Giá USD hôm nay 24.5.2024: Giá mua và bán rút ngắn còn 200 đồng/USD
Đội vô địch miền Nam sẽ lọt vào VCK toàn quốc thi đấu tại vòng chung kết giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc diễn ra vào đầu tháng 9 tại Hà Nội.Giỏi bậc nhất khu vực nhưng chuyện vẫn khó tin về U.23 Thái Lan tại giải châu Á
Chiều 3.1, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026), đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 bầu ông Lê Hồng Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An, giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An (nhiệm kỳ 2021 - 2026).Ông Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thay ông Nguyễn Đức Trung, người đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư luân chuyển giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Ông Vinh sinh năm 1974, quê ở xã Lưu Sơn (H.Đô Lương, Nghệ An), có trình độ đại học chuyên ngành Cầu đường, thạc sĩ Quản lý Khoa học công nghệ; Cao cấp Lý luận Chính trị. Ông Vinh từng kinh qua các chức vụ: Chuyên viên công nghiệp, Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An; Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Nghệ An; Bí thư Huyện ủy Anh Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nghệ An. Tháng 12.2018, Ông Vinh được HĐND tỉnh Nghệ An bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Tủ cáp viễn thông nằm dưới đường
Dự thảo nghị định nhằm triển khai nhiệm vụ thực hiện luật Điện lực chính thức có hiệu lực từ ngày 1.2 tới. Bộ Công thương cho biết, nội dung dự thảo nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định của Nghị định 80/2024 của Chính phủ, đồng thời sửa đổi bổ sung một số nội dung phù hợp với các quy định tại luật Điện lực.Theo đó, Bộ đề xuất không mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn không phục vụ mục đích sản xuất tham gia mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia. Lý do, giá điện mua của nhóm khách hàng này khác với giá áp dụng cho nhóm khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất (chiếm 51%). Bên cạnh đó, cơ chế bù chéo giữa các nhóm khách hàng là có. Thế nên, theo Bộ Công thương, chưa xem xét mở rộng đối tượng do chưa đánh giá được tác động tài chính đến đối tượng liên quan, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực… Từ đó, tại dự thảo, Bộ Công thương để xuất giữ nguyên đối tượng mua bán điện trực tiếp như quy định hiện tại. Ngoài ra, trong dự thảo DPPA này, Bộ bổ sung đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ sinh khối tham gia cơ chế DPPA với công suất từ 10MW trở lên, đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Lý do không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.Đến nay Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đã rà soát, cho biết có 9 nhà máy điện sinh khối trên 10MW đang hoạt động với tổng công suất khoảng 332MW. Dự kiến đến năm 2030, có 14 nhà máy điện sinh khối được đưa vào vận hành với công suất dự kiến 300MW.Dự thảo cũng đề nghị bổ sung các công ty điện lực tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Trong năm 2024, khi triển khai Nghị định 80 về cơ chế DPPA, đã xuất hiện Công ty CP Điện lực Khánh Hòa là công ty con của Tổng công ty Điện lực miền Trung, là đơn vị được cấp phép bán lẻ điện của tỉnh Khánh Hòa nhưng chưa được đưa vào là đối tượng áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp. Thế nên, khi khách hàng sử dụng điện lớn thuộc phạm vi tỉnh này muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia không thể thực hiện được.Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất làm rõ điện mặt trời mái nhà là đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện kết nối riêng thế nào; bổ sung nguyên tắc đàm phán, thỏa thuận mua bán điện trực tiếp qua lưới kết nối riêng…Theo dự thảo, khách hàng sử dụng điện lớn được tham gia mua bán điện trực tiếp là khách hàng sử dụng điện lớn đấu nối cấp điện áp từ 22kV trở lên và tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh một tháng. Trước đó, góp ý về dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất hạ thấp ngưỡng sản lượng tiêu thụ điện bình quân để được tham gia mua bán điện trực tiếp, đặc biệt với trường hợp mua bán qua đường dây riêng. Lý do, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn có nhu cầu sử dụng điện tái tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của đối tác xuất khẩu hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên, mở rộng điều tra, ngày 3.1 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng); đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) về tội hành hạ người khác.Theo điều tra, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh tất cả 30 cháu bé tại phòng 102 và lặp đi lặp lại nhiều lần.Vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng được phanh phui ngày 4.9, sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên.Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về sự việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vào ngày 4.9, Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý.Ngày 3.1, tin từ Công an Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen để điều tra hành vi "cố ý gây thương tích", "làm nhục người khác" và "gây rối trật tự công cộng". Khoảng 0 giờ 30 ngày 1.1, chị N.N.N (30 tuổi, nhân viên một ngân hàng có chi nhánh tại TP.Cần Thơ) sau khi dự tiệc tất niên của cơ quan thì bắt xe taxi về nhà ở P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều. Tới nơi, chị N. phát hiện bỏ quên chìa khóa nhà, chìa khóa ô tô ở cơ quan nên gọi điện thoại cho anh N.M.T (làm chung ngân hàng) nhờ lấy giúp. Khi anh T. mang chìa khóa đến cho N. thì được chị này tiếp tục nhờ đưa sang bờ hồ Xáng Thổi, đường Huỳnh Cương lấy đồ đạc cá nhân.Khi đến đường Huỳnh Cương, N. bước xuống từ ô tô của anh T. thì bị vợ anh T. là chị H.N.B.T (41 tuổi) nhìn thấy. Hai bên xảy ra lời qua tiếng lại, H.N.B.T lao vào đánh N. liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích; đồng thời còn xé áo, quần của nữ nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, N.T.N.Q, em gái của T. còn dùng mũ bảo hiểm đánh vào người N.Sau đó, chị N. đến Công an P.Thới Bình trình báo vụ việc. Bước đầu, tại cơ quan công an, H.N.B.T và N.T.N.Q thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
TP.HCM sáng nay âm u, liệu có mưa trái mùa?
"Không muốn ai mắc nợ mình"- đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.