CEO Đàm Ngọc Hiếu chia sẻ bí quyết kinh doanh nhờ gắn kết nhân viên mùa dịch
Thông tin từ cơ quan công an, đơn vị đã lập biên bản đối với ông V.H.H (44 tuổi, ở xã Diên Thọ, H.Diên Khánh) về hành vi điều khiển xe đi không đúng làn đường quy định, theo điểm b, khoản 5, điều 6 Nghị định 168. Tài xế đồng thời bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng và bị trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.Trước đó, ngày 4.2, Phòng CSGT nhận được hình ảnh người dân cung cấp về trường hợp xe đầu kéo BS 79H - 066.50 do tài xế H. điều khiển đi không đúng làn đường, gây ùn tắc giao thông và gây bức xúc cho người tham gia giao thông trên tuyến tránh quốc lộ 1 qua địa phận H.Diên Khánh.Sau khi tiếp nhận, Phòng CSGT đã gửi hình ảnh cho Đội Cảnh sát giao thông đường bộ xác minh, xử lý theo thẩm quyền. Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra lúc 17 giờ 37 phút ngày 4.2 tại Km 1476+500 quốc lộ 1, tuyến tránh H.Diên Khánh. Tại cơ quan công an, tài xế H. đã thừa nhận hành vi vi phạm.Chuyện lạ ngày nắng nóng hiếm hoi ở TP.HCM: Những người không dùng quạt, máy lạnh
Cụ thể, HAGL từng đánh bại Quảng Nam 4-0 ở vòng 1, thắng SLNA 2-0 ở vòng 2, thắng CLB Công an Hà Nội (CAHN) 1-0 ở vòng 7 và thắng Hà Nội FC 1-0 ở vòng 11. Trong số này, chiến thắng của HAGL trước đội CAHN bị HLV Mano Polking của CLB CAHN phàn nàn vì cầu thủ HAGL có dấu hiệu câu giờ vì nằm sân nhiều.Còn với chiến thắng 4-0 của HAGL trước Quảng Nam ở vòng 1, giải đấu khi đó vừa mới bắt đầu, các đội chưa bắt nhịp ngay với cường độ cao, nên bất ngờ dễ xảy ra. Còn lại, 2 trận thắng của HAGL trước SLNA ở vòng 2 và Hà Nội FC ở vòng 11, xảy ra trong bối cảnh các đối thủ đang khủng hoảng. Không lâu sau những trận thua này, SLNA và Hà Nội FC thay HLV.Chi tiết này chứng minh Giám đốc kỹ thuật của HAGL, ônh Vũ Tiến Thành rất giỏi tận dụng cơ hội đối thủ đang gặp muôn vàn khó khăn, để đánh bại họ. Nhưng ở chiều ngược lại, không khó để nhận ra trước các đội bóng đang đồng lòng, giàu quyết tâm siết chặt tay nhau để vượt qua sóng gió, HAGL hầu như không có cơ hội giành chiến thắng.Bình Định là đội như thế. Đội bóng đất võ không quá mạnh. Nhiều ngôi sao của Bình Định đã ra đi sau mùa giải trước, khiến cho đoàn quân của HLV Bùi Đoàn Quang Huy suy giảm đáng kể sức mạnh. Tuy nhiên, chưa bao giờ Bình Định thiếu sự quyết tâm trong thi đấu. HLV Bùi Đoàn Quang Huy có giai đoạn ở mùa giải năm nay phải tạm rời đội Bình Định để chữa bệnh, nhưng ông vẫn không bỏ cuộc. Vị HLV này vẫn trở lại từ giường bệnh để sát cánh bên các học trò. Điều đó càng thôi thúc các cầu thủ của đội bóng đất võ thêm quyết tâm, chứng tỏ mình xứng đáng với niềm tin và nhiệt huyết của người thầy.Cặp đấu giữa HAGL và Bình Định cũng là cặp đấu giữa sức trẻ và kinh nghiệm. HAGL sở hữu rất nhiều cầu thủ trẻ, có thể khoác áo đội tuyển U.22 Việt Nam trong thời gian tới, như thủ môn Trần Trung Kiên, trung vệ Phạm Lý Đức, Nguyễn Văn Triệu, cộng thêm một vài gương mặt ở độ tuổi 24 – 25 như Phan Du Học, Dụng Quang Nho, Trần Bảo Toàn, biến HAGL thành 1 trong những đội bóng giàu sức trẻ nhất nước. Ngược lại, Bình Định xây dựng bộ khung dựa trên những cầu thủ dày dạn kinh nghiệm, hầu hết bước qua tuổi 30, như thủ môn Huỳnh Tuấn Linh (34 tuổi), hậu vệ Dương Văn Khoa (31 tuổi), Lục Xuân Hưng (30 tuổi), tiền vệ Phạm Đức Huy (30 tuổi), Mạc Hồng Quân (33 tuổi), Cao Văn Triền (32 tuổi), tiền đạo Vũ Minh Tuấn (35 tuổi)…Đội bóng đất võ là 1 trong những CLB tại giải V-League có dàn cầu thủ nội thường xuyên đá chính là có độ tuổi trung bình cao nhất giải. Ở vòng 13 sắp diễn ra, dàn cầu thủ giàu kinh nghiệm của Bình Định sẽ tìm cách hóa giải sức trẻ bên phía HAGL, trên sân Pleiku của đối thủ. Đây cũng là trận đấu HLV Bùi Đoàn Quang Huy của Bình Định đối đầu với ông Vũ Tiến Thành phía bên kia chiến tuyến. Ông Huy muốn chứng minh ông không hề kém các đồng nghiệp nội, từng khiến ông Vũ Tiến Thành vất vả, hoặc nếm mùi thất bại trong mùa này, như Hoàng Anh Tuấn (cựu HLV CLB Bình Dương), Nguyễn Đức Thắng (Thể Công Viettel), Chu Đình Nghiêm (Hải Phòng), Phùng Thanh Phương (CLB TP.HCM), Nguyễn Thành Công (Hà Tĩnh).
Khu du lịch thác Prenn nay thành... resort Prenn?
Toyota Yaris Cross trang bị 6 túi khí, camera 360 độ, cảm biến hỗ trợ đỗ xe, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau (RCTA), hệ thống phân phối lực điện tử (EBD), hệ thống cân bằng điện tử (VSC), hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)...
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Thắng thua đều không phải
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 10.2, miền Bắc vẫn rét đậm rét hại do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường. Khu vực Đông Bắc bộ trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; gió đông đến đông nam cấp 2 - cấp 3; trời rét, riêng vùng núi trời rét đậm, có nơi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C, vùng núi 8 - 11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ; nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C.Tây Bắc bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng; gió nhẹ; trời rét đậm, có nơi rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất từ 11 - 14 độ C, có nơi dưới 10 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 16 - 19 độ C, có nơi trên 19 độ C.Dự báo, ngày 11.2, miền Bắc có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng. Trời rét đậm, rét hại; vùng núi cao có khả năng có băng giá và sương muối. Từ ngày 12 - 19.2, khu vực này có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; riêng từ đêm 12.2, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nam Sơn La, Hòa Bình và khu vực Đông Bắc bộ đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.Bắc Trung bộ ngày 11 - 12.2 trời rét, từ ngày 13.2 đêm và sáng trời rét. Trung Trung Bộ từ 11 - 12.2 có mưa vài nơi, riêng ngày 13.2 và thời kỳ ngày 15 - 16.2 có mưa rải rác.Cơ quan khí tượng lưu ý, Nam Trung bộ từ ngày 11 - 14.2 có mưa rào rải rác và có nơi có giông. Đây là hiện tượng mưa trái mùa bởi miền Trung bắt đầu mùa mưa từ tháng 9, tháng 10.Trong tháng 2, không khí lạnh tiếp tục hoạt động mạnh ở nước ta, gây ra rét đậm, rét hại kéo dài và các hiện tượng băng giá, sương muối. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng khu vực Bắc và Trung Trung bộ thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Sang tháng 3, hoạt động của không khí lạnh hoạt động yếu dần và ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Đến tháng 4, miền Bắc khả năng đón nắng nóng sớm, nhiệt độ trung bình tại khu vực này cao hơn 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.