VIRESA và AESF ký thỏa thuận hợp tác về thể thao điện tử
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Doanh nghiệp nợ BHXH, người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm không?
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.
TP.HCM: Lãnh đạo Q.Gò Vấp bác tin đồn Mái ấm tình mẹ có 245 người mắc Covid-19
Đầu tiên là ông lớn trong làng bất động sản, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 cho thấy doanh thu thuần đạt 65.243 tỉ đồng, tăng 139% so với cùng kỳ năm trước.Đây cũng là mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay của Vingroup nhờ tốc độ bàn giao nhanh chóng các bất động sản tại các đại dự án, nhất là Vinhomes Royal Island (đảo Vũ Yên, Hải Phòng). Cùng với đó, mảng xe điện của Vingroup cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc.Nhờ kết quả tích cực của quý cuối năm, Vingroup đã đạt mốc doanh thu năm cao kỷ lục với 192.159 tỉ đồng, xấp xỉ 7,5 tỉ USD quy đổi, tăng 19% so với năm trước đó. Sau khi trừ các chi phí, tập đoàn Vingroup lãi trước thuế hơn 16.720 tỉ đồng và sau thuế 5.251 tỉ đồng. Các con số này tăng 21,5%, 155,4% so với 2023 và đều vượt kế hoạch.Trong khi đó, Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán VHM) cũng có mức tăng trưởng ấn tượng khi trong công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt hơn 33.000 tỉ đồng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ của năm 2023. Sau khi khấu trừ chi phí, Vinhomes thu về khoản lợi nhuận ròng trong quý 4/2024 hơn 14.000 tỉ đồng, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ của năm 2023.Trong khi đó, lãi hợp nhất sau thuế cả năm 2024 là 35.052 tỉ đồng, tương đương 1,4 tỉ USD, tăng 4,5%. Như vậy, Vinhomes tiếp tục dẫn đầu ngành bất động sản trong nước về cả doanh thu và lợi nhuận. Để đạt được kết quả trên nhờ bàn giao đúng tiến độ các đại dự án đang triển khai, nhất là tại Vinhomes Royal Island ra hàng hồi tháng 3.2024.Một ông lớn khác trong ngành bất động sản cũng mang về kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 là Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán KDH). Công bố kết quả kinh doanh quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt 2.048 tỉ đồng và lợi nhuận ròng 398 tỉ đồng. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận theo quý cao nhất của công ty trong 3 năm qua. Điều này giúp lũy kế cả năm 2024, doanh nghiệp bất động sản này ghi nhận doanh thu 3.279 tỉ đồng, tăng 57% và lợi nhuận ròng 810 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2023 và cũng vượt kế hoạch đề ra.Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý cuối năm 2024 với doanh thu thuần hơn 6.368 tỉ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm trước, đến từ việc bàn giao nhiều dự án trọng điểm tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai. Tính chung cả năm 2024, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.196 tỉ đồng, gấp 2,2 lần năm trước. Các dự án bất động sản dở dang được ghi nhận như Izumi, Waterpoint giai đoạn 1 và 2, dự án Cần Thơ...Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với những con số ấn tượng. Doanh thu thuần đạt 1.844 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt gần 478 tỉ và 370 tỉ đồng. Cả năm 2024, doanh thu thuần đạt 2.017 tỉ đồng, tăng đáng kể so với 617,5 tỉ đồng của năm 2023.Kết quả này đặc biệt đến từ dự án Quy Nhơn Iconic giai đoạn 1 (tên thương mại của khu đô thị Bắc Hà Thanh). Dự án này có biên lợi nhuận thuần rất cao 37% (biên lợi nhuận trước thuế 24%), góp phần đưa lợi nhuận ròng quý 4 lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tổng tài sản cuối năm 2024 là 24.116 tỉ đồng, tăng 14,5% so với 21.068 tỉ đồng cuối năm 2023.Bước sang năm 2025, Công ty Phát Đạt sẽ tăng tốc triển khai các dự án lớn, không chỉ để củng cố vị thế mà còn nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Quy Nhơn Iconic vẫn là dự án trọng tâm, bên cạnh Khu nhà ở phức hợp Thuận An 1&2 tại Bình Dương đang hoàn thiện các bước pháp lý cuối cùng. Các dự án chiến lược như Q1 Tower tại Quy Nhơn, Bình Định, Khu phức hợp thương mại dịch vụ Như Nguyệt tại Đà Nẵng, Serenity Phước Hải tại Bà Rịa-Vũng Tàu và dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng tại Côn Đảo hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu trong tương lai gần. Phát Đạt kỳ vọng các dự án này sẽ mang về 50.000 tỉ đồng doanh thu từ nay đến 2027.Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, năm 2025 thị trường bất động sản sẽ duy trì đà phục hồi mạnh mẽ nhờ sự tham gia sâu hơn của dòng vốn FDI, tác động từ việc áp dụng các chính sách pháp lý mới và lực cầu duy trì ổn định ở các phân khúc chủ đạo.Trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường nhờ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng... Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư cải thiện và chính trị ổn định, có tiềm năng trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng. Nhu cầu dự báo gia tăng ở các loại hình như đất công nghiệp, nhà kho, nhà xưởng xây sẵn và cơ sở công nghiệp công nghệ cao.Phân khúc nhà ở được kỳ vọng khởi sắc hơn từ giữa năm 2025, chủ yếu nhờ các dự án căn hộ được gỡ vướng và dự án mới. Đô thị hóa và tiềm năng ở vùng ven các đô thị lớn và thị trường vệ tinh thúc đẩy phát triển nhà ở thương mại tầm trung, phổ thông hay nhà ở xã hội. Khu vực TP.HCM mở rộng (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh) và các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai sẽ là điểm nóng. Với thị trường phía bắc, những khu vực như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng cũng dự báo sẽ tăng trưởng tốt.Đối với phân khúc bất động sản tạo ra dòng tiền như văn phòng và bán lẻ cũng dự báo sôi động hơn với nhiều dự án mới, tạo ra sức cạnh tranh và sôi động trong các năm tới.Theo đánh giá của ông David Jackson, thị trường bất động sản Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển nhờ lực cầu tốt. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn một số thách thức như thủ tục pháp lý chưa tinh gọn, nguồn cung chưa đa dạng và cân bằng, cũng như mặt bằng giá tăng nhanh trong vài năm gần đây.Do vậy nhà đầu tư cá nhân nên nắm bắt các khuôn khổ pháp lý mới nhất, xu hướng thị trường và các chính sách quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc tìm hiểu thật kỹ về dự án gồm yếu tố pháp lý, tiến độ, tài chính và uy tín của chủ đầu tư cũng là điều hết sức cần thiết.Với nhà đầu tư có ý định mua lại dự án, thanh khoản và khả năng hoạt động hiệu quả thực sự của dự án sẽ là bài toán trong quá trình đàm phán của cả bên bán và bên mua. Thời gian thương lượng cũng có thể bị kéo dài do quá trình triển khai, áp dụng luật mới cần thời gian.Trong khi đó, với doanh nghiệp, chi phí đầu tư dự kiến tăng cao khi áp dụng bảng giá đất mới theo luật Đất đai 2024, cộng với giá vật liệu xây dựng... sẽ làm tăng các chi phí đầu vào. Vì vậy chiến lược tái cấu trúc, điều chỉnh sản phẩm theo đúng nhu cầu thị trường và tăng cường hợp tác sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp củng cố nội lực và phát triển bền vững.
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Vì sao bất động sản 'chăm sóc sức khỏe' chưa bao giờ ngừng hạ nhiệt?
Vào lúc 14 giờ 30 ngày 11.2, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai: "Nóng" với khối ngành sức khỏe.Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.Cùng với khối ngành đào tạo giáo viên, nhiều năm nay Bộ GD-ĐT luôn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với các ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH với tất cả các phương thức xét tuyển.Trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT dự kiến có những điều chỉnh về ngưỡng đảm bảo đầu vào với 2 khối ngành đào tạo đặc thù này.Vì sao các ngành cần phải có "sàn" xét tuyển chung, quy định này trong năm 2025 dự kiến thay đổi ra sao; các trường có thay đổi gì về cách thức tuyển sinh, chỉ tiêu, tổ hợp môn, học phí, học bổng?… Các thông tin này sẽ được chia sẻ trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến: Chọn ngành học cho tương lai: 'Nóng' với khối ngành sức khỏe.Đặc biệt, chương trình sẽ cung cấp thêm thông tin về đặc thù nghề nghiệp giúp thí sinh có sự lựa chọn ngành học phù hợp nhất. Chương trình diễn ra vào 14 giờ 30-15 giờ 30 gồm các chuyên gia: Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, cho hay khối ngành khoa học sức khỏe luôn quan trọng do liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Chất lượng nguồn nhân lực ngành sức khỏe quyết định thể trạng và sức khỏe người dân. Chính vì thế Bộ GD-ĐT đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.Năm 2024 trở về trước có 2 ngưỡng: Ngưỡng cho các phương thức không dùng điểm thi tốt nghiệp THPT và ngưỡng cho phương thức xét điểm thi THPT. Tuy nhiên năm nay chưa xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030 định hướng 2050, có một số mục tiêu tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân là 19 bác sĩ, dược sĩ là 4 và điều dưỡng là 33. Nhưng năm 2024 mới đạt 14 bác sĩ/vạn dân, thiếu 5 bác sĩ/vạn dân. Cả nước cần 632.510 nhân lực y tế nhưng hiện chỉ đạt 431.724, được đánh giá là thiếu cả số lượng lẫn chất lượng.Hiện nay các bệnh viện công lập tỷ lệ 1,2-1,5 điều dưỡng/bác sĩ trong khi thế giới yêu cầu là 4 điều dưỡng/bác sĩ. Những thông tin trên cho thấy nhu cầu nhân lực trong khối ngành sức khỏe rất lớn.Chỉ tiêu khối ngành này 50.000-60.000, chiếm khoảng 10% tổng chỉ tiêu trong tổng số các ngành. Đây là nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao trong tốp 5 nhóm ngành.Năm 2024 trong các khối thi truyền thống, chỉ có khối B00 điểm trung bình giảm tuy nhiên số thí sinh từ 25 trở lên chiếm tỷ lệ lớn, nên hầu hết thí sinh xét vào khối ngành sức khỏe luôn có học lực giỏi.Tỷ lệ chọi ngành y khoa, răng hàm mặt... chỉ 1/2, 1/3, 1/5 nhưng điểm trúng tuyển luôn cao bậc nhất do đa số thí sinh điểm cao mới đăng ký vào các ngành sức khỏe. Học sinh đặt câu hỏi: "Nếu em xét tuyển học bạ vào ngành bác sĩ răng hàm mặt thì cần đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo quy định? Ngành này thu nhập có cao hơn ngành bác sĩ đa khoa hay không?"Tiến sĩ Võ Thanh Hải giải đáp: "Dù thí sinh xét tuyển vào bất kỳ ngành sức khỏa nào, trường nào cũng phải xem điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào). Năm nay là năm đầu tiên thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên chưa biết ngưỡng này thay đổi ra sao.ĐH Duy Tân có 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia Hà Nội và TP.HCM, xét học bạ kèm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT đối với các ngành sức khỏe.Bác sĩ răng hàm mặt có mức khung lương tương đương với bác sĩ đa khoa ở các cơ quan nhà nước. Còn thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc và năng lực và trình độ của bác sĩ. Nếu muốn có thu nhập vượt lên thì các em phải học giỏi, đạt giải thưởng về chuyên ngành...Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, cho biết khi nền kinh tế phát triển, con người quan tâm sức khỏe nhiều hơn, nhất là khi chúng ta vừa trải qua đại dịch Covid-19. Dù công nghệ phát triển đến đâu thì con người làm việc trong khối ngành sức vẫn vô cùng quan trọng. Nhiều quốc gia thiếu hụt nhân lực y tế nên phải nhập khẩu nhân lực.Theo tiến sĩ Ngọc Lan, đào tạo khối ngành sức khỏe mang tính đặc thù và quan trọng, cần thời gian đào tạo dài, khối lượng kiến thức chuyên sâu. Tương tự, tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng, Trưởng khoa Điều dưỡng và xét nghiệm Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho hay đào tạo khối ngành sức khỏe là cả một quy trình dài và việc thực hành và thực tập trải nghiệm ở các bệnh viện luôn được chú trọng.Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng khối ngành y dược đã thu hút người học nhiều năm qua dù đầu vào rất khó. Lý do vì nhu cầu nhân lực cao, nghề nghiệp ổn định. Học sinh hỏi: "Ngành kỹ thuật y sinh với kỹ thuật xét nghiệm y học khác nhau như thế nào? 2 ngành này Trường ĐH Cửu Long lấy điểm chuẩn học bạ và THPT là bao nhiêu? Tốt nghiệp em muốn xin vào bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở Vĩnh Long hay Cần Thơ thì có khó không?".Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan giải đáp: Kỹ thuật y sinh học 2 khối kiến thức kỹ thuật và y tế, vận dụng khoa học kỹ thuật như vật lý, sinh học, CNTT để chế tạo vận hành bảo trì, bảo dưỡng máy móc phục vụ cho ngành y tế.Kỹ thuật xét nghiệm y học là quá trình kiểm tra giám sát quy chế về vô khuẩn, quy chế sử dụng hóa chất cho ngành, an toàn sinh học cho phòng thí nghiệm để phân tích mẫu bệnh phẩm, ví dụ xét nghiệm máu... phục vụ cho bệnh nhân, sau đó đưa ra thông tin cho bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán. Tiến sĩ Võ Thanh Hải thông tin ĐH Duy Tân hiện đào tạo 6 ngành khoa học sức khỏe gồm y đa khoa, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng, kỹ thuật y sinh và công nghệ sinh học. Trong đó, ngành điều dưỡng nhiều chỉ tiêu nhất, khoảng 250 chỉ tiêu, dược 200, y đa khoa và răng hàm mặt mỗi ngành 100 chỉ tiêu. Trường ứng dụng mô hình ảo để dạy học. 3 ngành được kiểm định là y đa khoa, dược, điều dưỡng. Điểm chuẩn ngành điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm... thấp hơn y đa khoa, răng hàm mặt và dược.Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng cho hay Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đào tạo 3 ngành khối sức khỏe là dược, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học. Năm 2024 ngành dược điểm chuẩn 21, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học là 19 điểm. Ngoài ra, thí sinh phải có học lực giỏi (dược) và khá cho 2 ngành còn lại. Trường còn có ngành khoa học công nghệ y sinh, công nghệ thẩm mỹ có liên quan đến sức khỏe mà không cần ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Chỉ tiêu ngành dược dược là 200-300/năm, 2 ngành còn lại mỗi ngành 100.Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, cho hay năm 2024 và sắp tới Trường ĐH Cửu Long tuyển 6 ngành khối sức khỏe gồm y đa khoa, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học. Ngoài ra, còn có kỹ thuật y sinh. Tổng chỉ tiêu là 5.600, riêng khối sức khỏe chiếm 40% (2.200 chi tiêu). Học phí ngành y đa khoa là 34 triệu đồng/học kỳ, dược học 18,7 triệu đồng/học kỳ, các ngành còn lại 11,6-16 triệu đồng/học kỳ. Trường xét 2 phương thức gồm học bạ và điểm thi THPT, kèm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT.Học sinh thắc mắc: "Em có nguyện vọng học ngành điều dưỡng nhưng nghe nói ngành này học khó ra trường lại làm việc vất vả?".Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng giải thích: "Không chỉ điều dưỡng mà tất cả những ngành nghề khác đều là những ngành học vất vả. Nếu em muốn đóng góp cho xã hội và thu nhập tốt trong tương lai thì phải đầu tư".Khối ngành sức khỏe ngoài học giỏi còn phải khéo léo, linh hoạt về thao tác thực hành còn phải có sự nhạy cảm để đánh giá tình trạng của người bệnh. Đó chính là điều trí tuệ nhân tạo không bao giờ có thể thay thế được con người.Tốt nghiệp điều dưỡng, các em có thể làm việc ở nhiều nơi, Việt Nam hoặc nước ngoài do nhu cầu điều dưỡng ở các nước như Canada, Mỹ, Đức... rất cao Thu nhập của điều dưỡng từ 10-20 triệu đồng hoặc vài chục triệu là hết sức bình thường.Thạc sĩ Trương Quang Trị thông tin khối sức khỏe Trường ĐH Nguyễn tất Thành có tỷ lệ chọi cao và điểm chuẩn cũng cao như y khoa 23 điểm, răng hàm mặt 22,5, dược học 21 điểm... Điều đó cho thấy sự cạnh tranh và sự quan tâm của thí sinh đối với nhóm ngành này. Trường đang đào tạo 10 chuyên ngành sức khỏe trong đó có một số ngành mới như quản lý bệnh viện, kỹ thuật phục hồi chức năng, răng hàm mặt, y học cổ truyền, hóa dược.Trường có chính sách học bổng hỗ trợ và học phí không thay đổi trong suốt khóa học. Trường cũng đã được đào tạo chuyên khoa nên sinh viên học xong y khoa là có thể học tiếp chuyên khoa tại trường.Học sinh hỏi đặt vấn đề: "Ngày nay khoa học tiên tiến và hiện đại, chữa bệnh bằng y học cổ truyền có còn phù hợp và hiệu quả hay không? Dù sao em vẫn rất thích ngành y học cổ truyền. Em muốn hỏi ngành này có những kiến thức gì mới hay vẫn là "cổ truyền"? Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là bao nhiêu?".Thạc sĩ Trương Quang Trị giải đáp: Khi chọn ngành học, bên cạnh việc yêu thích thì các em cần có năng lực để học. Trước khi chọn học cần tìm hiểu cụ thể. Ngành y học cổ truyền vẫn rất phù hợp với khoa học tiên tiến. Ngày càng có sự kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền và hiện đại. Y học cổ truyền điều trị bệnh mãn tính rất tốt, ngoài ra các bệnh về đột quỵ, xương khớp... Đông y chẩn đoán hình ảnh cũng rất tốt.Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm 2024 là 21.