Giá xăng dầu hôm nay 8.4.2024: Đà tăng bị đứt, dầu mất gần 2%
Khi ra mắt tại thị trường nước ngoài, thuật ngữ Building A Second Brain nhận được sự đón nhận từ nhiều độc giả, từ những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, đến các tổ chức liên quan đến kinh doanh, giáo dục, đều áp dụng kiến thức từ Second Brain.Đi qua đỉnh nhiệt, Nam bộ vẫn nắng nóng diện rộng
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Cận cảnh Mitsubishi eK X EV, xe điện có khả năng về Việt Nam
Nỗ lực của các cầu thủ Nha Trang Dolphins giúp họ cân bằng được 78-78, đưa lượt trận chung kết đầu tiên vào hiệp phụ. Thế trận giằng co được 2 đội tạo ra ở hiệp đấu cân não này và khi trận đấu còn khoảng 10 giây, Dominique Tham có cú ném 3 điểm thành công gỡ hòa 86-86 cho Nha Trang Dolphins.
Sáng nay 22.2, Công an tỉnh Sơn La đã có báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã Sặp Vạt, H.Yên Châu khiến 6 người tử vong.Theo Công an tỉnh Sơn La, vụ tai nạn xảy ra vào 23 giờ 22, tại Km235 + 100 QL6 thuộc địa phận bản Thín (xã Sặp Vạt, H.Yên Châu). Xe khách biển kiểm soát 26F - 009.08 do tài xế Nguyễn Đình Hùng (trú tại Thôn 1, xã Phù Lưu Tế, H.Mỹ Đức, Hà Nội) điều khiển đi hướng Sơn La - Hà Nội đã va chạm với với xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 36C -095.93 kéo sơmi rơmooc biển kiểm soát 36R - 004.73 do tài xế Đỗ Xuân Thanh (trú tại Chung cư Xuân Mai, P.Đông Hải, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển đi ngược chiều. Vụ tai nạn làm 6 người tử vong và 9 người bị thương. Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, Công an H.Yên Châu đã cử lực lượng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra thông tin; đồng thời điều động lực lượng công an, cứu hộ cứu nạn, y tế, chính quyền địa phương tổ chức khẩn cấp đồng thời công tác cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động giải quyết vụ tai nạn giao thông đúng pháp luật. Lực lượng chức năng đã huy động phương tiện ưu tiên đưa 9 người bị thương về Bệnh viện đa khoa H.Yên Châu, tổ chức sơ cứu ban đầu, huy động xe cứu thương chuyển tuyến theo nguyện vọng của gia đình.Trong đó, có 3 bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), 4 bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La, 2 bệnh nhân tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa H.Yên Châu.Đến 6 giờ sáng nay, lực lượng chức năng thông báo cho gia đình có người tử vong, tổ chức lực lượng chức năng khám nghiệm, bàn giao cho gia đình và hỗ trợ phương tiện đưa nạn nhân tử vong về gia đình. Căn cứ kết quả khám nghiệm sơ bộ xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn do trời mưa, mặt đường trơn ướt, người điều khiển xe khách không làm chủ tốc độ nên khi vào cua nửa thân xe phía sau bị văng sang làn đường ngược chiều va chạm với xe đầu kéo. Qua kiểm tra, tài xế không có nồng độ cồn trong hơi thở, âm tính với các chất ma túy. Đối với người điều khiển xe đầu kéo, xét nghiệm nước tiểu cho kết quả âm tính với các chất ma túy, nồng độ cồn trong máu chờ kết quả xét nghiệm.Người điều khiển xe khách có giấy phép lái xe hạng E số 010107002409 do Sở GTVT Sơn La cấp ngày 14.10.2024, có giá trị đến ngày 14.10.2029. Xe ô tô khách có Giấy chứng nhận kiểm định số EB 1224139 do Công ty CP kiểm định phương tiện vận tải Sơn La cấp ngày 2.11.2024, có giá trị đến hết ngày 1.5.2025.Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan liên quan đã tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kinh phí cho thân nhân những người bị nạn, cụ thể mức 5 triệu đồng/người tử vong, 2 triệu đồng/người bị thương.1. Anh Đỗ Xuân Thanh, sinh năm 1986, tài xế xe đầu kéo2. Chị Dương Thị Thảo, sinh năm 1990, trú tại Tổ 3, phường Tô Hiệu, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La3. Chị Nguyễn Thị Nguyên, sinh năm 1994, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La4. Cháu Văn Minh Vũ, sinh năm 2019 (con chị Nguyên)5. Ông Đoàn Văn Phong, sinh năm 1950, trú tại Tiểu khu 15, TT.Thuận Châu, H.Thuận Châu, Sơn La6. Ông Đoàn Văn Tụng, sinh năm 1960, trú tại Tiểu khu 8, TT.Thuận Châu, H.Thuận Châu, Sơn La.1. Cháu Văn Gia Huy, sinh năm 2016, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La2. Ông Đinh Văn Thiệp, sinh năm 1978, trú tại Thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam, H.Ứng Hòa, Hà Nội3. Bà Phan Thị Hải, sinh năm 1974, trú tại Thôn Thụy Sơn, xã Tân Sơn, H.Kim Bảng, Hà Nam4. Bà Ngô Thị Loan, sinh năm 1971, trú tại P.Tân Sơn, H.Kim Bảng, Hà Nam5. Bà Lê Thị Nguyệt, sinh năm 1971, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La 6. Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1962, trú tại P.Lê Hồng Phong, TP.Phủ Lý, Hà Nam7. Anh Nguyễn Minh Hoàng, sinh năm 1996, trú tại Tổ dân phố Cáo Đỉnh 3, P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội.8. Ông Nguyễn Đình Hưng, sinh năm 1983, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La9. Cháu Nguyễn Dương Thành Anh, sinh năm 2016, trú tại Tổ 3, P.Tô Hiệu, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La.
Ca sĩ Quốc Đại 'tuyên chiến' với Nguyễn Phi Hùng, Đông Đào
Sau ngày cuối cùng đăng ký bổ sung cầu thủ cho giai đoạn 2 V-League, tương lai của Hendrio cuối cùng cũng được định đoạt. Cựu tiền vệ U.16 Barca không chuyển đến CLB Bình Định như những tin đồn xuất hiện trước đó và cũng không được CLB Nam Định đăng ký thi đấu. Điều này có nghĩa là cầu thủ sinh năm 1993 trở thành khán giả bất đắc dĩ của V-League trong phần còn lại của mùa giải. Việc Hendrio không được thi đấu ở giai đoạn 2 V-League khiến anh buồn vô tận. Ở mùa giải này, anh được thi đấu 8 trận, ghi 3 bàn thắng và 3 kiến tạo tại V-League. Mùa trước, anh cũng góp công lớn trong chiến tích giành chức vô địch của đội bóng thành Nam với 10 bàn thắng và 12 kiến tạo. Nhờ đó, anh lọt vào tốp 3 đề cử cho danh hiệu Ngoại binh xuất sắc nhất năm 2024. Cá nhân Hendrio cũng tích cực học tiếng Việt trong hơn 2 năm qua với khao khát được nhập quốc tịch Việt Nam để có thể khoác áo đội tuyển Việt Nam. Vì thế, nhiều người hâm mộ cảm thấy tiếc vì Hendrio không được thi đấu, có thể ảnh hưởng đến phong độ. Không được thi đấu trong phần còn lại của V-League chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến phong độ của Hendrio. Nếu rơi vào tình trạng như tiền vệ sinh năm 1993, nhiều ngoại binh sẽ chọn cách chuyển sang một giải đấu khác để chơi bóng. Tuy nhiên, cựu cầu thủ CLB Bình Định vẫn quyết tâm ở lại Việt Nam. Hendrio chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Tôi thất vọng và rất buồn vì không được đăng ký thi đấu. Tôi cũng không hiểu lý do việc này xảy ra. Nhưng có một điều chắc chắn rằng tôi sẽ nỗ lực, tập luyện chăm chỉ để giữ được phong độ cao nhất, để có những màn trở lại mạnh mẽ nhất". Anh nói thêm: "Tôi yêu Việt Nam nên tôi không có kế hoạch chuyển sang giải đấu khác. Tôi đang có cơ hội có quốc tịch Việt Nam vào năm sau và tôi cực kỳ hào hứng vì điều đó. Tôi yêu Việt Nam, và thật tuyệt nếu tôi có thể thể hiện tình yêu của mình bằng cách đóng góp sức lực cho đội tuyển Việt Nam. Sẽ thật tự hào và hạnh phúc nếu tôi làm được điều đó". Hiện tại, Hendrio vẫn ở lại Nam Định. Anh vẫn tập luyện cùng các đồng đội và chăm chỉ tập một mình, đồng thời tuân thủ một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghiêm ngặt để duy trì thể trạng, phong độ tốt nhất.