Sẽ có thêm nhiều Văn Hậu, Công Phượng...
Bên cạnh tình trạng sức khỏe của Nguyễn Xuân Son, việc chân sút nhập tịch khi nào sẽ có thể trở lại thi đấu cũng là đề tài nhận được sự quan tâm lớn từ đông đảo người hâm mộ bóng đá. Trả lời câu hỏi này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec cho biết: "Tính từ thời điểm phẫu thuật, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, cầu thủ có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Thời gian quay trở lại thi đấu không thể khẳng định trước mà sẽ phải xác định thông qua các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu ở các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để có thể trở lại thi đấu".Theo ThS Nguyễn Quyết Thắng - Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học thể thao, Vinmec, lộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng. "Trong 1 - 2 tuần đầu, mục tiêu kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ và phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng nếu có. Các giai đoạn tiếp theo hướng đến tăng cường sức mạnh, cải thiện tầm vận động, thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Sau 6 tháng tập luyện cường độ tối đa, nếu đạt tiêu chuẩn, Nguyễn Xuân Son sẽ được phép thi đấu trở lại", ông Thắng thông tin.Chưa hết, sau khi hồi phục và trở lại sân cỏ, việc cầu thủ từng dính chấn thương nặng có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước hay không là một chuyện khác. Về vấn đề này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec Times City đánh giá, mục tiêu điều trị cao nhất của Y học thể thao là giúp các vận động viên có thể lấy lại được phong độ như trước khi chấn thương. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp giữa các bên bao gồm: đội ngũ y tế, bản thân vận động viên và ban huấn luyện tại CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Về lý thuyết, với chấn thương dạng này, Xuân Son có đủ khả năng quay trở lại phong độ như trước. Tuy nhiên trên thực tế, việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác""Tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec, chúng tôi đã phẫu thuật cho rất nhiều VĐV đỉnh cao của bóng đá Việt Nam, đa phần đều là trụ cột của CLB và đội tuyển quốc gia, điển hình như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều thi đấu ở World Cup sau những chấn thương dây chằng rất nặng, Nguyễn Thị Vạn vô địch cúp quốc gia cũng sau chấn thương đứt dây chằng, Nguyễn Văn Toản bắt chính ở SEA Games sau phẫu thuật khớp vai 6 tháng, Lê Văn Xuân trở lại đội hình của CLB Hà Nội sau 1 năm... và còn rất nhiều trường hợp điều trị không phẫu thuật khác. Vì vậy chúng tôi tin rằng, trường hợp của Xuân Son cũng hoàn toàn có khả năng phục hồi một cách tốt nhất để trở lại cống hiến cho CLB và đội tuyển Việt Nam", ThS-BS Hồ Ngọc Minh nói thêm.ABBank tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp SME đẩy mạnh kinh doanh năm 2024
Ngày 17.2, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM thông tin về kỳ họp thứ 21 với trọng tâm là xem xét thông qua phương án sắp xếp bộ máy của chính quyền TP.HCM.Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra chiều 20.2, xem xét các tờ trình của UBND TP.HCM về tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc, và quy định về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị trên địa bàn.Bên cạnh đó, HĐND TP.HCM cũng xem xét điều chỉnh 2 nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.Thủ Đức.Kỳ họp này cũng xem xét thông qua chủ trương đầu tư các dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) lĩnh vực giao thông trên đường bộ hiện hữu; chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh trung học phổ thông; chế độ chính sách nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.Ngoài ra, các đại biểu HĐND TP.HCM cũng xem xét thông qua công tác nhân sự theo thẩm quyền.Theo phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ TP.HCM vừa trình, UBND TP.HCM dự kiến có 16 cơ quan chuyên môn gồm: Văn phòng UBND, Thanh tra, Sở Du lịch, Sở An toàn thực phẩm, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chánh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công thương.Công an TP.HCM dự kiến tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, lý lịch tư pháp, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và an toàn, an ninh thông tin mạng.Đối với cơ quan hành chính khác, UBND TP.HCM dự kiến còn 3 đơn vị gồm: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp.Riêng Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài và Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Sở Nội vụ đề xuất hợp nhất và giữ tên là Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, thống nhất công tác đối ngoại nhân dân và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
Làm đường kéo dài, gây khổ cho dân
Ngày 2.1, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đang điều tra vụ việc một phụ nữ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc làm online.Trước đó, từ ngày 6 - 7.4.2024, chị T.A.N (34 tuổi, trú tại TT.Lao Bảo, H.Hướng Hóa) được một chủ tài khoản Facebook có tên "Hương Lê” giới thiệu việc làm việc online, thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn trên một đường link.Chị N. được hướng dẫn chuyển tiền để nhận khoản tiền "hoa hồng", sau đó nhóm người hướng dẫn chị N. kết nối với các tài khoản Telegram để thực hiện nhiệm vụ.Khi hoàn thành những nhiệm vụ đầu tiên, chị N. được trích 148.000 đồng tiền "hoa hồng". Tuy nhiên, sau khi tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác, nhóm người hướng dẫn chị N. lấy lý do chị N. đã thực hiện sai các thao tác, điền sai số tài khoản ngân hàng nên đã yêu cầu thực hiện thêm 12 lần chuyển khoản để giải ngân toàn bộ số tiền mà chị đã chuyển trước đó. Tổng số tiền mà chị N. đã chuyển cho nhóm người này là 836 triệu đồng.Hiện tại, vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Trị tiếp tục điều tra, làm rõ.
Thông qua những hình ảnh thu thập được, công nghệ EyeSight sẽ nhận diện được nguy cơ xảy ra va chạm trong các tình huống giao thông thực tế. Sau đó, liên kết với hệ thống máy tính điện tử ECU để xử lý dữ liệu, đưa ra cảnh báo cũng như các giải pháp xử lý thông qua việc tác động lên hệ thống phanh, hoặc giảm bướm ga để hỗ trợ người lái, giảm thiểu nguy cơ va chạm.
Ứng dụng công nghệ số trong điều tiết xe buýt khi xảy ra ngập nước
Ban tổ chức cho biết, cuộc thi có chủ đề "50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng". Đối tượng dự thi là cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Quân đội (khuyến khích có sự tham gia của các đơn vị kết nghĩa). Mỗi tác giả, nhóm tác giả có thể dự thi nhiều bài thi.Hình thức thi viết: các tác giả (nhóm tác giả) phải trả lời đầy đủ, đúng thứ tự 10 câu hỏi của cuộc thi, trong đó có bài trình bày cảm nhận về chiến thắng lịch sử ngày 30.4.1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và trách nhiệm của cá nhân trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, quyết tâm "xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến, anh hùng". Bài dự thi chưa được công bố trên các báo, tạp chí và phương tiện thông tin đại chúng; tỷ lệ trùng lặp với các bài viết, tác phẩm đã được công bố không quá 20%. Ngoài bìa bài thi ghi rõ:"Bài dự thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025)"; thông tin tác giả (nhóm tác giả), gồm: họ và tên; tuổi, giới tính, dân tộc; cấp bậc (nếu là quân nhân); chức vụ (chính quyền, đoàn thể); tên cơ quan, đơn vị, địa phương; số điện thoại liên hệ. Ban tổ chức cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết cho người dự thi nghiên cứu, tham khảo trên Báo Quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và hệ thống báo chí của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ tháng 1.2025. Thời gian nhận hồ sơ dự thi cấp toàn quân từ 1.3 - 15.3.2025 (tính theo dấu bưu điện hoặc ngày trực tiếp nhận bàn giao hồ sơ).Các bài dự thi (bản in, mô hình) gửi về Bảo tàng Chiến thắng B52 (số 157, phố Đội Cấn, P.Đội Cấn, Q.Ba Đình, Hà Nội). Chi tiết liên hệ thượng úy Phạm Tuấn Hưng, cán bộ Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội, điện thoại: 0343491105. Công văn, danh sách và file word các bài dự thi gửi về Ban Thanh niên Quân đội (số 2 Lý Nam Đế, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) và địa chỉ mail: cuocthitimhieu50namgpmntndn@gmail.com. Cơ cấu giải thưởng: dự kiến tặng bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho 35 tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức, tham gia cuộc thi.Giải cá nhân: dự kiến 80 giải, gồm 10 giải A, 15 giải B, 25 giải C và 30 giải khuyến khích. Tặng giấy chứng nhận của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho mỗi tác phẩm đoạt giải và thưởng tiền kèm theo cho mỗi tác giả (nhóm tác giả) có tác phẩm đoạt giải: giải A 10 đồng, giải B 5 triệu đồng, giải C 3 triệu đồng, giải khuyến khích 2 triệu đồng. Ban tổ chức sẽ tổng kết, trao giải dự kiến vào cuối tháng 4 tới, tại Hà Nội.