'Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo'
Gần đây, chủ đề phạt nguội được nhiều người quan tâm khi CSGT trích xuất camera đường phố để xử phạt vi phạm giao thông và người dân báo tin. Một số người rơi vào tình huống trớ trêu khi cho người khác mượn xe, sau đó bị phạt nguội.Theo chia sẻ, anh H.Anh (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho bạn là anh M.Q mượn xe ô tô 7 chỗ trong 2 ngày. Sau một thời gian, anh H.Anh tra thông tin phạt nguội trên website Cục CSGT thì phát hiện xe bị ghi nhận lỗi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35 km/giờ và lỗi đỗ xe ở nơi có biển cấm đỗ xe. Xem ngày, giờ vi phạm, anh H.Anh xác định 2 lỗi này rơi đúng vào khoảng thời gian anh cho bạn mượn xe nên anh đã báo anh M.Q để đến trụ sở CSGT phối hợp xác minh, xử lý. "Trước tết bạn tôi nói lu bu nhiều việc nên hẹn qua tết, nhưng qua tết tôi gọi lại, anh Q. lại chần chừ, báo đủ lý do bận không đi được. Tôi cho mượn xe không lấy tiền gì, mà giờ 2 lỗi này tổng tiền phạt gần 15 triệu, còn bị trừ điểm GPLX nên tôi không thể lên đóng. Giờ anh Q. không lên đóng phạt tôi cũng không biết làm sao", anh H.Anh thở dài.Tương tự, anh Đức Minh (ngụ Khánh Hòa) khi tra hệ thống xử lý vi phạm qua hình ảnh cũng phát hiện "dính" phạt nguội lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Xem thời gian phát hiện lỗi, anh Minh thở phào vì thời gian này không phải anh cầm lái, mà xe cho người quen thuê với giá 500.000 đồng/ngày. Tưởng báo với người quen lên đóng phạt là xong, nhưng phiền phức mới bắt đầu từ đây khi người quen nói không có tiền đóng phạt vì lỗi này phạt quá nặng. "Chiếc xe gần đến ngày đăng kiểm, tôi không biết phải xử lý ra sao. Khi cho thuê thì tôi nghĩ quen biết nên không làm hợp đồng thuê gì cả", anh Minh nói. Trao đổi với PV, lãnh đạo một đội CSGT cho hay, khi phát hiện xe bị phạt nguội, CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, gửi thông báo đến địa chỉ của chủ xe. Đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển xe mang đầy đủ giấy tờ đến trụ sở công an làm việc. Khi xác định được người điều khiển xe, CSGT mới lập biên bản và ra quyết định xử phạt sau đó. Theo CSGT, trường hợp xe bị phạt tại thời điểm chủ xe đang cho người khác mượn xe hoặc giao xe cho người khác điều khiển thì chủ xe phải chỉ ra người đó là ai để CSGT xác minh, lập biên bản. "Nếu người mượn xe không chịu phối hợp lên đóng phạt, chủ xe phải chứng minh được thời điểm đó giao xe cho người này bằng các bằng chứng liên quan như: giấy tờ hợp đồng cho thuê, mượn. Do đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần làm giấy tờ rõ ràng, tránh các phiền phức về sau khi bị phạt nguội", CSGT giải thích.Trường hợp chủ xe không chỉ ra được người điều khiển xe của mình vi phạm là ai thì chủ xe phải chịu trách nhiệm về lỗi phạt nguội này.Bên cạnh đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần kiểm tra xem người mượn xe có đủ điều kiện lái xe hay không, có GPLX phù hợp loại phương tiện, có nồng độ cồn hay không... để tránh liên đới trách nhiệm phạt hành chính, thậm chí là hình sự khi có vi phạm.Nghỉ dưỡng độc đáo từ rẻo cao Tây Bắc đến các vùng biển trắng nắng vàng
Tuy nhiên, thực tế, lượng đạm hằng ngày của nhiều trẻ lại cao hơn đáng kể, có trường hợp gấp 1,7 đến 2 lần. Giáo sư Remer cho biết, những hậu quả lâu dài của việc hấp thụ nhiều protein vẫn chưa được kiểm tra, theo News Medical.
LeBron James cùng Lakers thua đau trong ngày 'khoe' chức vô địch lịch sử
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Trong khi hội bài chòi ở nhiều nơi có anh hiệu, chị hiệu (người hô thai) ở độ tuổi trưởng thành, anh hiệu, chị hiệu ở làng du lịch Gò Cỏ có cả người lớn và trẻ em.Em nhỏ trong vai anh hiệu, chị hiệu ngân nga những câu hát vui tươi: Uơ... uơ... chín chòi lẳng lặng mà nghe đây/Tay tôi rút xả là cái ông ầm/Hay đi sụp hầm là anh tứ cẳng/Một dề trăng trắng là chị bạch huê/Ăn cận nằm kề là anh chín gối/Ba chìm bảy nổi là chị sáu ghe/Lập bạn lập bè là anh ngủ dụm... Hay bươi hay mổ là anh ba gà/Có ngạnh có ngà là anh tứ tượng...Người chơi chăm chú lắng nghe rồi gõ mõ báo hiệu khi nghe hô đến thẻ bài mình đang nắm trong tay. Đôi khi, anh hiệu, chị hiệu là nữ và nữ giả nam với màn trình diễn đối đáp vô cùng sinh động.Giọng nam: Nếu em là gái chưa chồng/Cho anh kề cận má hồng một phen.Giọng nữ: Hỡi anh! Em thưa lại rằng/Em đã là gái có chồng một con.Giọng nam: Gái một con trông mòn con mắt/Thuốc đã ngon thì nửa điếu càng ngon.Giọng nữ: Bởi em duyên phận má hồng/Anh đừng trêu ghẹo kẻo chồng em ghen.Khán giả vỗ tay rần rần. "Tôi đã xem bài chòi ở nhiều nơi nhưng bài chòi ở đây có nét đặc trưng, rất hấp dẫn...", chị Nguyễn Thị Hoa (ở TP.Quảng Ngãi) tâm sự. Thuở trước, làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ có tên là xóm Cỏ, nằm cạnh biển khơi bốn mùa lộng gió. Những ngôi nhà nhỏ ẩn hiện giữa cây lá, khung cảnh hoang sơ và thơ mộng.Bao đời, người dân cần mẫn mưu sinh với ước mơ cuộc sống no ấm, nhà nhà yên vui. Đàn ông sớm chiều chèo thuyền ra biển đánh lưới. Phụ nữ tay thoăn thoắt đan, vá lưới với hy vọng thuyền về bến tôm cá đầy khoang. Trên những thửa ruộng nhỏ cạnh chân núi, vạt đất bên sườn đồi, nhiều người cần mẫn vun trồng. Người dân nơi đây ngân nga những ca từ mộc mạc dặn dò con cháu và giới thiệu về quê hương của mình: Ngó lên núi đá vẫn còn/Tình sâu nghĩa nặng cho con ghi lòng/Con ơi hãy nhớ lời ông/Ông cha ngã xuống con ngược dòng bơi lên/Bây giờ núi đá vững bền/Làng xưa, xóm Cỏ vươn lên với đời...Và lời ca tha thiết yêu thương, nhắn nhủ những người con tha hương trở về quê cũ: Trở về quê cũ ai ơi/Chung tay xây dựng cho đời đẹp xinh/Quê mình bờ đá vẫn còn như xưa...Nhiều bậc cao niên trong làng Gò Cỏ nhớ về những năm sau giải phóng quê hương. Tầm tháng 9 âm lịch đến cuối tháng chạp, nhiều người tụ họp luyện tập bài chòi để biểu diễn văn nghệ mừng năm mới. Làng xóm rộn ràng, lời ca ngân vang thu hút người dân đến xem trong đêm lạnh.Sang năm mới, mọi người dâng nén hương thơm lên bàn thờ gia tiên, đi thăm hỏi bà con láng giềng rồi cùng nhau dựng sân khấu để biểu diễn văn nghệ trên bãi biển lộng gió.Đêm xuân, những chiếc đèn dầu treo trên cột quanh sân khấu tỏa ánh sáng vàng xua đi tăm tối. Rặng dương liễu vi vu như lời tự tình với gió từ khơi xa thổi vào bờ. Điệu bài chòi ngân nga hòa cùng sóng rì rầm vỗ vào bờ cát. Bao người hướng mắt về sân khấu đắm say cùng lời ca lẫn trong tiếng nhạc. Những câu hát với lối đối đáp dí dỏm khiến cho khán giả cười ngả nghiêng, vỗ tay cổ vũ."Hồi đó chúng tôi diễn đến 3 đêm liền, dân làng và người ở nơi khác đến xem rất đông. Nhiều người mong đến tối để ôm chiếu trải ra bãi biển ngồi xem, vui lắm. Tiền bà con ủng hộ trả cho chủ dàn nhạc, còn ít nhiều lo chuyện xóm làng chứ chúng tôi không lấy công gì cả...", bà Huỳnh Thị Thương (ở làng Gò Cỏ) hồi tưởng.Bà Thương được mọi người gọi là "tuyên truyền viên của làng". Bà cặm cụi sáng tác bài chòi kêu gọi người dân thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng nếp sống mới... nơi làng quê. Bà viết những ca từ mộc mạc khuyến khích người dân gia nhập Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ: Rồi đây khu du lịch nó đứng đầu/Khách đi qua lại ngày sau ta vững bền/Ông già bà lão đứng lên/Xây dựng cuộc sống vững bền cho các con...Du khách đến đây hào hứng với câu ca gọi mời: Đi về Gò Cỏ mà chơi/Nghe tiếng chim hót líu lo trên đường/Khách đi giữa đất quê hương/Thấm tình nặng nghĩa mến thương cho đồng bào... "Năm 2024 có khoảng 7.000 lượt khách đến đây tham quan. Nhiều người vô cùng thích thú khi được thưởng thức bài chòi do người dân trong làng biểu diễn. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay, làng Gò Cỏ sẽ là điểm đến hấp dẫn để người dân và du khách vui chơi, giải trí trong những ngày đầu xuân", chị Trần Thị Thu Thủy, Giám đốc Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ cho biết.Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ thành lập năm 2020 với 23 thành viên. Các thành viên được mời biểu diễn vào dịp lễ, tết, sự kiện quan trọng hay phục vụ du khách đến tham quan."Hội có 3 thành viên nam, còn lại là phụ nữ và trẻ em, cả cụ bà 94 tuổi vẫn tham gia. Cháu nội tôi mười một tuổi cũng vô Hội và thường tham gia biểu diễn. Chúng tôi mong muốn giữ gìn và giới thiệu làn điệu bài chòi với du khách gần xa. Tiền bồi dưỡng chẳng đáng là bao nhưng mọi người vui lắm...", bà Bùi Thị Sen, Chủ tịch Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ, tâm sự.
Cô gái xinh đẹp thành phố nuôi mộng giúp đỡ nhà nông
Gừng Huế nổi tiếng từ xưa đến nay bởi đặc tính thơm, cay hơn gừng các vùng khác. Đặc biệt phải là củ gừng Tuần - vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Thế nên, trong những con hẻm nhỏ trên các tuyến đường khu vực Tuần, ven sông Hương, Minh Mạng... không quá khó để gặp cảnh người dân mang cả chảo, bếp, vòi nước, bàn xắt... ra tận ngoài đường để làm mứt gừng bán tết.Theo những lò làm mứt gừng ở Huế, nguyên liệu làm món mứt gừng Huế phải dùng củ gừng được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh tả ngạn và hữu ngạn của dòng sông Hương gặp nhau mới có vị cay nồng, dậy hương thơm khác những nơi khác.