Đà Nẵng: Xử lý người đăng clip đánh nữ sinh chưa đúng sự thật
Ngày 25.2, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu Việt Nam) phát thông báo về trận động đất vừa xảy ra sáng cùng ngày trên địa bàn huyện vùng cao Nam Trà My.Trận động đất xảy ra lúc 10 giờ 56 phút 15 giây ngày 25.2 tại vị trí tọa độ 15,219 độ vĩ bắc - 108,08 độ kinh đông, thuộc địa phận huyện vùng cao Nam Trà My, cường độ 3,5 độ Richter,.Độ sâu chấn tiêu trận động đất này khoảng 8,2 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.Điều đáng nói, tính từ ngày 18.2 đến sáng 25.2, chỉ riêng tại địa bàn huyện vùng cao Nam Trà My, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã ghi nhận 7 trận động đất có cường độ từ 3 - 3,5 độ Richter, gây rung chấn mạnh.Hiện chính quyền H.Nam Trà My chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản do những trận động đất này gây ra.Kỳ thú tháng 3: Xuất hiện xuân phân, ngày và đêm gần bằng nhau khắp thế giới
Những ngày qua, đoạn clip cô gái hát Cô đôi thượng ngàn được lan truyền trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm của nhiều người. Được biết đây là màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh trên sân khấu đêm công diễn 5 của Chị đẹp đạp gió. Theo ghi nhận, đến 13.1, ca khúc đã nhận về hơn 300.000 lượt xem, đứng thứ 7 top trending trên nền tảng YouTube hạng mục âm nhạc. Đây được xem là thành công của Kiều Anh khi mang những yếu tố đậm tính truyền thống lên sân khấu để lan tỏa đến người trẻ. Nguyễn Kiều Anh sinh năm 1994, tại Hà Nội. Cô là thế hệ thứ 7 trong gia đình có truyền thống về ca trù. Ngay từ nhỏ, “chị đẹp” đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, từng tham gia Vietnam Got Talent 2012, Giọng hát Việt 2015…Nguyễn Kiều Anh chia sẻ đây là lần thứ 3 hóa thân thành Cô đôi thượng ngàn trên sân khấu. Khi nhận được thử thách tại Chị đẹp đạp gió, người đẹp đã đặt quyết tâm mang văn hóa truyền thống đến giới trẻ. Từ mục tiêu đó, giọng ca 9X “chơi lớn”, nhờ nhạc sĩ Hồ Hoài Anh viết thêm một ca khúc mới là Phong nữ để kết hợp cùng Cô đôi thượng ngàn, mang đến màu sắc trẻ trung nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng. Kiều Anh còn chứng tỏ sự đa tài của mình khi trổ tài đánh trống, múa mồi, chơi đàn nguyệt… trên sân khấu. Chia sẻ về tiết mục này, Nguyễn Kiều Anh cho biết cô đã có một quãng thời gian thử thách nhớ đời, vì phần khai triển ý tưởng có quá nhiều điều mới mẻ. Cô từng trăn trở không biết liệu rằng có an toàn khi mang quá nhiều thứ vào một tiết mục 6 phút trong khi thời gian chuẩn bị chỉ có hơn 10 ngày. Từ việc đặt sáng tác mới, muốn bản phối điện tử cho tiết mục có yếu tố dân gian, chơi đàn nguyệt, múa mồi, đánh trống, hát chầu văn… đòi hỏi sự tập trung cao. Tuy nhiên, chị đẹp 31 tuổi vẫn đặt quyết tâm “đã làm thì cho tới nơi tới chốn”. Màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh nhận nhiều lời khen từ các nghệ sĩ. Mỹ Linh nói đây không thể coi là một tiết mục đi thi, mà trở thành một bữa tiệc đàn em chiêu đãi khán giả. Trong khi đó, Thu Phương nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng đàn em tại Giọng hát Việt 2015. Thời điểm đó, ca sĩ Chưa bao giờ đã khẳng định giọng hát của ca nương không phải để mang đi thi mà “vốn đã là nghệ sĩ từ lâu rồi”. Sau khi tiết mục gây sốt, Nguyễn Kiều Anh cảm thấy trân trọng và tự hào khi được gọi với danh xưng “ca nương”. Cô cảm thấy hạnh phúc vì thời gian gần đây khán giả ngày càng thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống. “Sinh ra từ cái nôi dân gian, đây không chỉ là ước mơ của tôi, mà còn là giấc mơ của rất nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã và đang cần mẫn gìn giữ các giá trị văn hóa tưởng chừng như có những thời điểm đã mai một”, người đẹp bộc bạch. Nguyễn Kiều Anh tin rằng “giới trẻ bây giờ rất ý thức về tình yêu nước” và “tình yêu nước sẽ lan tỏa sang tình yêu văn hóa nguồn cội”. Người đẹp cũng tự hào khi các nghệ sĩ giải trí khai thác tốt chất liệu dân gian để đưa vào tác phẩm. “Họ khiến khán giả không chỉ ủng hộ tiết mục vì tình yêu dân tộc và còn vì khán giả thấy tác phẩm hay thật sự”, cô nói. Nguyễn Kiều Anh cảm thấy may mắn khi những yếu tố văn hóa truyền thống được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là qua các chương trình truyền hình như Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió. Là một người sinh ra và lớn lên với những làn điệu dân gian, người đẹp cũng mong muốn được góp một chút sức nhỏ vào việc đưa văn hóa Việt đến gần hơn với tệp khán giả trẻ qua những sản phẩm như thế.
Người phụ nữ 'không tuổi' của buôn làng
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều công nhân tranh thủ mua sắm để đón tết cùng người thân. Vì điều kiện khó khăn, không ít người đành chấp nhận đón tết ở phòng trọ. Được Liên đoàn Lao động TP.HCM hỗ trợ mua sắm tại "Ngày hội công nhân – phiên chợ Nghĩa tình", nhiều người chọn mua những món đồ thiết thực để cùng người thân ăn tết hoặc gửi về quê biếu ông bà, cha mẹ.Chị N.T.N.D (30 tuổi) chọn mua bánh trái, mứt tết về quê biếu người thân sau một năm làm việc. Người phụ nữ quê ở Sóc Trăng lên TP.HCM làm công nhân 11 năm nhưng 2 năm nay không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. Những mặt hàng chị ưu tiên mua trong dịp tết này là dầu ăn, nước mắm, bột giặt…"Năm nay công ty kinh doanh khó khăn nên không có thưởng tết. Dù hụt hẫng nhưng tôi chấp nhận chung tay với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm ngoái tôi vẫn có tiền thưởng tết, giờ đành chi tiêu tiết kiệm hy vọng sang năm công ty sẽ khởi sắc để công nhân có thêm khoản tiền cuối năm", người phụ nữ bày tỏ.Chị D. chia sẻ, sau dịch Covid-19, thói quen thắt chặt chi tiêu được áp dụng. Những năm trước, chị đều về quê đón tết cùng gia đình nhưng năm nay điều đó tạm gác lại. "Năm nay tôi không thể lì xì ba mẹ bằng tiền nhưng vẫn có những phần quà bánh động viên tinh thần họ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều mà những người con xa xứ nên thực hiện. Tôi may mắn được tham gia mua sắm tại phiên chợ Nghĩa tình, hàng hóa ở đây rẻ hơn khoảng 10-15%. Các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết đều có đầy đủ", nữ công nhân nói. Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi) cho biết, trước đây chị làm công nhân cho một công ty trên địa bàn TP.Thủ Đức. Sau khi sinh con thứ hai, chị ở nhà chăm con, nhận hàng về may tại nhà. Mức thu nhập của chị phụ thuộc vào đơn hàng, không có thưởng tết vì nhận việc qua trung gian. "Trước đây nếu làm ở công ty sẽ có thưởng tết nhưng hiện tôi chỉ trông chờ vào lượng đơn hàng bản thân làm được. Tết năm nay tôi không mua sắm những thứ đắt đỏ hay quần áo mới, chỉ mua những mặt hàng cần thiết như gia vị, bánh kẹo…", chị Hồng nói. Dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo… cũng là những mặt hàng được chị Nguyễn Thị Quắn (30 tuổi, quê ở Cà Mau) ưu tiên lựa chọn vào dịp tết này. Những món hàng mua được từ phiên chợ Nghĩa tình, chị mang về phòng trọ, cùng chồng và con trai học lớp 3 đón Tết Nguyên đán 2025. Chị Quắn là nguồn thu nhập chính của gia đình vì chồng bị mất việc cách đây không lâu. Mức lương công nhân khoảng 7 triệu đồng chỉ đủ trả tiền phòng trọ, ăn uống và lo cho con ăn học. "Ngoài mua sắm những mặt hàng cần thiết, tôi cân nhắc chi tiêu để dành một số tiền nhà gửi về quê biếu ba mẹ. Chủ trọ cũng hỗ trợ, tặng những phần quà nhỏ để cả gia đình cùng ăn tết. Tôi chỉ làm mâm cơm nhỏ, chuẩn bị dĩa bánh mứt đặt lên bàn thờ cầu sức khỏe, may mắn đến người thân", người phụ nữ chia sẻ. Công ty chị thưởng tết tùy thuộc vào năng lực, thâm niên và tinh thần làm việc. Chị tự dặn không được chi tiêu phung phí, để dành tiền trang trải vào đầu năm mới. "Kinh tế eo hẹp, tôi không về quê ăn tết được nhưng trong thâm tâm luôn mong ba mẹ an khang thịnh vượng, có nhiều sức khỏe. Năm sau thu nhập ổn hơn, nhất định tôi sẽ về quê đón tết cùng gia đình. Dù ở thành phố công việc có lúc bấp bênh nhưng tôi vẫn bám trụ để kiếm tiền, khi nào khó khăn quá mới tính chuyện về quê lập nghiệp", chị Quắn trải lòng. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tín (37 tuổi) cùng làm công nhân vệ sinh môi trường tại Q.1. Dịp tết này, anh trực từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 4 tết. Những ngày tết, lượng rác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng nhiều lần nên những công nhân như anh rất vất vả. Gắn bó với nghề 4 năm và cũng chừng đó thời gian anh đón giao thừa ở ngoài đường. Tham gia phiên chợ Nghĩa tình, anh mua gạo, dầu ăn, bánh mứt… cả nhà đón tết ở phòng trọ. "Tôi được Liên đoàn Lao động TP.HCM tặng 1 triệu đồng nên mua những đồ dùng thiết thực nhất. Tuy nhiên, cả năm được mấy ngày tết nên cũng mua lố chút xíu, mua ít sợ không đủ. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm bánh tét, thịt cá… vì đó là những món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình vào dịp tết", anh Tín bày tỏ.
Ở mùa thứ 2 đăng cai vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, SVĐ ĐH Nha Trang đã sẵn sàng cho những tranh tài sôi nổi, hấp dẫn phía trước. Dịp này, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với TS.Trần Doãn Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nha Trang xung quanh công tác tổ chức cho giải đấu.* Qua tổ chức rất thành công vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên lần trước tại sân vận động Trường ĐH Nha Trang, ông có thể đưa ra một vài nhận định về quy mô của mùa giải 2025?TS.Trần Doãn Hùng: Nối tiếp thành công rực rỡ từ mùa giải trước - Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần II năm 2024 – cúp THACO khu vực Nam Trung bộ -Tây nguyên, được tổ chức tại Trường ĐH Nha Trang đã để lại dấu ấn rất sâu sắc không chỉ đối với các đội bóng tham gia mà còn với các cổ động viên, khán giả tham gia cổ vũ trực tiếp, cũng như khán giả tham gia theo dõi trên các nền tảng trực tuyến của Ban tổ chức. Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi tiếp tục được tín nhiệm làm đơn vị đăng cai vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên trong mùa giải lần III - 2025.Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần II – 2024 cúp THACO đã thu hút 64 trường đại học, cao đẳng, học viện trong cả nước đăng ký tham gia. Mùa giải năm nay số lượng các trường đại, học cao đẳng đại học tham gia đã tăng lên 66. Điều này cũng minh chứng sức hút, chất lượng của giải đấu. Giải đấu năm nay đã có sự nâng tầm đáng kể về công tác tổ chức. Giải đấu năm 2025 nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đi kèm với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn và sự điều hành của đội ngũ trọng tài chuyên nghiệp. Chúng tôi tin tưởng rằng, mùa giải năm nay sẽ mang đến những trận đấu bùng nổ hơn, thu hút hơn sự quan tâm không chỉ từ đông đảo sinh viên mà còn từ người hâm mộ bóng đá ở các khu vực.Hơn cả một giải đấu, đây còn là sân chơi bổ ích và chuyên nghiệp, nơi tiếp lửa cho phong trào bóng đá học đường, đồng thời lan tỏa tinh thần thể thao và kết nối mạnh mẽ trong cộng đồng sinh viên. Mùa giải 2025 hứa hẹn sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của bóng đá sinh viên Việt Nam trên bản đồ thể thao quốc gia.* Ở mùa thứ 2 đăng cai vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, ông cho biết đến nay công tác chuẩn bị của Trường ĐH Nha Trang cho giải đấu như thế nào?TS.Trần Doãn Hùng: Là đơn vị đăng cai vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, Trường ĐH Nha Trang đã tích cực phối hợp với Ban tổ chức để chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo cho thành công của giải đấu. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Báo Thanh Niên để triển khai các công tác tổ chức cần thiết, bao gồm hệ thống cơ sở vật chất như sân bóng, các phòng chức năng, vật dụng tập luyện… đã được nâng cấp, đáp ứng tiêu chuẩn của một giải đấu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó công tác an ninh trật tự, tình nguyện viên, tuyên truyền… cho giải đấu cũng được Nhà trường chú trọng, chuẩn bị chu đáo. Tính đến nay, công tác chuẩn bị cho giải đấu cơ bản đã hoàn thành.* Ngoài những đội bóng đã quen mặt từ mùa giải trước, giải đấu năm nay có nhiều nhân tố mới như Trường ĐH Thái Bình Dương, Trường ĐH Quy Nhơn, ông có đánh giá như thế nào về mặt bằng chung các đội tham gia vòng loại giải năm nay tại khu vực?TS.Trần Doãn Hùng: Vòng loại giải năm nay có 6 đội tham gia, trong đó những đội tham gia từ mùa giải trước, ngoài sự hiện diện của các các cầu thủ đã có kinh nghiệm còn có những cầu thủ mới được bổ sung. Qua theo dõi, các đội bóng đều có sự chuẩn bị kỹ càng, điều này cho thấy mặt bằng chung của các đội tham gia vòng loại năm nay là khá đồng đều. Điều này không chỉ gia tăng tính cạnh tranh mà còn mang lại nhiều kỳ vọng về chất lượng, những màn trình diễn hấp dẫn hơn. Đặc biệt, sự xuất hiện lần đầu tiên của Trường ĐH Thái Bình Dương và Trường ĐH Quy Nhơn đã làm phong phú thêm bức tranh chung của giải đấu.Mặc dù là những đội bóng mới tham gia, nhưng cả hai trường đều đã dành thời gian chuẩn bị một cách nghiêm túc, từ việc tuyển chọn lực lượng đến xây dựng chiến thuật, lựa chọn lối chơi... hy vọng, đây chính là yếu tố tiềm năng để tạo nên những bất ngờ thú vị tại vòng loại năm nay. Sự cân bằng giữa các đội cũ với kinh nghiệm "dày dặn" hơn và các đội mới mang tinh thần đột phá, bất ngờ hứa hẹn sẽ làm nên một vòng loại khu vực sôi động và đầy cảm xúc.*Ông có đặt niềm tin và kỳ vọng gì vào đội bóng của Trường ĐH Nha Trang?TS.Trần Doãn Hùng: Dựa trên kinh nghiệm từ mùa giải trước và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Nhà trường, đội bóng của Trường ĐH Nha Trang chúng tôi đã được chuẩn bị chu đáo từ khâu tuyển chọn cầu thủ đến huấn luyện, thi đấu làm quen trước mùa giải. Chúng tôi đã bổ sung thêm một số cầu thủ vừa mới được phát hiện, cũng như các cầu thủ từ sinh viên khóa 65 mới vào trường, trong số đó có một số cầu thủ đã từng tham gia tập luyện ở lứa U.17, U.19 Khánh Hòa. Điều này đã mang lại sức trẻ và sự mới mẻ cho đội. HLV và các cầu thủ đều có tinh thần quyết tâm cao để bước vào mùa giải.Tham gia mùa giải năm nay, mặc dù với kinh nghiệm là đội bóng lần thứ 2 tham gia, nhưng là đội chủ nhà, với sự chuẩn bị kỹ càng cùng tinh thần thi đấu quyết tâm, xây dựng lối chơi đẹp, tôi kỳ vọng đội bóng sẽ thể hiện được bản lĩnh, lọt vào trận chung kết và giành được tấm vé tham dự vòng tiếp theo tại TP.HCM. Đây không chỉ là mục tiêu về thành tích mà còn là cơ hội để các em tỏa sáng và khẳng định tài năng trên sân chơi lớn.* Xin cảm ơn ông!Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 Cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Ưu tiên mở tài khoản ngân hàng bằng phương tiện điện tử bằng CCCD gắn chip
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.