Thua đau ở tứ kết, cánh cửa đến World Cup của Việt Nam chưa đóng lại, tại sao?
Các bác sĩ cho biết, duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.Messi gây lo lắng trước Copa America
Ban Tổ chức cùng lãnh đạo chính quyền ghé thăm khu vực giới thiệu các dự án của Masterise Homes, cũng là nơi nghỉ ngơi của VĐV tại giải
Tung tin ‘6 ca dương tính trong đoàn đi tiêm’ bị phạt 5 triệu đồng
Sáng 25.2, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ký văn bản số 1797/ UBND-GT yêu cầu Sở GTVT và các ban ngành liên quan rà soát xử lý các tồn tại bất cập trong tổ chức giao thông đường bộ.Cụ thể giao Sở GTVT(nay là Sở Xây dụng) chủ trì, phối hợp Công an tinh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 và UBND H.Đơn Dương khẩn trương kiểm tra, đánh giá việc lắp đặt biển báo cấm đậu xe ngày chẵn trên QL27, đoạn qua xã Lạc Lâm, H.Đơn Dương như thông tin phản ánh của báo chí, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 27.2.2025.Đồng thời, phối hợp với các sở, ban ngành nêu trên và UBND các huyện, TP khẩn trương thực hiện rà soát, giải quyết những bất cập trong hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, cấp phép, bố trí các điểm dừng, đỗ, trông giữ xe.. gây xung đột giao thông trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10.3.2025.Như Thanh Niên đã thông tin, đoạn QL27 đi qua xã Lạc Lâm (Đơn Dương), dài khoảng 1km từ UBND xã Lạc Lâm đến nhà thờ giáo xứ Lạc Lâm nhưng có tới 23 biển cấm đậu xe ngày chẵn. Sau khi báo chí phản ánh, chiều 23.2, ông Nguyễn Đình Tịnh, Phó chủ tịch UBND H.Đơn Dương cho biết đã mời các ban ngành liên quan họp, đi đến thống nhất không thể tháo bảng cấm đậu xe ngày chẵn dọc QL27. Ông Tịnh giải thích với PV, việc lắp đặt các biển báo trên tuyến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm được thực hiện theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ GTVT tải ban hành.Thế nhưng, bất ngờ sáng 24.2, đội ngũ công nhân đến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, (Đơn Dương), lần lượt tháo gỡ "rừng" biển cấm đậu xe ngày chẵn, khiến người dân sống 2 bên đường bất ngờ.Được biết, trước đó bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương có gọi điện trao đổi với ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GTVT Lâm Đồng và xin ý kiến tư vấn xung quanh dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn gây phản cảm ở xã Lạc Lâm đang được dư luận quan tâm.Ông Gia cho biết việc cắm dãy biển báo cấm đậu xe ở xã Lạc Lâm không sai, nhưng nhìn khá kỳ quặc, lóa mắt, phản cảm. Chỉ nên đặt biển cấm trước ngã ba rẽ vào những hẻm lớn, những hẻm nhỏ không nhất thiết phải cắm bảng hoặc vài trăm mét cắm 1 biển để nhắc người tham gia giao thông.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Những cái 'nhất' đáng buồn của mầm non
Tờ The Straits Times ngày 5.1 đưa tin nhiều thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, từ Canon đến Meiji, đang cảnh báo người tiêu dùng trong và ngoài nước cần cảnh giác về hàng giả, giữa tình trạng gia tăng hàng giả mạo được quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các nền tảng thương mại điện tử lớn.Những mặt hàng này thường được quảng bá thông qua các quảng cáo giả mạo trên mạng xã hội, chào hàng với mức giá quá hời hoặc các đợt giảm giá có thời hạn, kèm đường dẫn đến một trang web giả mạo khi người mua nhấp vào. Ngoài ra, một số thương gia đã lợi dụng sự kiểm tra lỏng lẻo của các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng giả.Các công ty cho biết nếu mức giá tỏ ra quá tốt thì có thể là hàng giả, với nhiều cảnh báo về những rủi ro sức khỏe khi sử dụng hoặc tiêu thụ các sản phẩm giả.Hàng giả vốn là một vấn đề tồn tại lâu nay, nhưng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vấn đề này lan rộng đến mức hàng giả Nhật đã xuất hiện ở nhiều thị trường khác ở châu Á.Omron, nhà sản xuất thiết bị theo dõi sức khỏe như máy đo huyết áp, là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Công ty này đã bị nêu tên, cùng với thương hiệu tai nghe Ambie, trong một thông tư vào tháng 8.2024 của Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Nhật Bản, sau một loạt khiếu nại từ những người tiêu dùng trong nước đã vô tình mua phải hàng giả.Những người tiêu dùng này đã mua phải hàng giả với mức giảm giá cực lớn, bị lừa bởi việc sử dụng logo thương hiệu chính thức để tin rằng sản phẩm là hàng chính hãng. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã mua hàng từ các trang web không liên kết với Omron.Một phát ngôn viên của Omron cho biết hàng giả cũng xuất hiện ở nước ngoài và công ty nhận được khoảng 150 khiếu nại hằng tháng, trong đó thị trường Philippines bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. "Mỗi máy đo huyết áp thật của Omron bán trên các trang thương mại điện tử ở Philippines tương ứng với 1,23 máy giả được bán. Điều này có nghĩa là hàng giả còn nhiều hơn hàng thật", theo phát ngôn viên trên. Phát ngôn viên này cho biết nhiều thị trường khác ở Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng.Vào tháng 9.2024, nhà sản xuất đồ dùng gia đình Lixil tuyên chiến với hàng giả là các máy lọc nước, khi tuyên bố sẽ kiện bất cứ bên nào vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này diễn ra sau nhiều lần cảnh báo không ngăn chặn được tình trạng hàng giả tràn lan. Theo như Lixil tuyên bố, hàng giả "không chỉ phản bội kỳ vọng và lòng tin của khách hàng vào sản phẩm mà còn có khả năng gây mất an toàn".Canon đã có hành động pháp lý tại Mỹ khi đệ đơn kiện vi phạm nhãn hiệu tại Washington vào ngày 3.12.2024 đối với 18 nhà bán lẻ bị cáo buộc bán hộp mực máy in giả thương hiệu Canon.Nhà sản xuất dụng cụ thể thao Yonex cho biết cách hàng giả ngày càng tinh vi và "khó phân biệt với hàng chính hãng chỉ qua vẻ bề ngoài"."Nhưng chúng không chỉ khác về thông số kỹ thuật và hiệu suất so với hàng chính hãng mà còn kém hơn về chất lượng và độ an toàn, gây ra nguy cơ thương tích hoặc tai nạn", Yonex cho biết trong một lời khuyên dành cho người tiêu dùng, đồng thời nói thêm rằng họ khuyến nghị nên mua hàng từ các nhà bán lẻ đáng tin cậy.Meiji, công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và các sản phẩm khác, cho biết vào tháng 9.2024 rằng họ đang tăng cường nỗ lực bảo vệ nhãn hiệu của công ty đối với món sô cô la nổi tiếng Kinoko no Yama, được làm theo hình dạng những cây nấm nhỏ và có bán ở nước ngoài."Nếu không thực hiện các quyền lợi, chúng tôi sẽ không thể duy trì giá trị thương hiệu của mình", một đại diện của Meiji cho biết.Khi mọi biện pháp trên đều thất bại, chính quyền hy vọng người tiêu dùng cảnh giác hơn. "Những kẻ làm hàng giả không có đạo đức. Nếu nghĩ rằng có thể kiếm được tiền, họ sẽ không ngần ngại bán thông tin cá nhân quan trọng của bạn. Tên, địa chỉ, số điện thoại và số thẻ của bạn có thể bị sử dụng sai mục đích", Văn phòng Sáng chế Nhật Bản cảnh báo.