Cờ Tổ quốc trên tuyến đầu - Kỳ 2: Nắng gió đảo xa
Copa America đăng ký 26 cầu thủ như EURO 2024, đội tuyển Argentina chọn ai cùng Messi?
Việc bị kênh YouTube Viện Garosero tung tin về mối quan hệ với Kim Sae Ron đã khiến Kim Soo Hyun đứng trước "bão tố". Theo Koreaboo, với danh tiếng và sức ảnh hưởng lớn của mình, tài tử này đang hợp tác với khoảng 19 thương hiệu nổi tiếng, từ thời trang xa xỉ, tài chính cho đến mỹ phẩm, bán lẻ... Sau những tiết lộ từ gia đình cố diễn viên Kim Sae Ron về mối quan hệ của cô với tài tử phim Mặt trăng ôm mặt trời, cư dân mạng Hàn Quốc yêu cầu các công ty đang ký hợp đồng quảng cáo với nam diễn viên này phải cắt đứt với anh hoặc phải đối mặt với việc bị tẩy chay. Đám đông cho rằng hình ảnh hiện tại của nghệ sĩ 37 tuổi không còn phù hợp với giá trị của các thương hiệu này khi họ vốn tìm kiếm những gương mặt đáng tin cậy và có hình ảnh tích cực trước công chúng.Tính đến hôm 12.3, một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay đã tạm dừng lịch trình liên quan đến người mẫu quảng cáo Kim Soo Hyun, có thương hiệu đã âm thầm gỡ hình ảnh của tài tử. Trong khi đó, nhiều thương hiệu, công ty đang có hợp đồng quảng cáo với sao phim Vì sao đưa anh tới đang theo dõi chặt chẽ tình hình, xem xét cẩn thận vì cho đến nay, thông tin vẫn chỉ mang tính một chiều.Ồn ào lần này không chỉ khiến hàng loạt hợp đồng quảng cáo của Kim Soo Hyun đứng trước nguy cơ bị lung lay mà còn ảnh hưởng đến dự án phim mới Knock-Off mà tài tử này đóng chính vốn sắp được trình làng. Hôm 12.3, một thành viên đoàn phim tiết lộ với News 1 rằng chưa có quyết định mới nào được đưa ra liên quan đến buổi họp báo vào tháng sau. Về tiến độ quay phim, người này cho biết hiện không có sự thay đổi nào, mọi việc vẫn diễn ra theo đúng lịch trình đã định.Từ hôm 10.3, kênh YouTube nổi tiếng Viện Garosero tung tin Kim Soo Hyun từng hẹn hò với Kim Sae Ron từ 2015 đến 2021, cắt đứt mọi liên hệ trong giai đoạn nữ diễn viên gặp khó khăn, cầu cứu được giúp đỡ, cuối cùng khiến cô sụp đổ. Những thông tin, hình ảnh mà kênh này đưa ra được tiết lộ từ nguồn tin nhận là người thân của nữ diễn viên quá cố. Tối cùng ngày, phía Kim Soo Hyun lên tiếng bác bỏ những thông tin kể trên đồng thời tuyên bố sẽ có hành động pháp lý mạnh mẽ đối với bên loan tin.Đáp lại, phía Garosero tiếp tục phát trực tiếp vào tối 11.3, đi sâu vào mối quan hệ của hai diễn viên, tố Gold Medalist (công ty quản lý của Kim Soo Hyun đồng thời là công ty chủ quản cũ của Kim Sae Ron) chèn ép nữ diễn viên quá cố. Đến sáng 12.3, phía Kim Soo Hyun tuyên bố họ không thay đổi lập trường.Kim Soo Hyun sinh năm 1988, bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ năm 2007. Sau nhiều năm chật vậy, tài tử vụt sáng với Dream High (2011), Mặt trăng ôm mặt trời, Đội quân siêu trộm (2012), Ẩn thân (2013). Đến Vì sao đưa anh tới (2013 - 2014), tên tuổi của Kim Soo Hyun thực sự bùng nổ, đưa anh trở thành nam thần được săn đón khắp châu Á. Từ đó đến nay, tài tử 8X tiếp tục giữ vững phong độ qua các bộ phim: Điên thì có sao, One Ordinary Day (Một ngày nọ), Nữ hoàng nước mắt… Nhiều năm qua, Kim Soo Hyun liên tục dẫn đầu danh sách những diễn viên có mức cát sê cao nhất màn ảnh Hàn. Theo thống kê của nhiều phương tiện truyền thông, tài tử này ước tính sở hữu khối tài sản vượt quá mức 100 triệu USD.Kim Soo Hyun vốn sở hữu lượng người hâm mộ hùng hậu nhờ vẻ điển trai, diễn xuất tốt với những dự án phim ảnh "khủng" và đời tư không scandal nhưng giờ đây, danh tiếng, sự nghiệp của "nam thần" hàng đầu màn ảnh Hàn đang lung lay. Nếu không chứng minh được những thông tin lan truyền là sai lệch, khiến dư luận đổi chiều, tài tử này có nguy cơ chấm dứt sự nghiệp huy hoàng ở tuổi U.40.
Tưng bừng lễ hội tết Việt 2024 tại TP.HCM
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?
Xét về cục diện bảng A, sau 2 lượt trận toàn thua, đội ĐH Huế vẫn còn cơ hội đi tiếp ở vị trí đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất. Do đó, đội cựu vô địch chắc chắn chơi tất tay ở lượt trận cuối gặp đội Trường ĐH Trà Vinh. Đội Trường ĐH Trà Vinh mới có 1 điểm sau 2 trận (hòa 0-0 với đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng, thua 1-3 trước đội Trường ĐH Quy Nhơn). Đại diện của miền Tây Nam bộ vẫn còn cơ hội đi tiếp vào tứ kết. Để nuôi hy vọng, đoàn quân của HLV Trầm Quốc Nam bắt buộc phải đánh bại đội ĐH Huế.Xét về tương quan lực lượng, đội ĐH Huế được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, đội Trường ĐH Trà Vinh khi bị dồn vào đường cũng cũng chơi rất hay và có thể tạo ra bất ngờ.
Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam bị đình chỉ chức vụ
Sáng 13.1, lễ bốc thăm vòng play-off bảng E khu vực TP.HCM, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO cup 2025) đã diễn ra tại tòa soạn Báo Thanh Niên, xác định 4 cặp đấu hấp dẫn."Khó chịu" là cụm từ mà HLV Phạm Thái Vinh của Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM – đương kim vô địch giải, dùng để nhận xét về đối thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đội bóng đang có phong độ ấn tượng. "Họ toàn thắng cả ba trận ở vòng bảng. Đây là một thử thách lớn, nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để vượt qua và giành vé vào vòng chung kết," ông Vinh nhấn mạnh.Vòng play-off khu vực TP.HCM năm nay quy tụ 8 đội xuất sắc nhất, trong đó có 4 đội quen thuộc: Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM, và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Đáng chú ý, 4 đội còn lại là những gương mặt mới, bao gồm Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.Tỷ lệ này cho thấy sự cân bằng và hấp dẫn hơn so với các mùa trước, tạo nên một giải đấu đa dạng và khó đoán định. Các đội được bốc thăm ngẫu nhiên với nguyên tắc đội nhất, nhì vòng bảng không gặp lại nhau, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.HLV Phạm Thái Vinh cho biết, dù đội đã vượt qua giai đoạn khó khăn sau khởi đầu chậm chạp ở vòng bảng, nhưng thử thách lớn đang chờ đón ở trận play-off. "Mùa này, chúng tôi đã thất bại ở trận ra quân và chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, với tinh thần thi đấu hết mình, đội đã vượt qua hai trận tiếp theo và giành ngôi đầu bảng. Chúng tôi tự hào về sự nỗ lực của các cầu thủ", ông Vinh chia sẻ.Ở trận play-off 3, Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM sẽ gặp Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vào ngày 15.1. Đây hứa hẹn là cuộc đối đầu căng thẳng khi đội bóng Công nghiệp đang thể hiện lối chơi hiệu quả và phong độ cao.Trong khi đó, trận play-off 4 giữa Trường ĐH Văn Hiến và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng được mong chờ. Phạm Huy, cầu thủ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, thừa nhận sự khó khăn khi đối đầu với Văn Hiến. "Họ có lối chơi bản sắc và quyết tâm rất cao. Đội em sẽ cố gắng chiến đấu hết sức để giành vé vào vòng chung kết", anh Huy chia sẻ.Các trận đấu play-off khu vực TP.HCM diễn ra ngày 14 và 15.1 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đội thắng trong 4 cặp đấu sẽ giành quyền vào vòng chung kết. Đây không chỉ là cơ hội để các đội khẳng định sức mạnh, mà còn mang đến sự cạnh tranh quyết liệt, làm nóng bầu không khí trước vòng đấu quyết định.Vòng play-off năm nay hứa hẹn những trận cầu kịch tính, khi các đội đều đặt mục tiêu giành chiếc vé danh giá vào vòng chung kết, nơi họ có thể tỏa sáng và ghi dấu ấn tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam.