Lao động thất nghiệp không muốn có việc mới?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, từ Huế đến Ninh Thuận đã có mưa lớn và giông; Tây nguyên có mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 23.2 - 8 giờ ngày 24.2 có nơi trên 80 mm như: Bạch Mã (Huế) 116,4 mm, Bà Nà (Đà Nẵng) 233 mm, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 101,8 mm, Sông Hinh 4 (Phú Yên) 202,2 mm, Phù Mỹ (Bình Định) 96 mm, Ea M Doal (Đắk Lắk) 134,4 mm, Hiếu (Kon Tum) 80,2 mm…Ngày và đêm 24.2, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 15 - 30 mm, có nơi trên 70 mm; khu vực từ Huế đến Khánh Hòa có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông với lượng mưa 20 - 40 mm, có nơi trên 100 mm. Khu vực Đông Tây nguyên và Nam bộ có mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10 - 30 mm, có nơi trên 50 mm.Mặc dù không phải mùa mưa nhưng từ đêm qua đến sáng nay, cơ quan khí tượng liên tục phát cảnh lũ quét và sạt lở đất ở khu vực Đà Nẵng, Phú Yên, Đắk Lắk.Theo đó, tính từ 5 giờ ngày 23.2 - 5 giờ ngày 24.2, một số nơi thuộc Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk đã có mưa vừa, mưa to như: Bà Nà (Đà Nẵng) 377 mm, Sông Hinh 4 (Phú Yên) 331 mm, xã Ea Mdoan (Đắk Lắk) 241 mm... Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh, thành trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh, thành trên, đặc biệt tại H.Hòa Vang (Đà Nẵng); các huyện Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa, TX.Sông Cầu, TP.Tuy Hòa (Phú Yên); các huyện Ea Kar, Krông Bông, M'Đrắk (Đắk Lắk).Trong những ngày tới, miền Trung tiếp tục xảy ra mưa lớn. Cụ thể, Bắc Trung bộ đêm 25 - 26.2, có mưa rào và giông rải rác, sau có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.Trung và Nam Trung bộ đêm 25.2 có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; ngày 26.2 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông. Từ ngày 27.2, mưa tập trung vào chiều và tối, ngày nắng.Người dân thả bò trong dự án bệnh viện 1.500 giường dự kiến vận hành quý 2.2024
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
'Sống ảo' những ngày tết trên đồng hoa tam giác mạch gần TP.HCM
Sáng sớm nay, trên địa bàn TP.HCM mưa rào nhẹ xuất hiện ở nhiều nơi như Q.3, 4, 7, 11, 12, Bình Thạnh, Nhà Bè, Gò Vấp… khiến nhiều người hy vọng, nhiệt độ trong ngày sẽ dịu xuống.
Trong nghiên cứu được được công bố trên tạp chí về sinh sản Human Reproduction, các nhà khoa học Đan Mạch nói rằng khám phá này là “đáng ngạc nhiên”.
Nắng nóng đỉnh điểm, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu trường học điều chỉnh thời khóa biểu
Tờ New York Post ngày 26.1 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cân nhắc khả năng tái gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ vài ngày sau khi ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi tổ chức quốc tế này."Có lẽ chúng ta sẽ cân nhắc làm lại, tôi không biết, họ phải dọn dẹp một chút", vị tổng thống phát biểu tại một sự kiện ở Circa Resort & Casino ở Las Vegas (bang Nevada) hôm 25.1.Ông Trump đã đưa ra ý tưởng trên trong khi than thở về việc Mỹ chi trả nhiều hơn mức cần thiết cho nhóm 194 quốc gia này. Ông so sánh số tiền 500 triệu USD mà Mỹ đã đóng góp với khoản đóng góp 39 triệu USD của Trung Quốc, quốc gia có đến 1,4 tỉ dân.Từ lâu, ông đã chỉ trích tổ chức này vì điều mà ông gọi là "thất bại trong việc áp dụng các cải cách cấp thiết" và mô tả đóng góp tài chính của Mỹ là "gánh nặng".Vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, ông bắt đầu thực hiện các bước để rút Mỹ khỏi WHO. Tuy nhiên, sau khi ông Trump thất cử, cựu Tổng thống Biden đã chặn nỗ lực này ngay trong ngày đầu nhậm chức.Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông Trump lập tức ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi WHO. Phát biểu tại Nhà Trắng vài giờ sau lễ nhậm chức, ông Trump cho biết Mỹ đã chi cho cơ quan này của Liên Hiệp Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc và nói thêm rằng "Tổ chức Y tế thế giới đã bòn rút nước Mỹ".Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO, tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của WHO.Trong sắc lệnh, ông Trump chỉ đạo các cơ quan "tạm dừng chuyển bất kỳ khoản tiền, hỗ trợ hoặc nguồn lực nào của chính phủ Mỹ cho WHO" và "xác định các đối tác đáng tin cậy và minh bạch của Mỹ và quốc tế để đảm nhận các hoạt động cần thiết mà WHO đã thực hiện trước đây".