Đèn đỏ ở vòng xoay khiến nhiều tài xế bất ngờ bị CSGT TP.HCM phạt đã được dỡ bỏ
Chiều ngày 14.2, với sự hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa thực hiện thành công 6 ca triệt đốt điện sinh lý; đồng thời công bố thành lập khoa Điều trị rối loạn nhịp tim thuộc Trung tâm Tim mạch của bệnh viện.Một trong 6 ca triệt đốt điện sinh lý mới nhất là nữ bệnh nhân 48 tuổi, có tiền sử thỉnh thoảng xuất hiện cơn hồi hộp trống ngực, tim đập rất nhanh vã mồ hôi, nhịp tim lên đến 160 chu kỳ/phút.Tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh nhân chẩn đoán: Rung nhĩ – Hội chứng tiền kích thích có rối loạn huyết động, sau khi sốc điện chuyển nhịp động bộ, nhịp tim bệnh nhân trở về 80 chu kỳ/phút.Sau đó, bệnh nhân chỉ định thăm dò và triệt đốt điện sinh lý tim, đốt đường dẫn truyền phụ bên phải cho bệnh nhân. Toàn bộ thủ thuật thành công sau 60 phút, nhịp tim trở về ổn định.Belarus tố Lithuania điều UAV tấn công thủ đô, Lithuania bác bỏ
Ngày 1.3, theo ghi nhận của PV, mưa trái mùa đã khiến cho mực nước trên sông Krông Ana đang ở mức khá cao, hàng trăm ha lúa vụ đông xuân của nông dân ở xã Bình Hòa (H.Krông Ana) và xã Buôn Triết (H.Lắk, Đắk Lắk) ngập trong "biển nước". Họ gần như mất trắng.Đứng ở trạm bơm chống ngập úng, ông Phạm Văn Thêm (trú tại xã Buôn Triết, H.Lắk) than vãn, nhìn xa xăm về 2 ha lúa vừa mới gieo sạ đang ngập trong "biển nước" do mưa trái mùa gây ra. "Tôi đi kinh tế mới ở Đắk Lắk vào những năm 90 nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy có mưa vào tháng giêng. Khi nghe dự báo thời tiết có khả năng ngập úng do mưa trái mùa, bà con trong thôn, xã hết sức lo lắng về vụ lúa đông xuân mới gieo xong", ông Thêm nói.Ông Thêm cho biết, đêm đầu tiên nước lên, bà con trong vùng đã cùng nhau chuẩn bị tư trang để đắp đê, ngăn nước lũ thượng nguồn đổ về cánh đồng. Mặc dù, bà con đã thức suốt đêm, nỗ lực đắp đê nhưng vẫn phải chịu thua, bất lực nhìn ruộng lúa bị ngập úng do nước lên nhanh bất thường…Cách nhau một con đường nhựa, cánh đồng Bàu Năm Niên của nông dân xã Bình Hòa (H.Krông Ana) cũng bị ảnh hưởng do mưa trái mùa, nhấn chìm 6 ha lúa. Những ngày qua, bà con dùng cọc tre, bao cát, cùng nhau đắp đê chống nước lũ tràn vào ruộng lúa. Thức trắng nhiều ngày đêm để đóng cọc, gia cố đoạn đê trên cánh đồng, nhiều người dân cho biết họ phải chạy đua với thời gian để đắp đê ngăn nước lũ. Tuy nhiên, tình cảnh của họ cũng giống như người dân xã Buôn Triết (H.Lắk), ngậm ngùi nhìn nước lũ xâm lấn, nhấn chìm lúa vụ đông xuân. "Mấy ngày nay, chúng tôi thay phiên nhau trực cả ngày lẫn đêm, vừa đắp đê, vừa phải đi kiểm tra các đoạn đê, kiểm tra máy bơm. Nước lũ chảy xiết nhưng chúng tôi vẫn phải gồng mình đắp đê, cố gắng được chừng nào hay chừng đó…", ông Nguyễn Hùng (trú tại xã Bình Hòa, H.Krông Ana) nói. Theo đánh giá của người dân, nếu để nước rút hết thì phải mất thêm khoảng 15 ngày. Họ sẽ khó gieo sạ lại vì phải gặt muộn trong khi vài tháng nữa là mùa mưa lũ. Trận mưa trái mùa vào tháng hai âm lịch là trận mưa chưa từng xảy ra trong hàng chục năm qua…Theo báo cáo của UBND xã Buôn Triết (H.Lắk), đợt mưa trái mùa vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa trên địa bàn bị ngập úng. Đáng nói, cánh đồng thôn Kiến Xương bị "biển nước" nhấn chìm ngay tại công trình trạm bơm chống úng.Theo đó, nguyên nhân do công trình trạm bơm chống úng thuộc dự án Đê bao ngăn lũ phía nam sông Krông Ana tại khu vực họng Eo Đờn thôn Kiến Xương chưa phát huy được công năng, không thể kéo cánh phải lên và xuống, để ngăn nước sông Krông Ana tràn vào qua họng Eo Đờn. Hiện trạng công trình đã thi công hơn 3 năm nhưng vẫn còn dở dang chưa thể hoạt động.Theo kết quả thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN H.Krông Ana, diện tích lúa nước bị ngập úng trên địa bàn huyện khoảng 136 ha. Cụ thể, thiệt hại tại cánh đồng Bàu Cụt 30 ha; cánh đồng Bàu Đen 70 ha; cánh đồng Bàu Năm Niên (xã Bình Hòa) 6 ha; cánh đồng A (TT.Buôn Trấp) 30 ha.Theo đó, UBND xã Bình Hòa chỉ đạo HTX và người dân sử dụng 11 máy bơm các loại để chống úng cho sản xuất; huy động lực lượng và bố trí 6 máy múc triển khai gia cố khoảng 3 km bờ bao để bảo vệ cánh đồng sản xuất lúa của người dân. Đồng thời, UBND TT.Buôn Trấp huy động người dân và lực lượng xung kích gia cố 2 cống thoát nước và huy động 2 máy bơm để bơm nước chống úng.
Android 15 có thể buộc mọi ứng dụng hiển thị giao diện tối
Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh.
Phim kinh dị tâm linh Tiệm ăn của quỷ do Hàm Trần đạo diễn phát hành đúng dịp Tết Nguyên đán trên nền tảng Netflix, nhanh chóng lên vị trí top đầu các phim được yêu thích, với câu chuyện khai thác các mặt tối của con người như tham, sân, si, mạn và nghi. Bên cạnh dàn diễn viên thực lực như Lê Quốc Nam, Kiều Trinh, bộ phim còn quy tụ những gương mặt trẻ đầy tiềm năng, trong đó đáng chú ý là nữ diễn viên Phạm Nguyễn Lan Thy.Trong Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy vào vai Vy, một bartender cá tính tại quán rượu, xuất hiện trong tập 5 của loạt phim. Sau một biến cố về sức khỏe, cô gặp và được Ân (Võ Điền Gia Huy thủ vai) cứu giúp. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm, đắm chìm vào một mối tình mãnh liệt nhưng ngắn ngủi, với những cảnh quay nồng cháy và táo bạo. Có thể thấy vai Vy đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng của Lan Thy trên màn ảnh. Khác xa với hình ảnh ngọt ngào, nhẹ nhàng trước đây, Vy là một nhân vật nổi loạn, mạnh mẽ với những hình xăm phủ kín cơ thể. Không chỉ thay đổi ngoại hình, nữ diễn viên còn thử thách bản thân với những cảnh nóng, điều mà trước đây cô chưa từng thể hiện trên màn ảnh rộng.Với vai diễn này, Lan Thy thể hiện tốt phần cảm xúc, nhưng cách thoại của cô trong phim bị đánh giá là chưa thực sự tự nhiên, khiến một số đoạn hội thoại chưa đủ sức truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những cảnh yêu đương, Lan Thy lại cho thấy sự nhập vai trọn vẹn, đặc biệt là trong cách thể hiện tình cảm của nhân vật Vy dành cho Ân.Bên cạnh những lời khen về ngoại hình, phong cách diễn xuất đổi mới, một số khán giả cho rằng vai Vy của Lan Thy chưa có nhiều đất diễn để cô thể hiện chiều sâu tâm lý. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Tiệm ăn của quỷ đã giúp nữ diễn viên tạo dấu ấn mạnh mẽ với hình ảnh gai góc, nổi loạn.Trước khi tham gia Tiệm ăn của quỷ, Phạm Nguyễn Lan Thy từng góp mặt trong một số dự án điện ảnh như Em và Trịnh. Gần đây nhất, cô xuất hiện trong bộ phim Công tử Bạc Liêu. Ngoài ra cô còn tham gia đóng MV ca nhạc của một số ca sĩ, đồng thời là một gương mặt được yêu thích trong giới người mẫu ảnh. Sở hữu ngoại hình thanh tú, mái tóc dài và nét đẹp đậm chất điện ảnh, Lan Thy nhanh chóng trở thành cái tên lọt vào mắt xanh của các đạo diễn. Tuy nhiên, so với nhiều diễn viên cùng thời, cô vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một vai diễn bứt phá để khẳng định tài năng thực sự của mình.Phạm Nguyễn Lan Thy sinh năm 1998, từng theo học ngành y nhưng sau đó quyết định bảo lưu con đường học vấn để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Cô chia sẻ về đam mê diễn xuất: "Tôi đã quyết định bảo lưu việc học để theo đuổi đam mê nghệ thuật bởi tôi thích làm việc tự do, thoải mái. Và mình cứ thử khi có cơ hội thôi".Phạm Nguyễn Lan Thy đang dần trở thành một cái tên đáng chú ý trong làng phim Việt, đặc biệt sau vai Vy trong Tiệm ăn của quỷ. Dù diễn xuất vẫn còn hạn chế, nhưng sự đầu tư, lột xác về hình ảnh và sự dũng cảm thử sức với những cảnh táo bạo đã giúp cô tạo dấu ấn mạnh mẽ. Trên trang cá nhân nữ diễn viên thường chia sẻ những hình ảnh khoe nhan sắc nổi bật, gu thời trang cá tính trong một số sự kiện của làng giải trí và cả đời thường.
Cơn sốt đất 'điên đảo' ở TP.Đông Hà… hạ nhiệt!
Chiều 12.1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết đến 8 giờ cùng ngày, lực lượng của Hải đội Biên phòng 2 và Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh đã cứu 6 ngư dân trên tàu cá NĐ-92357TS bị chìm khi đang vào cửa Gianh.Trước đó, lúc 3 giờ 30 ngày 12.1, Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh nhận tin báo tàu cá NĐ-92357TS do ông Nguyễn Văn Thạch (ở xã Hải Chính, H.Hải Hậu, Nam Định) làm thuyền trưởng, trên đường vào cửa Gianh, khi đến khu vực phao số 4 (cách cửa Gianh khoảng 1,5 hải lý) thì bị mắc cạn, sóng to đánh chìm. Tại thời điểm báo tin, 6 ngư dân trên tàu bám vào mũi tàu. Vì vậy, thuyền trưởng báo tin đề nghị các lực lượng chức năng hỗ trợ, ứng cứu.Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Hải đội biên phòng 2 điều động xuồng cùng 20 cán bộ, chiến sĩ; Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh cũng huy động thêm tàu cá QB-98774TS với 4 ngư dân của ông Nguyễn Hữu Thọ (ở P.Tân Mỹ, TX.Ba Đồn) ra phối hợp ứng cứu. Đến 8 ngày 12.1, các lực lượng đã tiếp cận, cứu được 6 ngư dân đưa vào bờ an toàn. Quân y đơn vị đã chăm sóc y tế, ổn định tâm lý cho ngư dân. Theo chủ tàu cá NĐ-92357TS, tổng tài sản thiệt hại khoảng 6,5 tỉ đồng.Trước đó, lúc 22 giờ 30 ngày 11.1, tàu cá BV-92536TS do ông Võ Văn Nguyên (ở P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đang neo đậu trong vùng biển thuộc cảng Hòn La bị chập điện gây cháy. Lúc này, thuyền trưởng đã lên bờ, 2 ngư dân ở lại giữ tàu đã kịp thời di dời sang tàu QNg-94157TS an toàn.Trạm kiểm soát biên phòng Hòn La phối hợp Cảng vụ Hòn La tổ chức tiếp cận phun nước cứu tàu. Tuy nhiên, do sóng to, gió lớn, lửa lan nhanh cháy rụi và gây chìm tàu. Tàu cá BV-92536TS đăng ký lần đầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã được bán lại cho ông Võ Văn Nguyên và đang trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ sang tên, đổi chủ. Đồn biên phòng Roòn đã cử cán bộ tiếp cận, động viên ngư dân, đồng thời xác minh vụ việc, thông tin thiệt hại của tàu.Ngày 12.1, UBND xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết vừa xảy ra vụ chìm tàu cá trên địa bàn.Lúc 1 giờ ngày 12.1, tàu cá mang số hiệu QB-111.31TS của ông Hoàng Quân (ở xã Bảo Ninh) đang đậu trên sông Nhật Lệ, tại vị trí phía nam cầu Nhật Lệ 2, TP.Đồng Hới thì bị phá nước dẫn đến chìm; thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 100 triệu đồng.Nhận tin báo, lực lượng chức năng và người dân huy động lực lượng, tham gia trục vớt tàu.