Thất bại với Messi, bóng đá Hồng Kông mời Ronaldo
Không phải ô mà tiền đìnhGoogle ra mắt bộ đôi smartphone Pixel 8 và 8 Pro
Nằm cách khu dân cư chỉ chừng vài trăm mét và không xa trung tâm TT.Kim Sơn (H.Quế Phong, Nghệ An) là khu nghĩa trang, nhưng nơi đó lại đang là bãi rác của H.Quế Phong. Hai bên con đường đất dẫn vào khu nghĩa trang đầy những bao rác. Bên trong nghĩa trang, cạnh hàng trăm ngôi mộ đã được xây cất khang trang là một bãi rác khổng lồ. Rác được đổ thành đống rồi đốt. Một người đàn ông đang nhặt nhạnh những chai lọ từ đống rác đang cháy dở, nói: "Đây là nghĩa trang, nhưng do chưa có bãi rác nên người dân và đơn vị thu gom rác mang rác ra đây đổ. Trước đây thì ít hơn nhưng nay mỗi ngày có hàng chục xe rác vào đổ ở đây".Bà Vi Thị Hương, nhà cách bãi rác khoảng 200 m, cho hay những gia đình sống quanh khu vực này rất khổ sở vì bị mùi hôi của rác hành hạ. Mùa lạnh còn đỡ, mùa nắng nóng thì ruồi nhặng từ bãi rác bay vào đầy nhà. Nhà bà ở phía đông nên trời có gió đông thì thoát, nhưng khi gió đổi chiều thì khói đốt rác bay xộc vào nhà khét lẹt. Tương tự, bà Thái Thị Đình, sống cách bãi rác chừng 200 m, than thở rằng khi có mưa lớn, nước bẩn từ bãi rác còn chảy xuống khu vực nhà bà, bốc mùi nồng nặc. Người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền có phương án xử lý nhưng vẫn chưa có kết quả.Bản Bon, nơi có bãi rác bất đắc dĩ này vốn thuộc xã Tiền Phong, mới đây sáp nhập về TT.Kim Sơn. Một lãnh đạo xã Tiền Phong cho hay bãi rác này từ lâu đã trở thành nỗi bức xúc của người dân sống xung quanh. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị chấm dứt việc đổ rác thải tại nghĩa trang nhưng không thành vì huyện chưa chọn được vị trí nào phù hợp. "Cách đây ít năm, một doanh nghiệp đến tìm hiểu và dự định xây dựng lò đốt rác ở xã Quế Sơn, cách bãi rác hiện tại khoảng 7 - 8 km. Nhưng nhận thấy không hiệu quả về kinh tế nên họ đã rút đi", vị này cho hay. Vì thế, từ nhiều năm qua, cả người sống lẫn người chết ở đây đều phải sống chung với rác.Dự án bãi xử lý rác thải H.Quế Phong được khởi công xây dựng từ năm 2013, trên diện tích gần 20.000 m2, cách bãi rác hiện tại khoảng 400 m với kinh phí hơn 55 tỉ đồng. Do thiếu vốn nên dự án bị kéo dài, sau khi san nền xong thì "đắp chiếu". Đến đầu năm 2023, dự án này đã hoàn thành các hạng mục: san nền, đường đê ngăn nội bộ, phủ bạt các hố chôn lấp rác, hệ thống xử lý nước rác, thoát khí. Tuy nhiên, từ đó đến nay bãi xử lý rác này vẫn chưa thể sử dụng vì Sở TN-MT Nghệ An chưa phê duyệt. Ông Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND H.Quế Phong, cho biết bãi rác này chưa thể hoạt động vì còn phải thực hiện thêm giai đoạn 2 để hoàn thiện việc rải nhựa con đường dài 1,7 km từ QL48 vào bãi rác, hệ thống thoát nước mưa, trạm cân, nhà điều hành... với chi phí xây dựng gần 17 tỉ đồng. Giai đoạn 2 đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt và đang chờ bố trí vốn để thực hiện.Ông Hiền cũng cho biết, có 2 hộ dân sinh sống ở ngay cổng dự án bãi rác này phải di dời trước khi bãi rác hoạt động và huyện đang bố trí kinh phí để bồi thường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, có 16 hộ dân sinh sống gần bãi rác đang lo lắng vì nếu bãi rác này hoạt động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bà Vi Thị Hương cho hay cơ quan chức năng đã 2 lần đến đo đạc để bồi thường cho gia đình bà di dời nhưng vẫn chưa kiểm đếm và bà chưa biết có được di dời hay không. "Nếu bãi rác hoạt động, nhà tôi và một số hộ sẽ bị ảnh hưởng vì nằm quá gần. Chúng tôi đề nghị nếu bị ảnh hưởng thì phải bồi thường để chúng tôi sớm được di dời chứ bãi rác mới hoàn thành, ở đây chúng tôi lại phải tiếp tục chịu khổ sở", bà Hương nói.Ông Bùi Văn Hiền cho biết, trước mắt huyện sẽ di dời 2 hộ dân ở ngay cổng bãi rác mới và sẽ đánh giá lại mức độ ảnh hưởng để xem xét, bồi thường di dời các hộ dân khác nếu họ bị ảnh hưởng. Về lâu dài, huyện sẽ phải quy hoạch bãi rác khác nằm cách xa khu dân cư để thay thế cho bãi rác này khi đã lấp đầy.
M.U: Không thể bỏ hết... vậy nên bỏ ai?
Hùng cho biết hành trình đạp xe về quê nghỉ tết của anh chàng bắt đầu từ lúc 15 giờ, ngày 25.1 và kết thúc lúc 20 giờ, ngày 26.1. “Nếu chỉ tính thời gian đạp xe, không tính thời gian nghỉ ngơi thì mình hoàn thành chặng đường 230 km trong 12 tiếng đồng hồ. Ngày 25, mình đạp 100 km, sau đó nghỉ ngơi đến sáng ngày 26 thì xuất phát và hoàn thành 130 km còn lại. Tốc độ trung bình mình đi là khoảng 20 km/giờ”, Hùng nói.Với tâm thế đi để trải nghiệm nên Hùng luôn ưu tiên sự an toàn lên hàng đầu. “Cứ đạp được 50 km thì mình dừng lại nghỉ ngơi và ăn uống khoảng 15 - 30 phút. Ở ngày đầu tiên, vì xuất phát trễ nên sau khi đi được 100 km, mình đã tạm dừng nghỉ qua đêm để sáng hôm sau đạp tiếp vì nếu đạp xe xuyên đêm có thể sẽ gặp nhiều rủi ro”, chàng trai chia sẻ. Hùng cho biết hành lý mà chàng trai này mang theo khi đạp xe về nhà nghỉ tết, bao gồm: quần áo, máy tính, vật dụng quay video, bánh kẹo, nước uống… với tổng cân nặng khoảng 20 kg. “Vì hành lý mang theo khá nặng nên làm mình nhanh mất sức và hạn chế tốc độ lúc lên dốc. Có lẽ khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là khi đi qua đèo Bảo Lộc với nhiều khúc cua gắt, dốc dài và đường gồ ghề. Ban đầu dự định là mình sẽ đi cùng một bạn nữa, nhưng do bạn có việc đột xuất nên đã về trước. Vì đi một mình nên gặp khá nhiều khó khăn, nhưng vì muốn trải nghiệm mình vẫn tiếp tục”, Hùng chia sẻ. Chia sẻ về lý do về quê nghỉ tết bằng xe đạp, Hùng cho biết: “Vì mình rất thích khám phá, trải nghiệm những gì chưa từng làm và cũng muốn thử sức mình xem tới đâu. Hành trình này cũng là một bài kiểm tra thể lực cho mục tiêu lớn hơn là đạp xe xuyên Việt”. Hùng chia sẻ rằng có rất nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng không có ý định bỏ cuộc. Bởi vì mục tiêu là hoàn thành hành trình với tâm thế vui vẻ và mục tiêu quan trọng là trải nghiệm cũng như đối diện với bản thân những lúc khó khăn. “Thực ra thì chặng đường 230 km cũng không phải là quá dài, đặc biệt là đối những người đã tập luyện chạy bộ và thể lực tốt thì không có gì quá khó khăn”, Hùng nói.Qua hành trình đi xe đạp về quê nghỉ tết, Hùng cho biết đã tích lũy thêm được những vốn sống, kinh nghiệm và nhiều bài học. “Giúp mình tự tin hơn về bản thân khi dám nghĩ dám làm, kiên trì cho tới khi đạt mục tiêu. Sau chuyến đi này mình cũng nhận ra rằng không có gì là không thể, người khác làm được thì mình cũng làm được. Cứ đi rồi sẽ đến, quan trọng đừng bỏ cuộc”, Hùng chia sẻ. Từ kinh nghiệm rút ra được sau chuyến đi này, Hùng chia sẻ thêm: “Chuẩn bị thể lực và tinh thần là điều quan trọng nhất. Mọi người nên lên kế hoạch rõ ràng, chia nhỏ chặng đường và nếu được hãy đi cùng với nhiều người sẽ an toàn hơn. Dinh dưỡng cũng là điều cực kỳ quan trọng, đừng để bản thân bị khát hay bị đói trên đường đi. Hơn nữa, yếu tố an toàn vẫn là hàng đầu, đừng quyết định mạo hiểm những gì mình không thể kiểm soát. Hạn chế tối đa hành lý nặng, chỉ mang những gì thực sự cần, như: điện thoại, đèn pin, lương thực, tiền mặt. Khi đi buổi chiều, tối nhớ bật đèn pin và đèn hậu, mặc đồ sáng để người khác có thể nhận diện mình. Giữ sức để chinh phục những con dốc, đừng quá mất sức ở những đoạn đường bằng phẳng".Là người đã theo dõi hành trình đạp xe về quê của Hùng, anh Nguyễn Phi Hùng, ngụ tại chung cư Miếu Nổi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chia sẻ: "Mình cũng từng có những lần đạp xe chặng đường dài và khó. Vì vậy mình hiểu cái khắc nghiệt của hành trình đạp xe đường dài và vượt đèo như thế này. Khi Hùng chia sẻ là bạn sẽ đạp xe từ TP.HCM về huyện Di Linh, một quãng đường gần 250 km với nhiều con đèo và dốc thì mình cảm thấy lo lắng và cũng thiếu lòng tin. Tuy nhiên, mình đã theo dõi bạn qua từng chặng đường mà bạn cập nhật và cuối cùng Hùng đã làm được. Mình nghĩ chỉ có thể là ý chí mạnh mẽ và sự quyết tâm lớn cộng với nhiệt huyết của tuổi trẻ mới tạo nên kết quả này".
Ghi nhận thực tế, nhà phố biển Sông Town đang đẩy nhanh tiến độ, thi công ngày đêm, dự kiến bàn giao đến khách hàng vào năm 2026 và là một trong những cột mốc đầu tiên tạo cú hích ấn tượng cho toàn dự án. Bởi lẽ, Sông Town sẽ được xây dựng như một resort thu nhỏ, có khả năng vận hành độc lập, sẵn sàng khai thác cho thuê ngay.Cụ thể, 100% nhà phố biển Sông Town được bàn giao hoàn thiện nội thất cả đồ rời, có chỗ đỗ xe riêng vừa tiết kiệm chi phí làm nội thất cho chủ sở hữu vừa tạo điều kiện trải nghiệm tốt nhất dành cho du khách, đặc biệt là các gia đình đến Sông Town bằng ô tô cá nhân.Hệ tiện ích nội khu Sông Town cũng được đầu tư chỉnh chu, đáp ứng đa dạng nhu cầu, đa dạng lứa tuổi như: sân vận động, sân chơi nước, kidzone trong nhà dành cho trẻ em; karaoke, rạp chiếu phim, phòng game, BQQ, clubhouse,… thích hợp cho các gia đình; vườn dạo, đường sỏi thích hợp cho người lớn tuổi; đặc biệt, loạt bộ môn thể thao thời thượng cũng được chủ đầu tư chú trọng như tenis, pickleball, phòng tập pilates, gym, yoga… dành cho những tín đồ mê thể thao. Đặc biệt, Sông Town là nhà phố biển sở hữu tiện ích hồ bơi bên thềm, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội với các resort từ 4 đến 5 sao dọc bờ biển Bãi Dài và khu vực.Cột mốc thứ 2 gia tăng giá chính là thời điểm lúc hàng loạt tiện ích độc đáo của CaraWorld hoàn thành trong năm 2026 như: quảng trường trung tâm giai đoạn 1, công viên thể thao biển, Spa Center (tháng 4.2026); Nhà hàng hải sản cao cấp, công viên thú cưng và thể thao ngoài trời, câu lạc bộ cưỡi ngựa, Yummy Foodcourt (tháng 9.2026); công viên thể thao nước chủ đề "cá chép hóa rồng" (tháng 12.2026).Được biết, trước năm 2026, CaraWorld cũng đi vào hoạt động các đại tiện ích điểm đến: cổng chào CaraWorld - biểu tượng check in mới tại Cam Ranh (tháng 3.2025); Public Artwork đặc biệt mang văn hoá, nghệ thuật giao thoa thế giới về Việt Nam (tháng 5.2025); Làng hải sản lớn bậc nhất Cam Ranh - Seafood Paradise (tháng 9.2025) và Cafe 360 độ ôm trọn bình minh và hoàng hôn Bãi Dài (tháng 12.2025). Đồng thời dự án đã vận hành sân golf chuẩn "links course" quốc tế 27 lỗ, quy mô 90ha và Khu nghỉ dưỡng Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh 5 sao - điểm đến yêu thích của "golf thủ" Việt Nam và thế giới.Giới đầu tư chuyên nghiệp cũng chỉ ra rằng, mỗi tiện ích đi vào hoạt động đồng nghĩa với việc dự án sẽ ngày càng thu hút nhiều du khách và càng nhiều bước chân người dân dập dìu thì dự án càng sôi động. Từ đó, gia tăng giá trị sản phẩm cùng tỷ lệ lấp đầy ấn tượng cho Sông Town.Bên cạnh những lợi thế vượt trội của nội tại sản phẩm, Sông Town còn thuộc đúng khu vực hạ tầng Cam Ranh đang được đầu tư mạnh mẽ. Theo các chuyên gia, ở đâu hạ tầng bứt phá, tất yếu bất động sản sẽ hưởng lợi và tăng giá.Căn cứ vào lộ trình phát triển thực tế hạ tầng giao thông tại Cam Ranh từ nay đến 2030, có thể thấy Sông Town sẽ thừa hưởng thêm 5 cột mốc gia tăng giá trị ấn tượng từ hạ tầng kết nối. Đó là cao tốc Buôn Mê Thuột - Khánh Hòa thông xe năm 2026; cao tốc Đà Lạt - Khánh Hòa triển khai và hoàn thành trước năm 2030. Hai cao tốc này kết hợp sẽ tạo thành tam giác kinh tế - du lịch nối 2 đầu Tây Nguyên với thành phố biển.Ba cột mốc quan trọng tiếp theo sẽ rơi vào năm 2030 với việc mở rộng sân bay quốc tế Cam Ranh lên công suất 25 triệu lượt khách mỗi năm, Khánh Hòa lên thành phố trực thuộc trung ương và triển khai đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Nha Trang, rút ngắn thời gian di chuyển chỉ còn 2 giờ.Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc khu vực Miền Nam, Property Guru (Batdongsan.com.vn) nhận định: "Khi có hạ tầng về sân bay, cao tốc nối thẳng trực tiếp đối với các khu vực thì chắc chắn sẽ tạo ra sức bật lớn về bất động sản".7 cột mốc tăng giá trong 5 năm chỉ là con số bắt đầu, nhà phố biển Sông Town tự tin với 38 tiện ích được đầu tư bài bản sẽ mở ra thêm nhiều cột mốc giúp tài sản truyền đời này gia tăng giá trị. "Những chủ nhân Sông Town đang sở hữu một cơ hội tiên phong đón sóng của một thủ phủ du lịch mới của Việt Nam, và Cam Ranh cùng một đô thị biển CaraWorld quý như viên kim cương 800 cara bởi, giữ càng lâu, càng đắt giá", đại diện chủ đầu tư KN Cam Ranh nhấn mạnh.
Tay đua Việt Nam đầu tiên thắng chặng, áo vàng lại đổi chủ ở Cúp truyền hình
Đạt nhiều thành tích cao nhưng hoàn cảnh gia đình của Nguyễn Thị Tâm cũng vô cùng khó khăn khi mẹ mắc bệnh hở van tim, viêm đại tràng, u tử cung còn bố của cô thì bị viêm dạ dày và xơ gan. BTC hy vọng món quà nhỏ từ quỹ "Điều ước thể thao" sẽ giúp cô trang trải phần nào chi phí chữa bệnh cho bố mẹ để tập trung cống hiến thể thao nước nhà.