Trung Quốc thúc đẩy triển khai chiến đấu cơ tàng hình cho tàu sân bay
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnIsrael xác nhận phó chỉ huy quân sự của Hamas thiệt mạng
Đáng chú ý, trong đơn, chị Đào cũng phản ánh việc một học sinh rủ rê hơn 20 bạn khác đánh hội đồng N. từ đầu đến chân và cả vị trí nhạy cảm trên cơ thể. Thậm chí sử dụng thanh inox để đánh N. Trong đơn, chị Đào cũng liệt kê tên của 23 học sinh lớp 4/4 tham gia đánh N.
Tiêu thụ điện đạt kỷ lục mới, gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày
Ngày 4.1, Công an xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết vừa phối hợp Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân mời làm việc và buộc viết cam kết không tái phạm đối với ông N.N.Q (44 tuổi, ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn) do liên quan đến hành vi mê tín dị đoan và chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh trái pháp luật.Tại buổi làm việc, lực lượng chức năng đã phân tích, làm rõ hành vi vi phạm của ông Q. và tuyên truyền những hậu quả tiêu cực từ mê tín dị đoan, không chỉ đối với cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Ông Q. thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời viết bản cam kết không tái phạm dưới sự giám sát của Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân.Trước đó, qua phản ánh từ người dân, ngày 28.12.2024, Công an H.Trà Ôn phối hợp Công an xã Vĩnh Xuân tiến hành kiểm tra tại nhà của ông Q., phát hiện tổng cộng 16 cây dao tự chế, 1 gậy bóng chày dùng để phục vụ hoạt động mê tín dị đoan, trị bệnh tâm linh... Cơ quan chức năng xác định ông Q. có hành vi lợi dụng yếu tố tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; đồng thời tiến hành chữa bệnh bằng các phương pháp không được cơ quan chức năng công nhận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự tại địa phương. Sau buổi làm việc, ông Q. đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số vũ khí, dao tự chế trên.
Viện Nghiên cứu thanh niên (T.Ư Đoàn) vừa có báo cáo điều tra thường niên về thanh thiếu niên Việt Nam năm 2024, nhằm đánh giá tình hình thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, xác định nhu cầu, nguyện vọng của thanh thiếu niên hiện nay.Số thanh thiếu niên được khảo sát gồm 800 người, ở độ tuổi 16 - 30, bao gồm nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, công nhân, nông dân sinh sống ở cả thành thị và nông thôn.Kết quả khảo sát cho thấy, có 53% thanh niên được hỏi có ý định khởi nghiệp, trong đó trên 1/2 thanh niên mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng (68%); công nghệ thông tin (58,6%) và kinh tế số, doanh dịch vụ, cửa hàng, bán hàng qua mạng internet (56,9%). Đây cũng chính là những xu hướng việc làm nổi trội trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là giai đoạn trong và sau dịch Covid-19.Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp chế biến (tỷ lệ này lần lượt là 46,8% và 43,5%).Khi được hỏi về khó khăn khi khởi nghiệp, thanh niên đã nêu 3 khó khăn lớn nhất, đó là: tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng, bị người thân phản đối và khả năng quản lý tài chính yếu.Trong đó, tỷ lệ thanh niên cho rằng bị người thân phản đối lên tới 60,5%. Một số khó khăn khác cũng có trên 1/2 thanh niên tham gia khảo sát lựa chọn gồm: phải từ bỏ công việc, sự nghiệp hiện tại (52%) và thiếu vốn đầu tư (51,1%).Báo cáo đã đưa ra nhận định, để thực hiện và triển khai dự án khởi nghiệp của mình, bên cạnh sự nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tuổi trẻ, thanh niên cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rủi ro, xuất phát từ cả những yếu tố khách quan và chủ quan từ chính bản thân thanh niên.Kết quả khảo sát cho thấy, có gần 3/4 thanh niên được hỏi (72%) có dự định và mong muốn khởi nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thực hiện kế hoạch của mình. Điều này phản ánh tinh thần trách nhiệm của thanh niên trước những quyết định quan trọng của mình; trên cơ sở có sự phân tích, đánh giá những cơ hội, rủi ro, thách thức, cũng như những yếu tố mang tính thời cuộc cả trong nước, khu vực và thế giới.Báo cáo đã khảo sát về những khó khăn của thanh niên mới ra trường trong tìm kiếm việc làm. Kết quả cho thấy, lực lượng lao động trẻ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi đã, đang và sẽ chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động.5 khó khăn mà thanh niên mới ra trường phải đối mặt được các lựa chọn trong khảo sát gồm: thiếu thông tin dự báo về việc làm trong tương lai (64,4%); thiếu kỹ năng nghề nghiệp (63,6%); thiếu vốn (63%); thiếu sự tư vấn về nghề nghiệp, việc làm (62,1%) và kinh nghiệm công việc chưa đáp ứng yêu cầu (61,5%).Bên cạnh đó, 58,1% thanh niên cho rằng thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ; 36,5% cho rằng thiếu thông tin từ nhà tuyển dụng và 20,9% cho rằng không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Bách Kiếm Dạ Hành - Game mobile tiên kiếm hiệp chuẩn bị ra mắt
Khác với bóng đá nam vốn chật vật tìm kiếm sự khẳng định ở sân chơi SEA Games trong suốt nhiều năm, đội tuyển nữ Việt Nam lại "no nê" vinh quang với 8 HCV, trong đó có 4 HCV liên tục từ SEA Games 29 đến nay.Các học trò của HLV Mai Đức Chung duy trì vị thế thống trị nhờ tổng hòa nhiều yếu tố: chất lượng đội hình đồng đều qua nhiều thế hệ với chiến lược tiếp nối hợp lý, lối chơi ổn định nhờ phương pháp huấn luyện phù hợp, cùng kinh nghiệm đối phó với biến động và nghịch cảnh ở đấu trường Đông Nam Á.Điều này được chứng minh ở thành tích ổn định của Huỳnh Như cùng đồng đội trong 8 năm qua. Tính từ SEA Games 29 (năm 2017) đến kỳ SEA Games gần nhất (năm 2023), đội tuyển nữ Việt Nam chỉ thua duy nhất 1 trong 12 trận đã đấu, đồng thời thắng tới 5 trong số 6 trận bán kết và chung kết gần nhất trong 90 phút (chỉ có trận chung kết SEA Games 30 với Thái Lan là bị kéo vào hiệp phụ).Việc duy trì thành tích ổn định ở SEA Games giúp đội tuyển nữ Việt Nam có nền tảng tinh thần tốt, giúp các cầu thủ hướng tới những bệ phóng lớn hơn. Học trò HLV Mai Đức Chung đã quen chuyện "năng nhặt chặt bị", gom góp niềm tin và sức bật từ những sân chơi nhỏ để bước dần đến đấu trường lớn hơn. Từ vinh quang ở SEA Games, toàn đội đã tiến ra châu Á, rồi giành quyền dự sân chơi thế giới theo một lộ trình lớp lang, bài bản hơn nhiều so với các kình địch trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Myanmar.Câu hỏi đặt ra là: đội tuyển nữ Việt Nam đã dự World Cup, vậy chúng ta còn cần SEA Games? Câu trả lời là vẫn cần. Bởi ở môn bóng đá nữ, khi số trận đấu và giải đấu (cả trong nước lẫn quốc tế) ít hơn nhiều so với bóng đá nam, mọi giải đấu đều rất quan trọng để thôi thúc cầu thủ tiến bộ.Sau năm 2024 trầm lắng vì không có giải đấu quốc tế nào, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ bận rộn hơn trong năm nay với SEA Games 33, AFF Cup 2025 cùng vòng loại Asian Cup 2026. Guồng vận động này là cơ hội để thầy trò HLV Mai Đức Chung tái cấu trúc đội hình, từng bước đôn lứa trẻ lên thế chỗ đàn chị để nhào nặn nên thế hệ mới.Và như đã nói ở trên, mọi giải đấu đều có giá trị với đội tuyển nữ Việt Nam cả trên khía cạnh vinh quang, kinh tế lẫn vốn kinh nghiệm để một lần nữa tiến ra "biển lớn" châu Á và thế giới.Khoảnh khắc Sarina Bolden bật cao đánh đầu ghi bàn giúp đội tuyển nữ Philippines hạ chủ nhà New Zealand tại World Cup 2023 (mang về chiến thắng đầu tiên trong lần đầu dự World Cup của nữ The Azkals), người Philippines đã hưởng trái ngọt của chính sách nhập tịch.Đội tuyển nữ Philippines từng bị kìm kẹp dưới "kiềng ba chân" Việt Nam, Thái Lan và Myanmar trong gần hai thập kỷ, cho đến khi liên đoàn bóng đá nước này đưa ra quyết định táo bạo: nhập tịch cầu thủ.Quan điểm rất rõ ràng, là thay vì tự đào tạo cầu thủ trong nước, Philippines sẽ tận dụng nguồn cầu thủ Phi kiều (có bố hoặc mẹ là người Philippines) hiện thi đấu ở Mỹ và châu Âu. Đồng nghĩa, Philippines "nhờ" các nền bóng đá phát triển phát hiện và đào tạo hộ ngọc quý, rồi gọi về để sử dụng ở cấp độ đội tuyển.8 năm qua, đội tuyển nữ Philippines bay cao trên đôi cánh nhập tịch. "The Azkals" vô địch AFF Cup 2019 nhờ thắng đậm Thái Lan và Việt Nam, lọt vào bán kết Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 rồi giành 1 chiến thắng ở vòng bảng. Đó là đẳng cấp cao nhất bóng đá nữ Đông Nam Á từng chạm đến. Tại World Cup 2023, 18 trong số 25 cầu thủ nữ Philippines mang nửa dòng máu Mỹ hoặc châu Âu. Đây là "vũ khí" Philippines dự kiến mang tới SEA Games 33, vốn là đấu trường duy nhất còn lại đội bóng này chưa chạm đến.Nhưng, không chỉ có Philippines, các đội nữ khác như Indonesia, Campuchia bắt đầu chạm đến "suối nguồn" nhập tịch. Indonesia bước đầu gọi về những cầu thủ gốc Hà Lan với thể hình và sức bật ấn tượng, tương tự là Campuchia với ít nhất 3, 4 cầu thủ nhập tịch ở AFF Cup nữ 2024. Với những "cây sào" đến từ châu Âu, những đội Đông Nam Á đang hy vọng gia cố sức mạnh để hướng tới World Cup. SEA Games sẽ là điểm khởi đầu của giấc mơ ấy.Cũng đừng quên đội tuyển nữ Thái Lan trong vai chủ nhà. "Voi chiến" đã tận dụng SEA Games 31, 32 để thử nghiệm lứa cầu thủ trẻ. Cuối năm nay là thời điểm lứa mới của Thái Lan chín muồi. Cùng chờ xem, đội tuyển nữ Việt Nam có vượt qua từng ấy khó khăn để giữ được ngôi hậu Đông Nam Á hay không!Nói về chuyện đội tuyển nữ Việt Nam có thể dùng cầu thủ Việt kiều, HLV Mai Đức Chung chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Tôi hy vọng các cầu thủ Việt kiều tài năng có thể cống hiến cho đội tuyển. Nếu có họ, đội sẽ mạnh hơn, chất lượng và giàu tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, họ cần phải có quốc tịch Việt Nam trước đã. Khi các cầu thủ Việt kiều đã có quốc tịch, tôi sẽ gọi họ lên đội để thử chân".Bóng đá nữ Việt Nam từng có trường hợp cầu thủ Việt kiều về nước thử thách, đó là bộ đôi chị em Chelsea Lê và Kyah Lê cách đây 5 năm. Cả hai có những buổi đá tập cùng U.20 Việt Nam. Phóng viên Báo Thanh Niên đã ghi lại một số khoảnh khắc thi đấu của hai chị em để gửi HLV Mai Đức Chung. Đáp lại, ông Chung khẳng định cả hai có tố chất, năng lực và hy vọng gia đình tạo điều kiện cho cả hai về nước thi đấu. Dù vậy sau đó do ưu tiên việc học, nên Chelsea Lê và Kyah Lê đều đã lỡ hẹn.