$816
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tylebongro. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tylebongro.Theo Bộ GD-ĐT, chiều 19.2 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.Tại cuộc họp, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết, để đảm bảo cho công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể toàn ngành, đồng thời phù hợp với phương thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, Cục Quản lý chất lượng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên trên toàn quốc. Kết quả, giáo viên đã làm quen với hình thức đánh giá năng lực theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Đến thời điểm này, các địa phương cũng đã cho học sinh lớp 12 đăng ký thi thử lần 1 các môn dự kiến chọn thi tốt nghiệp THPT (ngoài 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn) và tổ chức học, thi thử theo dạng thức thi của Bộ GD-ĐT đã công bố.Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thi (dự kiến đầu tháng 3); hoàn thiện các hệ thống phần mềm tổ chức thi và thử nghiệm trên diện rộng, kiểm tra đánh giá an ninh, an toàn trước khi đưa vào sử dụng; tiếp tục tập huấn đội ngũ giáo viên để xây dựng câu hỏi thi; tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn để các địa phương nắm rõ mô hình, cách thức tổ chức kỳ thi, cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi, lịch thi…Ông Chương cũng lưu ý, các địa phương phân cấp, phân quyền rõ, đầy đủ, trách nhiệm toàn diện kỳ thi tại địa phương. Đồng thời, xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhân lực, vật lực. Chú trọng tổ chức dạy học, đánh giá bám sát chương trình và nội dung thi, tổ chức thi thử để giáo viên, học sinh làm quen với cách thức tổ chức thi.Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá các bước chuẩn bị cho kỳ thi năm 2025 đã chủ động hơn so với mọi năm ở tất cả các khâu cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của mùa thi năm 2025.Với yêu cầu cần lường trước mọi vấn đề, thấy hết thách thức để chuẩn bị với tinh thần thận trọng, ông Sơn đề nghị các đơn vị tập trung làm tốt một số khâu trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như ra đề, tập huấn, thanh tra, truyền thông…Do là kỳ thi đầu tiên thực hiện theo tinh thần đổi mới, người đứng đầu ngành giáo dục đặc biệt lưu ý khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. "Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi", ông Sơn nhấn mạnh.Trước đó, tháng 10.2024, Bộ GD-ĐT đã công bố 18 đề tham khảo, đảm bảo đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD-ĐT ban hành trước đó. Các đề tham khảo cũng bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung chủ yếu ở lớp 12, nhằm giúp giáo viên chủ động giảng dạy, ôn tập ngay từ đầu năm học. So với mọi năm, đề tham khảo năm nay công bố sớm trước 5 tháng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tylebongro. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tylebongro.Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam. ️
Đó là câu chuyện mang áo ấm đến với những em nhỏ nơi bản xa ở H.Mèo Vạc (Hà Giang) của anh Hồ Sỹ Thắng (37 tuổi, quê Nghệ An) khiến người xem cảm thấy ấm áp, hạnh phúc lây giữa những ngày lạnh giá này."Thương các con quá! Trời rét 10 độ mà con mặc phong phanh!", đó là dòng mô tả đầy cảm xúc của anh Thắng trong một clip kể về hành trình ý nghĩa của mình. Khoác lên người chiếc áo ấm dễ thương, mới tinh từ người đàn ông xa lạ, các em nhỏ vừa ngại ngùng nhưng cũng vừa hạnh phúc, ánh mắt hiện rõ niềm vui.Thời gian qua, những clip anh Thắng chia sẻ về hành trình mang hơi ấm đến với những em nhỏ vùng cao, tận tay mặc áo ấm cho các em khiến nhiều người xúc động. Trên mạng xã hội cá nhân "Gia đình Hưng Thịnh" được đặt theo tên các con anh Thắng, có clip thu hút gần 4 triệu lượt xem.Cư dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ và hết lời xuýt xoa khen ngợi hành trình ý nghĩa của anh Thắng. Nhiều người gửi lời chúc sức khỏe đến anh cũng như hy vọng hành động đẹp của anh sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến với nhiều người hơn.Anh Thắng kể khoảng 2 tháng trước, khi trời đã vào mùa đông lạnh, anh quyết định từ nhà ở H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lên Hà Giang để bắt đầu hành trình mang áo ấm đến cho các em. Tới nay, anh đã thực hiện được 3 chuyến đi, mỗi chuyến kéo dài từ 5 - 10 ngày mang hàng trăm quần áo lạnh, mũ giữ ấm tặng các em nhỏ."Những lần trước khi vợ chồng tôi đi du lịch lên Hà Giang, thấy cuộc sống của các em còn nhiều thiếu thốn nên thấy thương lắm. Đó là lý do mà mùa rét năm nay vợ chồng tôi quyết định trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh để thực hiện hành trình này. Điểm tôi chọn là những bản xa, hẻo lánh giáp biên giới và đi đến đâu nếu thấy các em nhỏ ăn mặc phong phanh, co ro giữa trời lạnh thì tôi sẽ tặng áo ấm", anh kể.Mỗi lần trao áo ấm, thấy nụ cười hay ánh mắt vui mừng của các em, trong lòng anh Thắng lại dâng trào cảm xúc hạnh phúc. Chính điều đó đã tiếp thêm cho anh thật nhiều sức mạnh trên hành trình này.Trong những chuyến hành trình "trao hơi ấm, nhận nụ cười", anh Thắng đi cùng một người bạn đồng hành, là nhân viên trong công ty của anh. Dù phải gác lại công việc, xa gia đình nhiều ngày cho mỗi chuyến đi nhưng anh vẫn an tâm vì có vợ là chị Trần Thị Thúy Hằng (33 tuổi) quán xuyến mọi việc.Chị Hằng cho biết vợ chồng chị vô cùng tâm huyết với hành trình này và hy vọng sẽ mang đến niềm vui cho càng nhiều em nhỏ càng tốt. Mỗi ngày, anh Thắng dậy từ 5 giờ để chuẩn bị và đi phát quần áo ấm ở những bản xa đến tối muộn mới về. Người vợ kể anh vẫn dành thời gian nhắn tin, hỏi thăm tình hình ở nhà mỗi ngày trong những chuyến đi."Tôi cũng lớn lên, trưởng thành từ tuổi thơ thiếu thốn và gian khó. Nay khi cuộc sống ổn định, mình san sẻ được bao nhiêu thì cứ san sẻ. Đó cũng là cách dạy cho các con mình biết quan tâm, yêu thương với mọi người xung quanh. Với tôi, chuyến đi này không chỉ cho đi mà bản thân còn nhận lại được nhiều trải nghiệm", anh Thắng chia sẻ.Vợ chồng anh Thắng có 3 người con gồm 2 trai, 1 gái. Trong đó, con trai đầu nay 10 tuổi, con gái út đã gần 2 tuổi. Anh cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại khi có gia đình nhỏ hạnh phúc và công việc ổn định.Trước đó, vợ chồng anh cũng đã thực hiện hành trình trao sữa bánh cho những em nhỏ vùng cao để đổi lấy nụ cười các em. Người đàn ông Nghệ An cho biết sẽ tiếp tục hành trình này đến khi nào không còn đủ khả năng mới dừng lại… ️
Chiều 3.1, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026), đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 bầu ông Lê Hồng Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An, giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An (nhiệm kỳ 2021 - 2026).Ông Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thay ông Nguyễn Đức Trung, người đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư luân chuyển giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Ông Vinh sinh năm 1974, quê ở xã Lưu Sơn (H.Đô Lương, Nghệ An), có trình độ đại học chuyên ngành Cầu đường, thạc sĩ Quản lý Khoa học công nghệ; Cao cấp Lý luận Chính trị. Ông Vinh từng kinh qua các chức vụ: Chuyên viên công nghiệp, Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An; Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Nghệ An; Bí thư Huyện ủy Anh Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nghệ An. Tháng 12.2018, Ông Vinh được HĐND tỉnh Nghệ An bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. ️