LeBron James tức giận sau trận thua tranh cãi trong ngày sinh nhật
Lễ hội tết Nguyên tiêu là hoạt động thường niên được tổ chức ở khu Chợ Lớn, Q.5 (TP.HCM). Lễ hội diễn ra vào thời điểm tết Nguyên tiêu, từ ngày 14, 15 tháng giêng hàng năm. Lễ hội góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tạo không gian giao thương, thúc đẩy xúc tiến thương mại Việt - Trung.Những tấm lòng vàng 02.05.2022
Ngày 22.2, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ "Ủy quyền tách thửa bị bán đất lưu giữ mồ mả ông bà" tại bản án dân sự phúc thẩm số 273/20241DS-PT ngày 25.4.2024 của TAND tỉnh Bến Tre. Theo Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, bản án sơ thẩm của TAND H.Mỏ Cày Bắc và phúc thẩm của TAND tỉnh Bến Tre chưa xem xét đầy đủ, toàn bộ tài liệu, hồ sơ chứng cứ vụ án dẫn đến phán quyết làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình ông Trần Hữu Hạnh và vợ là bà Mai Thị Bé (cùng 72 tuổi, ở ấp Hòa Hưng, xã Hòa Lộc, H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Cụ thể, vợ chồng ông Hạnh ủy quyền cho con trai là Trần Thanh Hải (44 tuổi) làm thủ tục tách thửa (thửa số 77) nhưng chưa có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong hộ (đất hộ). Nội dung ủy quyền lại của Hải cho Trần Thái Duy (34 tuổi, quê quán ở TX.Đồng Xoài, Bình Phước) đã vượt quá ủy quyền ban đầu, gây nhầm lẫn và không có nội dung ủy quyền cho Duy được thỏa thuận về giá để bán lại cho người khác. Do đó, các hợp đồng này vô hiệu.Việc chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số 77 của Duy cho các bên tiếp theo cũng chỉ thực hiện trên giấy tờ chứ không có đo đạc thực tế; chưa ghi nhận hiện trạng sử dụng đất, tài sản có trên đất; không có ý kiến những người đang có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang ở trên thửa đất; định giá trị hơn 13 tỉ đồng so với 800 triệu đồng giao dịch là chênh lệch rất lớn...Do đó, đây là hợp đồng không thể thực hiện được nên hợp đồng bị vô hiệu. Quan trọng hơn, hợp đồng ủy quyền ban đầu của vợ chồng ông Hạnh với Hải, Hải với Duy vô hiệu nên hợp đồng giao dịch các bên nhận chuyển nhượng thửa đất số 77 tiếp theo cũng vô hiệu.Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy các bản án phúc thẩm và sơ thẩm để trả hồ sơ về cho cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung. Đồng thời, đình chỉ thi hành bản án dân sự phúc thẩm số 273/20241DS-PT ngày 25.4.2024 của TAND tỉnh Bến Tre. Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 29.11.2018, vợ chồng ông Trần Hữu Hạnh và bà Mai Thị Bé ký ủy quyền cho con là ông Trần Thanh Hải liên hệ với chính quyền để tách thửa đất số 77 (diện tích hơn 2.000 m2, liền bên nhà vợ chồng ông Hạnh đang ở - PV). Tuy nhiên, do ông Hải chỉ mới học hết cấp tiểu học nên ngày hôm sau (30.11.2018), ông Hải đã ủy quyền cho Trần Thái Duy (Duy thường trú ở nhà nội của Duy tại xã Hòa Lộc, gần nhà Hải - PV) làm thủ tục tách thửa thay mình.Ngày 4.12.2018, Duy ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số 77 cho ông Đ.T.S. (35 tuổi, ở Q.Tân Bình, TP.HCM) với giá 800 triệu đồng. Từ khi ủy quyền cho Duy, ông Hải cũng không còn liên lạc được với Duy vì Duy đã rời khỏi địa phương.Cuối tháng 5.2019, vợ chồng ông Hạnh tá hỏa khi nhận giấy triệu tập của TAND H.Mỏ Cày Bắc do ông S. khởi kiện, yêu cầu ông Hạnh phải dỡ bỏ một phần nhà mà vợ chồng ông đang ở (do ngôi nhà xây trên một phần thửa đất số 77) và cất bốc 12 ngôi mộ tổ tiên; đồng thời yêu cầu vợ chồng ông Hải phải tháo ngôi nhà gỗ mà vợ chồng ông đang ở mang đi nơi khác.Trong lúc đang tranh chấp thì Đ.T.S. bán tiếp thửa đất số 77 cho bà T. và bà H. (ở xã Sơn Hòa, H.Châu Thành, Bến Tre) với giá 300 triệu đồng. Sau đó, bà T. và bà H. thuê nhân công, xe cuốc đến đào xới đất, chặt hàng chục cây dừa và yêu cầu vợ chồng ông Hải phải rời khỏi thửa đất 77.Từ đó đến nay, gia đình ông Hạnh thường xuyên xung đột gay gắt với phía bà T. và bà H.Tháng 8.2023, TAND H.Mỏ Cày Bắc định giá thửa đất số 77 có tổng giá trị hơn 13 tỉ đồng và tuyên xử sơ thẩm gia đình ông Hạnh thua kiện. Lý do đưa ra là các hợp đồng trong hồ sơ vụ án này đều được thực hiện đúng pháp luật.Bản án tuyên cho vợ chồng ông Hải lưu cư 3 tháng, trong thời gian này phải tự tháo dỡ nhà cửa; buộc bà T. và bà H. giao lại cho gia đình ông Hạnh phần đất (được tách từ thửa số 77) với tổng diện tích hơn 500 m2. Đây là các phần đất có 12 ngôi mộ, một phần ngôi nhà của vợ chồng ông Hạnh đang ở. Ngược lại, gia đình ông Hạnh phải bồi thường số tiền hơn 3,2 tỉ đồng cho bà T. và bà H. Sở dĩ tòa án tuyên gia đình ông Hạnh được mua lại tổng số hơn 500 m2 vì để đảm bảo đủ diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre (500 m2 trở lên).Ngày 29.9.2023, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bến Tre đề nghị TAND tỉnh Bến Tre xử phúc thẩm, tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là gia đình ông Trần Hữu Hạnh.Đến ngày 25.4.2024, TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm, bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.
Nhờ ưu thế đặc biệt, các kiểu váy lụa thành hàng 'hot' của mùa hè
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.
Học sinh dùng internet quá mức 'có nhiều khả năng cúp học'
Thời điểm dựng chòi là lúc con của Khang đến tuổi ăn dặm nên hai vợ chồng muốn trồng nhiều nông sản quanh vườn để có thực phẩm sạch cho cả gia đình sử dụng. Khang cũng đã tận dụng mọi thứ có sẵn để chăm sóc khu vườn. "Hiện tại, khu vườn của mình có vài loại rau như: cải thìa, xà lách, giàn mướp, bí cho trái thường xuyên", Khang cho hay.