'Vương quốc chuối' lao đao
Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền nhiều lỗi vi phạm giao thông. Điển hình là ô tô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng.Cũng vì mức phạt nâng rất cao, nhiều người kinh doanh dịch vụ cho thuê ô tô tự lái bày tỏ lo ngại về trường hợp khách thuê xe vi phạm giao thông, nhưng không bị xử phạt trực tiếp mà là "phạt nguội", thì phải làm thế nào.Thực tế cho thấy, với lỗi vi phạm "phạt nguội", thông tin thường cập nhật muộn, khi khách đã trả xe rồi. Có những khách hàng không thừa nhận lỗi vi phạm do mình gây ra, cũng không chịu đến cơ quan công an để hợp tác xử lý. Vậy chủ xe có bị phạt không, có chế tài nào để xử lý đối với hành vi của khách hàng?Bộ Công an cho hay, Nghị định 168/2024 quy định đối với trường hợp vi phạm phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để giải quyết vụ việc vi phạm.Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản hoặc ứng dụng giao thông trên thiết bị di động dành cho công dân do Bộ Công an xây dựng, quản lý, vận hành khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin; đồng thời cập nhật thông tin về phương tiện vi phạm trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT.Chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt đối với hành vi vi phạm được phát hiện.Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết mà chủ phương tiện vi phạm, người vi phạm chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện có quy định phải kiểm định), cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe (nếu đã xác định được người vi phạm).Cơ quan đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe trước khi thực hiện đăng kiểm, đăng ký xe, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe có trách nhiệm tra cứu dữ liệu phương tiện vi phạm, người vi phạm được cơ quan CSGT gửi thông báo đến. Nếu có thông tin về phương tiện vi phạm, người vi phạm thì chưa giải quyết việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện vi phạm, chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định câu chuyện khách thuê trả xe rồi chủ xe mới phát hiện bị "phạt nguội" không phải hiếm gặp. Việc cần làm của chủ xe nếu rơi vào tình thế này, đó là hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.Nhắc lại quy định tại Nghị định 168/2024 mà Bộ Công an đã viện dẫn ở trên, luật sư Tâm nói việc hỗ trợ cơ quan chức năng truy thu số tiền phạt từ người vi phạm là trách nhiệm của chủ xe. Trường hợp không chứng minh hoặc không có căn cứ để yêu cầu người thuê xe nộp phạt, chủ xe sẽ là người đóng phạt.Để tránh rắc rối, chủ xe cần có những giải pháp chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền lợi của mình ngay từ thời điểm cho thuê xe.Ví dụ, việc cho thuê xe phải được lập hợp đồng. Nội dung hợp đồng cần đề cập rõ đến việc bên nào chịu trách nhiệm nộp phạt khi điều khiển xe vi phạm giao thông. Đây sẽ là căn cứ để chủ xe yêu cầu bên thuê hoàn trả tiền nộp phạt (nếu phải nộp phạt thay), hoặc có thể khởi kiện.Ngoài ra, khi nhận bàn giao xe, chủ xe có thể yêu cầu bên thuê đặt cọc tiền trong một khoảng thời gian nhất định (1 tháng chẳng hạn) nhằm đảm bảo nghĩa vụ nộp phạt nếu bị "phạt nguội".Trong thời hạn đặt cọc, chủ xe phải thường xuyên tra cứu thông tin phạt nguội đối với phương tiện cho thuê. Nếu có vi phạm, chủ xe có thể khấu trừ tiền cọc để nộp phạt; nếu không phát hiện vi phạm thì trả lại tiền cọc cho bên thuê.Giải vô địch các hội golf toàn quốc hứa hẹn hấp dẫn
Chiều 2.1, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết lực lượng cứu nạn, cứu hộ vừa phát hiện thêm các bộ phận cơ thể trong vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1 (H.Đăk Glei, Kon Tum).Theo ông Nhất, đến 14 giờ ngày 2.1, sau khi phá dỡ các khối bê tông, lực lượng tìm kiếm phát hiện thêm phần đùi, mảng da đầu, bao tay và 1 chiếc điện thoại của nạn nhân. Trước đó, ngày 1.1, cơ quan chức năng đã tìm thấy 1 cánh tay, 1 cẳng chân, phần ngực của nạn nhân mất tích.Hiện lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân. Địa phương đã đề nghị Bộ đội biên phòng tỉnh Kon Tum điều động lực lượng cùng chó nghiệp vụ giám định nguồn hơi, phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ. Công an tỉnh Kon Tum cũng đã chỉ đạo lực lượng tiếp tục tìm kiếm, kể cả khu vực hạ lưu đập."Có thể trong quá trình xảy ra tai nạn, các nạn nhân bị hất văng ra phía sau thân đập. Do đó, lực lượng chức năng phải mở rộng tìm kiếm ở khu vực hạ lưu, phía sau thân đập", ông Nhất nói. Theo các cơ quan chức năng, vào thời điểm xảy ra tai nạn, các công nhân đứng trên lồng (thân đập). Khi sự cố xảy ra, các nạn nhân bị cuốn theo khối bê tông rơi xuống chân đập. Trong quá trình rơi, do va đập vào các khối đá bên dưới và bị bê tông rơi trúng khiến một số thi thể không còn nguyên vẹn.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 3 người chết, 2 người mất tích. Các nạn nhân gồm Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum). Đến nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể, 2 người còn lại vẫn chưa được tìm thấy.
Những khu ẩm thực đường phố nổi tiếng trên thế giới
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.
Ông Ngô Đình Long, Phó chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh, cho biết xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, nên từ khi bắt tay vào thực hiện đề án, cả hệ thống chính trị và người dân đã đồng lòng, dốc sức để sớm đạt được kết quả.
8 năm nữa, thu nhập của nông dân Việt Nam sẽ đạt 120 triệu đồng/người/năm
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.