thắng của Tiến Linh đã vượt tổng số của cả đội Quảng Nam mới chỉ có 6 lần ăn mừng bàn thắng, trong đó người đang có thành tích tốt nhất của đội chủ nhà là tiền đạo kỳ cựu Samson (2 pha lập công) trong khi người cũ của CLB Bình Dương là Atshimene chỉ mới có 1 bàn.HLV Văn Sỹ Sơn bày tỏ: "CLB Quảng Nam đang háo hức chờ giờ bóng lăn, khi sau rất nhiều chờ đợi chúng tôi sẽ được trở về "nhà", được thi đấu dưới sự cổ vũ của khán giả nhà thân yêu.Tôi tin rằng sự động viên của người hâm mộ bóng đá TP.Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung sẽ tạo thêm động lực, giúp các cầu thủ CLB Quảng Nam thi đấu tốt hơn. Chúng tôi sẽ dốc hết sức để đem lại niềm vui cho CĐV nhà".
Xuất dầu ăn thừa cho Mỹ, Trung Quốc thu gần 390 triệu USD
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, về lâu dài, tỉnh Quảng Ninh cần sớm đầu tư trang thiết bị chuyên dụng để thu gom rác chuyên nghiệp hơn, giảm sức người như hiện nay. Đặc biệt, các địa phương lân cận cần có trách nhiệm trong việc xử lý rác thải từ đầu nguồn, không để thả trôi nổi để Di sản vịnh Hạ Long liên tục hứng chịu như thời gian qua.
Bà Melania lớn lên ở thị trấn nhỏ đẹp như tranh vẽ này cho đến khi gia đình chuyển đến Ljubljana khi bà đang học trung học. Du khách đã đổ về đây để thăm ngôi nhà và trường học cũ của bà kể từ cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, theo Business Insider.Trước khi Melania Trump trở thành người mẫu thời trang và đệ nhất phu nhân Mỹ, bà là Melanija Knavs, con gái của một nhân viên bán xe hơi và một công nhân nhà máy dệt người Slovenia.Bà Melania là đệ nhất phu nhân thứ hai sinh ra bên ngoài nước Mỹ. Người đầu tiên là vợ của John Quincy Adams, Louisa Catherine Adams, sinh ra ở London. John Adams là tổng thống từ năm 1825 đến năm 1829.Quê hương của bà Melania ở Sevnica, Slovenia, đã trở thành địa điểm du lịch kể từ khi ông Donald Trump lần đầu tiên đắc cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.2016, khi mọi người tới đây để xem đệ nhất phu nhân đã trải qua những năm đầu đời như thế nào.Dưới đây là những điều cần biết về quá trình trưởng thành của bà Melania và quê hương Sevnica, Slovenia của bà.Melanija Knavs sinh ra ở Novo Mesto, Slovenia, vào tháng 4 năm 1970. Cô trải qua thời thơ ấu ở Sevnica, một thị trấn nhỏ cách đó 45km.Sevnica nằm dọc theo sông Sava ở miền trung Slovenia, có dân số 17.611 người, theo dữ liệu do Văn phòng Thống kê Cộng hòa Slovenia thu thập vào năm 2022.Khi bà Melania sinh ra, Slovenia là một quốc gia do Tổng thống Josip Tito đứng đầu và được gọi là Nam Tư. Slovenia giành được độc lập vào năm 1991.Trước khi Melania nổi tiếng với vai trò người mẫu và sau đó là đệ nhất phu nhân Mỹ, Sevnica được biết đến với các nhà máy sản xuất đồ nội thất và quần áo cũng như lễ hội xúc xích Ý hàng năm.Sevnica sản xuất hơn 150 loại xúc xích Ý, một thành tích được tôn vinh tại lễ hội Salamiada hàng năm. Giờ đây, Sevnica sản xuất món xúc xích Ý được đặt theo tên của đương kim đệ nhất phu nhân Mỹ cùng với các sản phẩm địa phương khác.Một hướng dẫn viên du lịch nói với Reuters vào tháng 1 năm 2017 rằng, du lịch của Sevnica đã tăng gấp đôi du khách vào năm trước khi Donald Trump nhậm chức khi sự quan tâm đến bà Melania Trump ngày càng cao.Reuters đưa tin, trong cả năm 2017, số lượng khách nước ngoài đến thăm Slovenia đã tăng 17% so với năm trước, với tổng số 3,4 triệu du khách.Thị trấn nhỏ tận dụng danh tiếng là quê hương của đệ nhất phu nhân Mỹ, cung cấp các chuyến tham quan, đồ ăn và đồ lưu niệm mang tên bà.Cha của bà Melania, Viktor Knavs, làm nhân viên bán xe hơi. Mẹ cô, Amalija, làm việc tại một nhà máy dệt địa phương.Cô có một chị gái, Ines Knauss, và một người anh cùng cha khác mẹ, Denis Cigelnjak.Khi Melania và chị gái Ines học trung học, gia đình Knavs chuyển đến Ljubljana, thủ đô của Slovenia. Ở đó, Melania được nhiếp ảnh gia Stane Jerko phát hiện và ký hợp đồng với một công ty người mẫu khi cô 18 tuổi.Mirjana Jelancic, một người bạn của Melania, sau này trở thành hiệu trưởng trường tiểu học Savo Kladnik mà đệ nhất phu nhân theo học, nói với ABC News vào tháng 3 năm 2016 rằng cô gái trẻ Melania là "một thiên thần" và "một học sinh rất giỏi".Bà Melania vẫn gắn bó với quê hương trong nhiều năm qua, quyên góp 25.000 USD cho một trung tâm y tế ở đó. Bà đã quyên góp sau đám cưới của mình vào năm 2005, tờ New York Times đưa tin.Nghệ sĩ người Mỹ Brad Downey đã đặt mua một bức tượng bà Melania từ "nhà điêu khắc cưa máy nghiệp dư" người Slovenia Ales "Maxi" Zupevc, được dựng lên trên một cánh đồng bên ngoài Sevnica vào tháng 7 năm 2019.Bức tượng bằng gỗ, được mô phỏng theo chiếc váy lễ nhậm chức Ralph Lauren màu xanh của đệ nhất phu nhân.Một bức tượng bằng đồng đã thay thế bức tượng bằng gỗ ban đầu vào tháng 9 năm 2020 sau khi nó bị phá hoại và đốt cháy vào tháng 7 năm đó.Một tấm bảng tại địa điểm cho biết bức tượng đồng mới "được dành để tưởng nhớ vĩnh viễn về tượng đài Melania đã đứng ở vị trí này từ năm 2019 - 2020".
Những người giữ đình xứ Đoài: Dân anh - dân em và chuyện thánh đình Chàng
Ngày 26.1, Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức chương trình lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà cho 214 hộ gia đình công nhân, người lao động. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã thăm hỏi, tặng quà động viên người lao động. Mỗi phần quà trị giá 1,3 triệu đồng (tiền mặt 1 triệu đồng và quà trị giá 300.000 đồng).Chăm lo tết, Tháng công nhân và kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là 1 trong 3 đợt công tác cao điểm hằng năm của Công đoàn Việt Nam. Nhiều năm qua, Công đoàn TP.HCM đã duy trì các hoạt động chăm lo tết ngày càng thiết thực, hiệu quả, mở rộng đối tượng thụ hưởng. Đó là hoạt động tiễn công nhân về quê ăn tết với "Tấm vé nghĩa tình", "Chuyến xe, chuyến tàu, chuyến bay mùa xuân", "Chuyến tàu Công đoàn"; hoạt động vui "Tết sum vầy", "Phiên chợ công nhân", "Gia đình công nhân, lao động vui tết cùng thành phố", "Vui tết cùng khu nhà trọ", "Tết cho em" dành cho con công nhân, lao động…Sau chương trình tặng quà của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, 214 gia đình công nhân, người lao động với hơn 400 thành viên di chuyển ra các xe khởi hành từ TP.HCM về quê đón tết cùng gia đình. Chương trình Chuyến xe mùa xuân 2025 với chủ đề "Giúp nhau về nhà - để tết này, ai cũng có tết nguyên nhà" do Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp Báo Người Lao động và Công ty cổ phần ZION tổ chức.10 chuyến xe chở theo yêu thương, là nghĩa tình của Công đoàn TP.HCM dành tặng các anh chị công nhân lao động xa quê vào TP.HCM lập nghiệp. Các chuyến xe đưa người lao động về các tỉnh, thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TP.Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.Tại chương trình, anh Nguyễn Văn Ngọ (46 tuổi, quê Quảng Ngãi) chia sẻ: "Tôi làm công nhân ở Bình Dương, 3 năm rồi chưa về quê. Mỗi lần tết tới cũng có ra bến xe hỏi thăm tìm mua vé về nhưng giá vé cao hơn ngày thường khoảng 2 lần (1 triệu đồng/vé), rồi hết vé liên tục nên tôi không mua được. Nay được tham gia chương trình chuyến xe mùa xuân của Liên đoàn Lao động TP.HCM để về quê, tôi rất mừng, tiết kiệm được tiền vé để dành mua quà cho gia đình".Bên cạnh được tài trợ vé xe, 214 gia đình công nhân tham dự chương trình còn được Liên đoàn Lao động TP.HCM và Công ty cổ phần Zion tặng quà và lì xì.